Trang nhất » Tin Tức » CHƠN LÝ » Phật Giáo Với Trí Thức

Những câu hỏi Phật Pháp căn bản

Thứ tư - 21/09/2011 07:32
Những câu hỏi Phật Pháp căn bản

Những câu hỏi Phật Pháp căn bản

Phật Giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Phật Giáo là gì?

Đáp: Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.


Hỏi: Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một tôn giáo?

Đáp: Đối với nhiều người, Phật Giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật Giáo là một triết học, vì danh từ "triết học - philosophy" có nghĩa là "sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:

(1) sống có đạo đức,
(2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
(3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.


Hỏi: Phật Giáo giúp tôi bằng cách nào?

Đáp: Phật Giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.


Hỏi: Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?

Đáp: Phật Giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật Giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật Giáo cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu quả.


Hỏi: Đức Phật là ai?

Đáp: Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.


Hỏi: Có phải Đức Phật là Thượng Đế?

Đáp: Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.



Hỏi: Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?

Đáp: Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.


Hỏi: Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại nghèo như vậy?

Đáp: Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật Giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật Giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật Giáo thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.


Hỏi: Có phải có nhiều tông phái Phật Giáo không?

Đáp: Có nhiều tông phái trong Phật Giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật Giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.


Hỏi: Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?

Đáp: Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.


Hỏi: Phật Giáo có tính khoa học không?

Đáp: Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật Giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật Giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.


Hỏi: Đức Phật đã dạy những gì?

Đáp: Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật Giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.


Hỏi: Diệu đế thứ nhất là gì?

Đáp: Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật Giáo giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.


Hỏi: Diệu đế thứ nhì là gì?

Đáp: Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.


Hỏi: Diệu đế thứ ba là gì?

Đáp: Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết Bàn.


Hỏi: Diệu đế thứ tư là gì?

Đáp: Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.


Hỏi: Bát Chánh Đạo là gì?

Đáp: Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức -- qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.


Hỏi: Ngũ giới là gì?

Đáp: Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật Giáo. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.


Hỏi: Nghiệp là gì?

Đáp: Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính: (1) ý định đằng sau của mỗi hành động, (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và (3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.


Hỏi: Trí tuệ là gì?

Đáp: Trong Phật Giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng với Từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật Giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật Giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.


Hỏi: Từ bi là gì?

Đáp: Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Phật Giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.


Hỏi: Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?

Đáp: Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật Giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.


Bình Anson lược dịch

Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp) của Bhikkhu Dhammika
Hỏi: Một Phật tử khi quy y và thường xuyên sinh hoạt với một chùa, nhưng lại đến công quả và dự khóa tu ở một ngôi chùa khác, như thế, thì có lỗi là bỏ chùa của mình hay không?

Ðáp: Ðây là một quan niệm mang nặng thành kiến thật quá ích kỷ hẹp hòi. Thiết nghĩ, Phật tử chúng ta cần nên tránh. Hiện tượng nầy, thường xảy ra trong hàng ngũ Phật tử chúng ta. Ðó là một quan niệm không mấy tốt đẹp cho sự tu học. Người Phật tử phải có một tấm lòng bao dung rộng mở. Không nên nghĩ rằng, chỉ có ngôi chùa mình quy y và thường xuyên sinh hoạt mới là chùa mình. Còn những ngôi chùa khác thì không phải chùa mình. Chính cái quan niệm hẹp hòi ích kỷ nầy, mà phát sanh ra có những tệ nạn tranh chấp hơn thua với nhau. Ðây là một lỗi lầm rất lớn, mà hầu như đại đa số Phật tử chúng ta đều mắc phải. Người Phật tử không nên bảo thủ cố chấp như thế.

