Trang nhất » My Media*

Bạn đang xem : Album ảnh các miền tịnh xá_ GĐ III_3 Lượt xem: 2676

Mô tả

(...)

Hình thức kiến trúc : Đạo tràng Tịnh xá với mô hình bát giác : sự – lý.

Trong tâm thức đạo Phật cuả chúng ta  bất cứ lúc nào đếu có sự lý viên dung luôn luôn đem lý lồng vào sự để giáo hoá dìu dắt chúng sanh, trong lối kiến trúc Thờ Phượng là  một đặt điểm mà trong đó đầy đủ hai phần xuyên suốt trong mọi hình thức nói lên được tất cả những điều mà chư Phật muốn gởi  gắm. Về Sư.ỉ trước hết 4 và 8. Trong tâm thức dân gian hình như có duyên với nhau nên thường được nhắc đến cùng nhau. Thi hào Nguyễn Du khi mô tả 4 ngày khí quan trọng trong năm là lập xuân ( đầu xuân ) lập hạ ( đầu hạ ) lập thu ( đầu thu ) lập đông ( đầu đông ) đã dí dỏm nói.

“Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ

Ngạn liễu đôi bờ dục điểm trang”

Tứ thời là xuân hạ thu đông cũng có nghĩa là quanh năm với “bát tiên canh” bữa ăn hằng ngày mà cũng là “ bát tiết” ( 8 tiết là: 4 lập như nói trên, 2 chí là hạ chí và đông chí, 2 phân là xuân phân và thu phân )còn câu thơ thứ hai: “Ngạn liễu đôi bờ dục điểm trang” đó là hình ảnh ngon lành của Bát tiết canh

Kiến trúc đền chùa trong dân gian có kiến trúc kiểu nhà 8 mái, nói về lối kiến trúc này  mọi người đều liên tưởng đến một mái đền một ngôi Chùa có mái bốn mặt trên trùm lên mái dưới ở Thạch Thất Hà tây, Chùa tây phương có mái kiểu này.

 Số 8 dường như liên quan đến các danh nhân như đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh, đền Trần Bát Đế ở An Sinh Quảng Ninh. Bát đại tiên chỉ 8 vị tiên như Lý Thiết Quài, Hàn Chung Ly… trong huyền thoại Trung Hoa cổ đại, bát đại gia chi 8 danh nhân văn hoá Trung Hoa  cổ đại như Tô Triệt, Tô Thức, Tô Đông Pha, Vương An Thạch, Tư Mã Quang, Chu Đôn Hy, Trình Di .

 Trong y học phương đông có một bài thuốc hoàn tác dụng vạn năng, đốiù với trị bệnh và nâng thể lực cho mọi người mà dân gian ai cũng nhớ tên Bát Vị Hoàn.

Dân gian Việt Nam, Trung Hoa xưa  có một bộ phận lớn hướng tới Phật giáo, trong phần lớn số họ đều ghi nhớ bài kệ “ Bát bất ” ( 8 cái không ) của vị Bồ Tát Long Thọ viết cách nay hơn hai ngàn năm. 8 cái không như sau:

“Bất sanh diệc bất diệt

Bất thường diệc bất đoạn

Bất sanh diệc bất dị

Bất lai diệc bất khứ.”

  Nghĩa là: Vạn  vật thế giới con người không có sanh cũng không có diệt, không tồn tại vĩnh hằng, cũng không dứt đoạn, không thống nhất cũng không sai khác, không có cái mới đến cũng không có cái mất đi. Như vậy số 8 đã đi vào tìm thức đời sống vật chất văn hoá,và đời sống tâm linh của dân gian phương đông cụ thể là Việt Nam, Trung Hoa xưa và nay. Còn số 8 cũng giống như số 4  có trường hợp người ta kỵ Nó như không ai xây 8 bậc thềm vì rơi vào số tử. Do vậy nếu phải tăng số bậc tương đối người ta xây 9 bậc để được số sinh, với người Trung Quốc con số 8 trở thành rất thân thuộc vì nó liên quan đến tục đoán mệnh của con người. Người ta gọi những ông thầy tướng số là ông Bát Tự. Mặt khác lối viết số 8 có hai nét đều viết từ trên xuống giống như cái kèn loe làm cho người ta nghĩ đến công việc thuận lợi và vận may sẽ đến ( sách con số với ấn tượng dân gian của Trần Gia Anh, nhà xuất bản Hải Phòng ) và trong  Nhân Minh Luận cũng có nói Bát Môn.

