Thuở xưa, có một gia đình kia, con trẻ rất đông, hai ba chục đứa; ông bà cha mẹ chúng nó cho chúng nó đi học, để nhờ nơi trường học, có thầy khác bạn lạ, dạy dỗ nó, cho nó nên; bởi lẽ ở nơi nhà, chúng nó dễ duôi với ông bà cha mẹ, và ỷ lại tiền của ăn chơi, mà bỏ học. Muốn cho chúng......
Thuở xưa tại xứ Ấn Độ, dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, dựa mé sông Hằng, có một đám rừng to rộng lớn rậm hoang, nơi ấy không có dấu chơn người đi tới được. Bấy giờ trong giữa rừng, có một con sư tử chúa cao lớn dị thường, sắc lông vàng rực, không một điểm pha lộn. Con sư tử có bộ lông sang trọng ấy,......
a) Một cái cù lao nổi lên giữa sông biển, chạy xa dài, thành ra một con lộ đi, các con đường ấy có ra là do nước đất, của hai bên sông biển. b) Một khúc lộ mới đắp, vì bởi tại chỗ đó là vũng sình lầy dơ dáy, không ai đi lội được....
Thuở xưa có một xóm nọ, con trẻ rất đông, cha mẹ chúng nó bởi mắc lo làm ăn nuôi con, nên cũng ít học, nơi xóm ấy chưa có trường học, vì vậy mà đối với sự học vấn giáo dục chẳng ai được hiểu ra sao ! Người lớn thì quanh quẩn trong sự ăn mặc ở bịnh suốt ngày ; bỏ mặc cho trẻ con ham chơi chạy giỡn,......
Một ông cha kia, có ba đứa con. Một đứa con lớn hiền lành dễ dạy, nên thường được sự khuyến khích ban thưởng, để cho nó được mau lên tốt đẹp, của con đường giác ngộ cao quí về sau. Đứa kế đó tâm trạng vừa vừa tự nhiên, nên ông không thưởng phạt chi cả, ông cho rằng : đời sống của nó cứ như vậy mãi,......
1.- Trần thế tứ đại: đất, nước, lửa, gió, cũng như một thân hình cây, cỏ cây như nhánh lá, thú ví bông hoa, người là vỏ trái. Trời là ruột trái (hay thịt cơm mùi vị), Phật là hột giống để đời mãi mãi. 2.- Người cũng như trái non, Trời là trái già, Phật là trái chín, nên kêu là đắc quả, thành đạo....
I – LẦM LẠC Có một người kia, trong nhà đủ ăn, không dư thiếu. Người đi làm công cho một hãng buôn, vợ và con gái ở nhà, con trai đi bán bánh. Một hôm người đi chung đường với nhà phú hộ, có mang theo túi bạc....
I. TẤT CẢ CHÚNG-SANH LÀ CHƯ PHẬT Khi xưa có một người làm ruộng hỏi đức Phật rằng: Ông có tay chân, sao không làm ruộng để có cơm như người ta; mà lại đi xin như thế?...
Trong đời ai cũng phải ăn đặng sống: Nhưng bởi có cái sống trước, mới có sự ăn sau, vậy nên muốn sống là chớ sát sanh, muốn ăn thì không nên trộm cắp....
Vật chất là ác, giáo-lý của cái có là ác, tứ-đại vạn sự là ác, thân trẻ nhỏ là ác ; vậy chúng ta muốn sống an vui, thì phải bỏ xuống cái ác mới được....
Vấn: Có địa ngục chăng ? Đáp: Có địa ngục là sắc-thân, tứ-đại là bốn vách, cái có là nền, sở chấp là nóc ! Chúng-sanh là tội-nhơn ở trong cái khám ttối đó. Vấn: Có bao nhiêu thứ địa ngục ? Đáp: Địa ngục vô số đếm ! tâm địa ngục nhốt trói cũng gọi là địa-ngục ! Cái khổ ép ngặt cũng là......
Phép thần thông có là do ba cái mật : thân mật, khẩu mật, ý mật. Thân mật là không hay làm. Y mật là không hay tưởng nhớ. Ba cái mật là ba sự kín đáo bên trong, nói, làm, tưởng, không cho phát lộ ra ngoài. Làm, nói sanh ra tưởng loạn. Không làm, không nói thì tưởng định. Thân, khẩu sanh......
THÍCH - ĐẠO - NHO Đức Khổng-tử là một nhà hiền-triết, dạy đạo cư-gia. Ngài sanh ra thời giặc loạn của xứ Tàu, sau Lão-Tử 50 năm, tức sau Phật Thích-Ca 550 năm vậy....
Chánh kiến là sự thấy rõ lẽ chánh, để thật hành theo, khỏi phải mê tín. Vì mê tín là một việc xấu xa, bị người chê ngạo cho những cái việc làm xu hướng, mà không hiểu nghĩa lý của việc ấy, khác thể như người đau mắt, chẳng thấy đường, lần mò đi đêm vậy. Trong một xứ mà dân tộc mê tín, thì cũng......
Chúng tôi du tăng khất thực, sống với lẽ chung của tất cả chúng sanh, theo chơn lý võ trụ, không phân chia chủng tộc, màu da, phái môn, giai cấp, bần phú, sang hèn, cỏ cây, thú, người, Tăng, Phật. Mục đích của chánh đẳng chánh giác, quyết đến nẻo giải thoát hoàn toàn, không vì nhỏ hẹp mà đem mình......
1) Người Tàu viết chữ Tâm, là vẽ hình trái tim, nhục tâm trong thân người, có ba ống vòi lớn chuyền lọc máu, và phân phát khắp thân mình chất nóng, làm cho sống được, nên gọi nhục tâm là chủ của thân. Cũng gọi nhục tâm là quân hỏa (chỗ phân chia lửa, hay như ông vua lửa)....
Cổ nhân xưa là thú tiến hóa ra. Thú thì không biết làm đặng nuôi mạng sống, chỉ biết làm hang ổ để che mưa nắng, cùng trong khi sanh sản thôi. Thú sanh từ nơi nước đất cỏ cây, và chỉ biết ở, sống, với nước đất cỏ cây, chớ không biết chi hơn nữa....
Những quả sen, những hoa sen, những lá sen, đều là ở trên mặt nước, tuy chân gốc đều ở trong bùn nước, mà đều cất vượt lên cao, và lá hoa quả chẳng dính nước bùn. Bùn ấy là chất nặng dơ, lún xuống đáy sâu rã rời hột một; có khác nào sự chết trơ không tự chủ, vì ích kỷ lẻ loi của mỗi chúng sanh,......
1. Công lý cũng tức là chơn lý, hay lẽ chánh-đẳng chánh-giác trung đạo dung hòa của võ-trụ. Công-lý nghĩa không thêm, không bớt, bằng nhau, đạo lý rất công bằng không chênh lệch thiên tư về mặt nào. Thể của công lý là sự, không lượng không biên, không cố chấp vô cực, tướng của công lý là hình......
CHÁNH nghĩa là phải ! CHƠN nghĩa là thật không giả dối ! ĐẲNG nghĩa là thứ bực, thứ tự, bè phe, bằng nhau ! Giác nghĩa là tỉnh, biết, cáo phát ra, ngủ dậy ! CHÁNH – ĐẲNG CHÁNH – GIÁC : là bậc thật phải công bình sáng suốt....