Ðành rằng, ngôi chùa mà mình đã quy y thọ giới, chính nơi đó đã từng ấp ủ nuôi lớn đời sống tâm linh của mình. Tất nhiên, là mình phải có bổn phận đóng góp công sức xây dựng duy trì và phát triển. Thông thường, người ta gọi đó là ngôi Chùa Tổ hay Tổ Ðình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mình không được quyền tới lui tu học hoặc làm công quả đóng góp ở các ngôi chùa khác. Giả như chùa mình (tạm gọi như thế, chớ thật ra trên đời nầy không có cái gì là thật mình hay của mình cả ) không có tổ chức tu học, dù có đi chăng nữa, nhưng nó cũng không đáp ứng đúng theo nhu cầu tu học của mình. Trong khi đó, thì những ngôi chùa khác lại có mở ra những khóa tu học đàng hoàng. Sự tổ chức tu học nơi đó rất chu đáo trang nghiêm và có chất lượng cao. Xét thấy, thật rất phù hợp cho nhu cầu tiến thân tu học của mình, mà lâu nay mình hằng ao ước mong muốn. Nhưng vì mình chưa đủ cơ duyên để được tu học. Có Phật tử lòng thì cũng muốn đi dự, nhưng vẫn còn áy ngại e dè không biết mình đi như thế có lỗi với thầy và chùa mình không? Vì sợ người ta cho rằng, mình không trung thành với thầy với chùa mình. Do nghĩ thế, nên Phật tử lại ngần ngại không dám đi. Nếu Phật tử có ý nghĩ như thế, thì đó là cả một sự mất mát thiệt thòi lớn lao cho Phật tử. Như thế thì thử hỏi trên bước đường tu hành làm sao Phật tử có thể tiến bộ cho được? Tôi nghĩ, không có vị thầy bổn sư nào mà có tâm lượng hẹp hòi ích kỷ như thế.

Phật tử nên nhớ rằng, khi Phật tử quy y Tam bảo, thì vị thầy truyền giới cho Phật tử chỉ là đại diện chung cho thập phương Tăng mà truyền trao giới pháp cho Phật tử. Như thế, thì Phật tử không những chỉ riêng kính trọng và học hỏi với vị thầy mình quy y không thôi, mà còn phải kính trọng và học hỏi đối với tất cả những Tăng, Ni khác. Ðó mới đúng nghĩa là người Phật tử.

Ðến việc đi chùa cũng thế. Ngôi chùa mà mình quy y lãnh thọ giới pháp, tuy đó là chùa gốc của mình, nhưng không vì thế mà mình không được đi tu học hay công quả ở các chùa khác. Vì chùa là của chung cho tất cả, chớ không dành riêng cho bất cứ người nào. Nếu ai còn thấy có sở hữu riêng tư, thì đó chưa phải là người tu theo đạo Phật. Vì còn chấp ngã, chấp pháp quá nặng. Như thế, thì làm sao tương ưng với đạo lý giác ngộ giải thoát?

Nhân câu hỏi của Phật tử, tôi cũng xin thành tâm góp thêm chút ý kiến về việc người Phật tử đi chùa. Thiết nghĩ, người Phật tử đi chùa nên có quan niệm cho thật rõ ràng. Mục đích của Phật tử đi chùa không phải chỉ có làm công quả không thôi, mà còn phải cố gắng nghe giảng pháp tìm hiểu học hỏi giáo lý Phật dạy. Phật tử có chịu khó cố gắng thường xuyên học hỏi, nghe pháp, thì Phật tử mới mở mang trí huệ và mới biết được đường lối tu hành đúng theo lời Phật Tổ chỉ dạy. Từ đó, Phật tử mới đem ứng dụng giáo pháp Phật dạy vào đời sống thực tế hằng ngày. Như vậy, thì mới có lợi ích thiết thực cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội. Có học hỏi chánh pháp, thì người Phật tử mới có đủ khả năng quán chiếu phân biệt nhận rõ được lẽ chánh tà chân ngụy. Và như thế, thì Phật tử sẽ không bị lầm lạc rơi vào con đường tà ngoại.

Tuy rằng, việc đóng góp công sức cho chùa của Phật tử, đó là việc tốt nên làm. Vì ai cũng muốn cho mình có thêm phước đức. Thế nhưng, đó không phải là việc chánh yếu quan trọng, mà người Phật tử lại phải bỏ hết công sức đầu tư vào đó. Vì nếu Phật tử có thật tâm công quả, thì cũng chỉ hưởng được phước báo hữu lậu mà thôi. Phước báo nầy có giới hạn, chỉ hưởng dụng một lúc nào đó thì hết. Cho nên Phật dạy người Phật tử phải tu cả hai: “ Phước Trí trang nghiêm”. Phải tu phước và tu huệ, phước huệ có lưỡng toàn thì mới có thể thành Phật được.