  1.  Cửa năng  lập ( lập lên được )

  2.  Cửa năng phá ( phá đi được )

  3.  Cửa tự năng lập ( tợ như lập lên đươc )

  4.  Cửa tự năng phá ( tợ như phá )

  5.  Cửa hiện lượng  ( lượng hiện thật )

  6.  Cửa tỷ lượng ( lượng so sánh )

  7.  Cửa tợ hiện lượng ( tợ như  lượng hiện thật )

  8.  Cửa tự tỷ lượng ( tợ như lượng so sánh )

  Và trong cuộc đời giáo hoá chúng sanh Đức Thế  Tôn cũng có dùng nhiều phương tiện dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sông mê, trong vô số phương tiện có phương tiện là Bát Chủng dụ là 8 thí dụ Phật và Bồ Tát thường  dùng để thuyết pháp cho chúng sanh dễ hiểu diệu pháp. Ngày nay Phật Tử bước vào chánh điện ngồi nghe pháp của chư tăng giảng, Chư Tăng dùng một hay hai ba chủng dụ để cho Phật Tử dễ hiểu giáo pháp sâu xa của Phật và Phật Tử vận dụng chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định để hiểu một cách sâu sắc thấu đáo và áp dụng trong đời sống của mình để được an lạc giải thoát

Và Bát vị của Niết bàn là Thường trụ, Tịch diệt, Hư không, Bất động, Khóai lạc , là 8 pháp mà 1 khi tâm hành giả đạt được thì hưởng Niết bàn trong hiện tại, mà thường trụ là thường hằng trụ tâm không lay chuyển theo những ngọn gío thường tình của thế gian là danh lợi, tài sắc, là hơn thua, phải quấy, được mất …  Con người thế gian hay xuất thế gian giữ  tâm vững vàng giữa những ngọn gió  này không bị thổi dạt đi thì đắc được quả thường trụ hưởng được quả Niết Bàn an lạc và tịch diệt vắng lặng như hư không, không gợn nhuốm mùi phiền não tham sân si, đã ra khỏi vòng sanh  tử không còn trở lại sáu đường xuống lên ba cõi không có tướng già tâm bồ đề kiên cố không thối lui không hề suy giảm trên con đường tầm cầu giác ngộ giải thoát, và bất tử  là niềm tin vào chơn lý vào chánh pháp của Đức thế Tôn không hề bị mất và thể thanh tịnh trong sáng của Phật tánh luôn hằng hữu. Hư không là rỗng rang  là cao thượng là diệu pháp nhiệm mầu không còn dính mắc ngã và ngã sở tâm hành giả an nhiên tự tại giữa quả vị Niết Bàn tâm không dao động bởi sự thấy biết của thể tánh Niết Bàn, tâm không thọ hưởng sự vui bởi sự hỷ lạc của Niết Bàn và như vậy vượt qua tất cả những phạm  trù đối đãi có không, được mất,buồn vui, chê khen, thì nhẹ nhàng an định hoan hỷ trong tâm. Đó là Bát Vị mà Đức Phật dạy cho hành giả tu tập để đạt được Niết Bàn tịch tịnh yên  vui và đó cũng là tâm pháp vị của Đức Như Lai đắc Niết Bàn. Như nói  uống Bát vị thuỷ ở đại thừa hà. Bát vị của nước ao hồ ở cõi cực lạc và nước suối Anabadapda ở miền Hy mã lạp sơn 1. Trường tịnh 2.Thanh lãnh 3.cam mỹ 4. Khinh nhuyễn 5. Nhuận trạch 6. An hòa 7. Trừ đói khát 8. Trưởng dưỡng các căn về thân thể và tinh thần .

