Trang nhất » Tin Tức » HỆ PHÁI KHẤT SĨ

Vài nét về truyền thống truyền thọ giới pháp của hệ phái Khất Sĩ

Thứ hai - 24/06/2013 09:56
Tổ sư Minh Đăng Quang và bộ luật y cứ Tổ sư Minh Đăng Quang với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp” theo đường lối Phật Tăng xưa nên lập ra “Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”, ngày nay gọi là “Hệ phái Khất Sĩ” – Thành viên GHPGVN. Sau những chuyến vân du hóa độ của Đức Tổ sư đến các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, một số đệ tử có duyên học pháp với Ngài đã đến xin quy y, xuất gia và xin thọ giới pháp để làm chỗ y cứ tu hành. Nhận thấy tầm quan trọng của giới luật như lời Tổ sư nói trong “Luật ngôn” nằm trong quyển Luật Nghi Khất Sĩ: “Đạo Phật được bảo tồn lâu dài là nhờ giới luật; các sư được tôn trọng sùng bái là nhờ giới luật; bá tánh được an cư lạc nghiệp, vui hưởng mọi sự lành cũng nhờ giới luật nữa”. Do đó, Đức Tổ sư đã chọn bộ luật Đàm Vô Đức (Dharmaguptaka) làm y cứ, làm nền tảng để Tăng chúng tu học.
Vài nét về truyền thống truyền thọ giới pháp của hệ phái Khất Sĩ

Vài nét về truyền thống truyền thọ giới pháp của hệ phái Khất Sĩ

Bộ luật này do Đại sư Đàm Đế chuyển ngữ sang tiếng Hoa năm 254 dương lịch. Đây là một trong sáu bộ luật được ghi nhận, hiện hữu trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh được cố Hòa thượng Hành Trụ dịch sang tiếng Việt. Bộ Tứ Phần Luật của Đàm Vô Đức Bộ này được Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam xem như là bộ luật chuẩn để hành trì. Bộ luật này không đề cập đến hàng xuất gia được phép dùng tam tịnh nhục và rất đầy đủ về các phép yết-ma, Bố-tát, Tự Tứ, v.v…

Luật Nghi Khất Sĩ

Truyền thống về truyền giới

Tăng đoàn dưới sự hướng dẫn của Tổ sư Minh Đăng Quang hoặc các vị đại đệ tử như Đức trưởng lão Giác Chánh, Tri sự Giác Như v.v… việc truyền thọ cụ túc giới Tỳ-kheo cho các đệ tử giống như cách truyền giới trong thời Đức Phật trong giai đoạn đầu, nghĩa là tùy theo căn tánh và tâm nguyện của giới tử mà Đức Tổ sư và các bậc Tôn đức tùy duyên trao truyền trong mỗi lúc. Dần dần việc truyền giới này đi vào quy củ, chỉ truyền giới sau ngày Tự Tứ Tăng, vì chư Tôn đức Tăng câu hội về một nơi để tác pháp sám hối và việc truyền giới này trở nên hết sức thiêng liêng khi chư Tôn đức Giáo phẩm trong Tăng đoàn từ một tiểu Giáo hội - 20 vị trở lên đã hoan hỷ đồng duyệt cho Giới tử được thọ Tỳ-kheo giới và với tâm từ bi ấy, các Ngài hộ giới để cho giới tử được đắc giới, trưởng dưỡng đạo hạnh.

Khi Tổ sư vắng bóng, việc truyền trao giới pháp này vẫn tiếp tục duy trì. Các vị tập sự được truyền giới Sa-di có thể linh động vào ngày Đức Phật đản sinh
(rằm tháng Tư) hoặc ngày Tưởng niệm Tổ sư vắng bóng (mùng 1 tháng 2 âm lịch) hằng năm. Còn lễ truyền giới Tỳ-kheo cho các Sa-di thì vào ngày Tự Tứ Tăng (rằm tháng Bảy) như thời Tổ sư. Trong quá trình lập đạo và hành đạo, truyền thống tốt đẹp này vẫn được Hệ phái thực hiện và gìn giữ.

Được biết hiện nay, Thành hội Phật giáo TP. Hà Nội vẫn duy trì truyền thống này, tức truyền thọ Đại giới Cụ túc Tỳ-kheo Tăng Ni ngay sau Đại lễ Tự Tứ Tăng và Vu Lan Bồn – Rằm tháng Bảy âl hằng năm.

Giới sư

Giai đoạn Tăng số trong Tăng đoàn còn ít, túc số giới sư truyền giới tối thiểu phải là 10 vị và Hạ lạp trung bình của giới sư phải từ 5 đến 10 hạ trở lên. Khi Tăng đoàn hưng thịnh, túc số Tăng chứng giới tối thiểu phải là 20 vị, và tuổi hạ của Giới sư phải từ 20 hạ trở lên, thuộc hàng Giáo phẩm Hệ phái, có giới đức thanh tịnh.

Trong hàng giới sư đó, các bậc cao hạ được cung thỉnh vào vai trò Hòa thượng Đàn đầu, Hòa thượng Yết-ma và Hòa thượng Giáo thọ. Đồng thời, Ban kiến đàn cung thỉnh một vị Thượng tọa/ Đại đức làm thầy dẫn thỉnh để hướng dẫn các giới tử đúng như pháp như luật trong quá trình thọ giới.

gioiphap7

Giới tử đảnh lễ chư Hòa thượng Giới sư

Giới tử

Một giới tử muốn thọ cụ túc giới phải hoàn thiện các tiêu chí sau:

- Phải thực hành Sa-di pháp ít nhất từ hai đến 3 năm trở lên để “uốn nắn tâm viên, giồi trau ý mã”.

