1) HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu và phải làm những gì? ĐÁP: - Trước hết là phải hiểu rõ những điểm căn bản của Phật dạy, thứ đến là phát lòng chánh tín Tam Bảo, cuối cùng là thực hành năm điều răn dạy trong đời sống hằng ngày của mình.
Sống tốt theo lời Phật dạy để thiết lập hạnh phúc cá nhân đồng thời góp phần làm lợi ích cho xã hội, nhân loại.
Ngày xưa ở thành Xá Vệ nước Ấn Ðộ, đức Phật đến giáo hoá độ cho một gia đình kia, hai vợ chồng đều cá tánh tham lam độc ác, không biết tôn trọng đạo đức. Ngài liền hóa một vị đạo nhân, mang bình bát đến khất thực. Lúc ấy người chồng đi vắng, người vợ ở nhà, thấy vị đạo nhân vào liền mắng chửi ầm lên. Vị đạo nhân hiền từ nói:
Không bố thí tiền của, không bố thí pháp, không bố thí vô úy, thường ôm lòng tham lam ganh ghét, do nhân duyên ấy sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ.
Cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, ở Ấn Độ, đâu đâu cũng có thể nghe được tiếng thuyết pháp của đức Phật. Để pháp âm vi diệu được lưu truyền mãi mãi, cứu vớt chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ, Ngài không ngại gian nan, không phút nào nghỉ ngơi, kim thân Ngài vì thế đã đi qua hết mọi hang cùng ngõ hẻm của nước Ấn Độ.
Thuở xưa có một cặp vợ chồng rất nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, sống rất khổ sở, thường bị đói lạnh bức bách mà không thể làm gì để thay đổi tình thế được.
Kinh Người Áo Trắng, nguyên là Ưu Bà Tắc kinh, upāsaka sutra, là kinh 128 Trung A Hàm, hay kinh A. III. 211 Tăng Chi Bộ của tạng Pali. Ưu bà tắc là cư sĩ nam, là người thân cận với người xuất gia. Người tại gia là người thân cận với người xuất gia, thân cận để học hỏi và thực tập nên gọi là cận sự: cận sự nam (upāsaka) và cận sự nữ (upāsikā). Người xuất gia cần người tại gia và người tại gia cần người xuất gia.
Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, hầm hố, gian nguy hiểm trở... chàng vẫn chưa được gặp Phật giống như hình dáng trong kinh đã diễn tả: “Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp hào quang sáng chói.”
Thuở xưa, ở nước Ấn Ðộ, có một trưởng giả giàu nứt đố đổ vách nhưng hết sức keo kiệt, thường cắt cổ, lột da thiên hạ với cách cho vay nặng lời. Tánh ông lại còn hung tợn, tàn ác nữa. Thật đúng với câu "Vi phú bất nhân” ông không có chút từ tâm.
Sau khi trở thành một đệ tử của Đức Phật, hoàng hậu đã cố gắng để hướng chồng mình, quốc vương Pasenadi tin theo Đức Phật.
Khi Phật còn tại thế, có ông trưởng giả hà tiện, keo kiết. Nhà ông rất giàu có, nhưng vì tánh hà tiện nên ông không dám cho ai một đồng, một xu. Trong nhà, ông cũng ăn uống rất tiết kiệm. Ông có gia tài giàu có, chỉ để nhìn mà thôi. Không lợi ích gì cho ai!
Người con gái có vẻ đẹp hoàn mỹ và tấm lòng vị tha này từng được đức Phật Thích Ca Mâu Ni xưng tụng rằng: 'Visakha chính là người đứng đầu trong những nữ thí chủ bảo hộ cho tăng đoàn.
Thích Ca Mâu Ni nói: "Cô gái này ngay ngày hôm nay sẽ nhận được báo đáp từ việc bố thí của mình, trở thành hoàng hậu của Kolasa".
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Xin cho hỏi đức Phật trong Kinh Hoa Nghiêm khác với đức Phật thường như thế nào? Theo lịch sử xuất xứ của Kinh này [tôi thấy] có nhiều điều không phù hợp. [Kinh ghi rằng] Bồ-tát Long Thọ lên trời thỉnh [Kinh] về, nhưng nhiều quá không thỉnh hết, nên chỉ thỉnh một phần nhỏ trong đó. . . Vậy Kinh Hoa Nghiêm này có phải đức Phật thuyết, hay do Ngài Long Thọ viết ra? Nếu như lịch sử của Kinh là như thế thì khó lòng mà tin rằng Kinh này do Phật thuyết. Xin vui lòng cho những người học Phật chúng tôi được biết cụ thể. Nam-mô Thường Tinh Tấn Bồ-tát. Thích Thiện Đạo.