Hơn nữa, Phật tử nên nhớ rằng, chùa là của chung, ai cũng có thể làm giúp được cả. Người đời thường nói: “có mợ thì chợ cũng đông, không mợ thì chợ cũng không bữa nào”. Nếu không có mình, thì cũng vẫn có người khác làm. Ðôi khi mình làm một công việc nào đó giúp cho chùa lâu năm, rồi ỷ mình có công lao nhiều lại sanh tâm cống cao ngã mạn khinh thường người khác. Vì nghĩ rằng, mình là người có công lao giúp cho chùa nhiều nhứt, không có ai hơn mình. Thậm chí, có người còn khinh thường luôn cả chư Tăng, Ni trong chùa. Người ta gọi những kẻ đó là mắc phải cái chứng bệnh “Công thần” rất nặng. Ði chùa với thái độ hành xử như thế, thì chẳng những mình không có phước chi hết, mà lại còn gây thêm tội lỗi nữa. Thử hỏi lỗi đó do đâu? Do vì mình thiếu học hỏi hiểu biết chánh pháp. Chẳng những mình không chịu học hỏi, nghe pháp, mà trái lại còn sanh tâm ngã mạn khinh chê những người khác. Người như thế, thật là đáng tội nghiệp thương xót biết bao!

Chúng ta thử nghĩ, nếu mọi người đến chùa chỉ biết có một mặt là làm công quả giúp cho chùa không thôi, không học hỏi giáo pháp tu hành gì cả, như thế, thì không biết tương lai đạo Phật sẽ đi về đâu? Và như thế, thì Phật giáo chỉ còn lại cái xác là những ngôi chùa, còn cái hồn thì không có. Tạo chùa như thế, thì thật là phí công vô ích quá! Tạo cảnh chùa với mục đích là để cho người Phật tử có nơi chiêm bái tu học. Sự tu học mới là phần quan trọng chính yếu. Còn tất cả những phần khác đều là phụ thuộc. Ðó là chưa nói, khi làm công quả có người còn sanh tâm giận hờn ganh ghét người nầy, chê bai trách móc người kia. Nghĩa là phước đâu không thấy, mà chỉ thấy toàn là phiền não không thôi. Ðiều nầy là một sự thật không sao tránh khỏi.

Cứ nhìn vào thực tế và những việc làm của họ thì ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Từ sự bất hòa ganh ghét đố kỵ nhau, rồi họ lập thành phe phái bè nhóm để chống báng lẫn nhau. Phe phái nào mạnh, to mồm lắm miệng, thì thắng thế hơn. Thế là, vô tình người Phật tử biến ngôi Già lam tôn nghiêm thanh tịnh, trở thành nơi chỗ tranh cãi đấu đá hơn thua với nhau. Phật ở trên cao nhìn thấy cảnh tượng nầy, Ngài cũng thật vô cùng thương xót! Nhưng không biết phải làm sao khuyên giải đám đệ tử của mình? Ngẫm nghĩ, thật là quá đau lòng!

Tóm lại, việc tu học hay làm công quả giúp cho chùa là quyền quyết định của mỗi người. Người Phật tử không phải chỉ có tu học hay làm công quả ở chùa mình quy y không thôi, mà Phật tử cũng có thể đi tu học hay làm công quả ở bất cứ ngôi chùa nào khác nếu mình muốn. Tuy nhiên, theo lời Phật dạy, người Phật tử cần phải có trí huệ sáng suốt để biện biệt suy xét cẩn thận những điều lợi và hại qua hành động của mình. Phải xét rõ những nơi mà mình đến tu học, hay công quả có phù hợp đúng với Chánh pháp Phật dạy hay không? Nếu xét thấy, nơi nào có lợi ích thiết thực cho việc tu học của mình, thì mình có quyền đến đó để tu học. Không ai có quyền ngăn cấm mình cả.

Kính chúc Phật tử có đầy đủ trí huệ sáng suốt để nhận định đúng đắn trong việc tu học của mình. Có thế, thì người Phật tử mới mong đạt được kết quả tốt đẹp.
Hỏi: Kính hỏi, tục lệ đốt vàng mã có phải là một phần của nghi lễ Phật giáo? Nếu không phải, xin cho chúng tôi biết xuất xứ và quan điểm của Phật giáo về tục lệ này?

Trong nghi lễ Phật giáo chính thống thì không hề và không bao giờ có tục lệ đốt giấy tiền vàng mã. Tục lệ đốt giấy tiền vàng mã có nguồn gốc từ thời cổ đại trong xã hội Trung Hoa. Nhà tư tưởng Vương Dư đời Đường cho rằng: “Từ thời nhà Hán, đã có tục chôn tiền và đời sau lấy giấy thay tiền”.