- Phải trong sạch các nhơn duyên của đời, nghĩa là không bị vướng một trong 13 già nạn.

- Phải thuộc giới bổn, phạm hạnh thanh tịnh.

- Phải trọn lễ hầu thầy, tham thiền có ấn chứng và đầy đủ oai nghi tế hạnh.

- Phải thông thuộc một số kinh luật căn bản.

- Phải biết mục đích của mình, tôn chỉ của Đạo.

Một số trường hợp đạo hạnh non kém, dẫu đủ 3 năm Sa-di vẫn không được thọ Cụ túc giới và phải chờ cho đến khi nào Bổn sư nhận xét đạo hạnh của giới tử tương đối được thì giới thiệu cho lên lớp thọ giới đủ.

Trong trường hợp Bổn sư viên tịch, giới tử phải được y chỉ sư hoặc thầy trụ trì giới thiệu và phải được sự đồng ý chấp thuận của chư Tôn đức Giáo phẩm trong Tăng đoàn.

Trong thời gian còn Sa-di, các giới tử phần lớn đều trải qua giai đoạn học lớp Sơ cấp hoặc đang học lớp Trung cấp hoặc ở tại trú xứ được Bổn sư, các thầy giáo thọ tại trú xứ hướng dẫn. Ngày nay, ngoài những điều được quy định trong nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN (chương 7, điều 34 và 35), các giới tử Hệ phái phải nắm vững, học thuộc lòng các phần sau:

(1) Bài học Sa-di (19 bài trong môn Oai nghi, 37 câu chú nguyện);

(2) Kệ giới (10 giới tập sự sa-di, Tứ Y Pháp);

(3) Giới Bổn Tăng;

(4) 114 Điều Răn của Tổ sư Minh Đăng Quang;

(5) Lịch sử Đức Phật Thích Ca và các Thánh đại đệ tử của Đức Phật;

(6) Lịch sử Đức Tổ sư Minh Đăng Quang và Hệ phái Khất Sĩ;

(5) Những bài kinh, luật căn bản (được trích lục);

Khảo hạch Giới tử

Giới đàn truyền thọ

Truyền trao giới pháp cho thế hệ kế thừa là sứ mạng thiêng liêng của người thầy đối với người trò, của người đi trước đối với người đi sau. Người không trì giới thì không thể thành tựu được thiền định, không định thì không tuệ, không tuệ thì không thể nào phá trừ mê vọng, chấp thủ, chứng đắc Niết-bàn. Do đó, ngày nay trong gần 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo và chủ trương của Giáo hội, mỗi nhiệm kỳ Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh tổ chức truyền giới cho các giới tử là việc làm hết sức ý nghĩa, đặt nền tảng cho sự thành tựu tâm đức và tuệ đức, thành tựu giải thoát giác ngộ đối với các giới tử. Những ai là người thực hành giáo pháp mới thấy được tầm quan trọng của giới trong quá trình thanh lọc tâm thức, đoạn tận khổ đau. Do hành trì giới nên thân không bị ô nhiễm, do thân không bị ô nhiễm nên tâm dễ dàng được thanh tịnh, do tâm được thanh tịnh nên trí tuệ phát sinh, do trí tuệ phát sinh mới thấy rõ tường tận bản lai diện mục của các pháp, do thấy rõ bản lai diện mục của các pháp nên tâm được giải thoát, tâm giải thoát khỏi mọi sự trói buộc được đồng nghĩa với Niết-bàn. Do đó, việc truyền trao giới pháp và thọ nhận giới pháp trong truyền thống Phật giáo là việc làm hết sức có ý nghĩa, đặt nền tảng cho sự giác ngộ, hướng đến Niết-bàn.

Đàn giới… pháp hội thiêng liêng

Truyền thọ chánh pháp nối giềng mối xưa

Tam sư, thất chứng… thuyền đưa

Giới tử đón nhận phúc thừa thầy ban

Giới luật tươi thắm đạo vàng

Hành trì tinh tấn thơm đàng hoằng dương

Sa-di thập giới chơn thường

Cụ túc phạm hạnh thanh lương quả thiền

Y bát nhẫn pháp khai duyên

Vượt bờ sanh tử… lên thuyền tuệ không

Nam mô Phật Tổ chứng lòng

Nguyện đời đời… trọn nối dòng Phật gia

Nam mô giới luật Tăng già

Đàn giới thanh tịnh ma ha suối nguồn

Tâm đức nhuần rạng mười phương

Phật pháp chiếu diệu sáng gương đạo lành.

 

 gioiphap3

Chư Hòa thượng Giới sư truyền trao Giới pháp đến các Giới tử

Tâm nguyện (thay lời kết)

Trong suốt 30 năm qua, Hệ phái Khất Sĩ là một trong 9 tổ chức thành viên thành lập GHPGVN. Mọi hoạt động của Hệ phái đều được hòa nhập trong sinh hoạt cộng đồng Giáo hội. Rất mong những nét đặc thù truyền thống trong nghi thức Đàn giới truyền thọ giới pháp cho thế hệ kế thừa sẽ được Giáo hội, Thành hội Phật giáo quan tâm giúp đỡ cho Hệ phái được thực hiện thuần nhất hơn trong lòng Giáo hội. Tăng tín đồ Hệ phái xin hết lòng thành kính tri ân.

Chùa Huệ Nghiêm 2, Rằm tháng 10 năm Tân Mão

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 22


Hôm nayHôm nay : 2372

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 88890

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8539667