Về Lý, những tinh hoa của giáo lý phật giáo là nền tảng của Đạo Phật, không một tôn giáo nào trên thế giới có hình thức lối kiến trúc hay thờ phượng được lồng  vào trong giáo lý của mình như Đạo Phật và  đặc biệt riêng chỉ có hệ phái Khất Sĩ , ụ ngôi tịnh xá Bát Giác tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Trước hết chúng ta biết đến giáo lý đầu tiên mà Đức Phật  nói ở vườn Lộc Uyễn khi Ngài đã thành đạo là giáo lý Tứ Đế : Khổ , Tập, Diệt, Đạo, hay chúng ta còn gặp Tứ Đế này ở sanh già bệnh chết v..v.. rất nhiều trong hệ giáo lý của Đức Phật,  đồng thời đem lý này lồng vào trong bốn trụ của chánh điện xung quanh tháp Phật là nói lên Sự nhưng tượng trưng cho bốn chúng là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu bà tắc ,Ưu bà di .hộ trì phật pháp, bốn trụ ấy nâng đỡ ngôi nhà Phật Pháp, ngôi nhà phật pháp không có bốn trụ không thể đứng vững trên nền đất tâm cũng như trên thế gian này, xung quanh  chánh điện có 8 cửa đi  vào tượng trưng cho Bát Chánh Đạo: gồm có Chánh Kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Muốn vào ngôi nhà Phật pháp chúng ta phải đi qua 8 cửa này, qua bằng cửa nào cũng vào gặp được Phật, như ta dùng chánh Kiến soi rọi mình cũng thấy được Phật tánh sẵn có trong tâm, thấy đuợc chánh pháp, thấy được con đường chánh pháp không đi vào con đường tà kiến, hay Ta chơn chánh trong nghề nghiệp gọi là chánh nghiệp thì cũng sẽ đến được với Phật, vì ta nuôi dưỡng lòng từ đối với tất cả chúng sanh không tạo nghiệp sát, mà đạo Phật là đạo Từ bi,…….. vì vậy cho nên nếu ta không đi qua 8 cửa này khó mà đến được ngôi nhà Phật pháp sẽ dễ bị lạc đường,vì nếu không chánh tư duy thì sẽ bị lọt vào tà tư duy, cuôc đời chỉ có 2 phạm trù đúng hoặc sai, phải hoăc trái mà thôi.  Không đi bên này thì đi bên kia, không Chánh Định thì sẽ Tà Định. Trong cuộc sống chúng ta ai ai cũng đều đi qua 8 cửa này để mà định hướng cho mục đích sống lý tưởng sự nghiệp của chính mình, trong xuất thế gian hay thế gian cũng đều phải có 8 cửa này trong mỗi con người, khi một người đã vào được ngôi nhà tâm linh của chính mình qua 8 cửa ấy thì bên trong nhà có bảo sở là chỗ cất giữõ kho báu của mỗi người đó chính là Phật Bảo.

Trích từ luận văn ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM_Thích Nữ Liên Hòa

( Nguồn Quangduc.com)

Add a Comment

Thuyết Pháp
Sách Nói Phật Giáo
Phim Phật Giáo
Phim Về Vua Lý Thái Tổ
Nhạc Phật Giáo
Ăn Chay
TƯ LIỆU KHẤT SĨ
Sắc Màu Cuộc Sống
Tổng Hợp Video
 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chuyện Thiền

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Video Xem Nhiều

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 3


Hôm nayHôm nay : 2706

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 32573

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8324330