Theo niềm tin thuần phác của người Trung Hoa thuở xưa thì người chết không mất hẳn mà biến thành quỉ (nhân tử viết quỉ – Nguyễn Tôn Nhan, Kinh Lễ, thiên Tế pháp, Nxb.Văn học, 1999, Tr 192). Quan niệm “nhân tử viết quỷ” được hình thành từ thời Ngũ đại (khoảng hơn 2000 năm trước Công nguyên). Từ quan niệm này, hình thành tín ngưỡng người chết cũng giống như người sống, tức cần phải có những nhu yếu phẩm cần dùng trong cuộc sống. Cho nên sau khi chết đi thì thân nhân người quá cố sẽ chôn theo nhưng vật dụng cần dùng mà trong đó có cả tiền bạc. Khám phá từ các cuộc khai quật của các ngành khảo cổ đã xác quyết điều này. Tuy nhiên, về sau, người ta thấy rằng chôn tiền và vật dụng thật thì quá lãng phí nên dần dần hình thành quan niệm đốt tiền và đồ dùng bằng giấy để cho người chết sử dụng.

Như vậy, chúng ta đã xác quyết tục lệ đốt vàng mã là tập tục của người Trung Hoa có nguồn gốc từ thời cổ đại. Tục lệ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Căn nguyên của tục lệ này là niềm tin có một đời sống khác sau khi chết, cộng với lòng hiếu thảo, bổn phận và trách nhiệm, ước mong được đầy đủ, sung túc của người sống đối với người chết. Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa và Việt Nam, với truyền thống hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn, tri ân và báo ân của người con Phật cùng với sự tôn trọng tập tục của người dân bản địa cho nên trong nghi lễ hiếu sự của người bình dân và thậm chí với một số Phật tử tại gia thiếu chánh tín còn có tục lệ đốt vàng mã.

Như đã trình bày, Phật giáo không có truyền thống và tập tục đốt giấy tiền vàng mã cho người chết. Vì, theo Phật giáo, người chết chậm nhất là sau bốn mươi chín ngày thì nhất định sẽ được thác sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp đã gây tạo. Ở mỗi cảnh giới khác nhau, sự thọ dụng của chúng sanh trong các cảnh giới ấy hoàn toàn sai biệt. Do đó, dùng những vật dụng, tiền bạc của cõi người để cung cấp cho các chúng sanh ở các cõi khác là điều không thể. Xác định động cơ của việc đốt vàng mã xuất phát từ tâm thành kính, lo lắng, thương tưởng của người sống đối với người đã quá vãng; mong muốn cho người chết được đầy đủ và an vui. Nhưng Phật giáo xem sự thể hiện “ hiếu đạo” bằng việc đốt vàng mã là một hũ tục, vì việc làm ấy hoàn toàn vô ích đối với người chết chỉ lãng phí tiền của, công sức và gây ô nhiễm, hoả hoạn mà thôi. Đối với các Phật tử chưa thông suốt giáo lý, quen với tập tục vẫn dùng vàng mã trong tang lễ và hiếu sự, Phật giáo không cấm đoán triệt để chỉ động viên, khuyến khích từ bỏ hoặc thay thế bằng các việc làm cụ thể và có lợi ích thiết thực hơn như phóng sanh, bố thí… rồi hồi hướng phước đức cho người chết. Đây mới là việc làm “ âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm Từ bi và Trí tuệ của Đạo Phật.
Hỏi: Đức Phật là ai?

Đáp: Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.


---------------------------------------------------


Câu trả lời trên đối với câu hỏi "Đức Phật là ai?" không chính xác. Vì nếu chỉ có Đức Phật thích ca thì những vị Cổ Phật khác ở đâu.

Và theo tại hạ tìm hiều thì câu trả lời cho câu hỏi trên có thể là:

Đức Phật là người đã dứt khỏi Luân hồi (sa. saṃsāra), đạt giác ngộ hoàn toàn, đạt Giải thoát, chứng Niết-bàn. Phật là người đã vượt qua mọi tham ái (sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), là người biết phân biệt thiện ác, nhưng tâm không vướng mắc vào các phân biệt đó. Sau khi thị tịch, một vị Phật không còn tái sinh.

Người ta phân biệt hai quả vị Phật: Độc Giác Phật (sa. pratyeka-buddha), là người hoàn toàn giác ngộ, nhưng không giáo hóa, và Tam-miệu-tam-phật-đà (sa. samyak-saṃbuddha), dịch ý là Bậc Chính Đẳng Chính Giác, người giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ. Một Chính Đẳng Chính Giác là một vị đã đạt Nhất thiết trí (sa. sarvajñatā), Mười lực (Thập lực, sa. daśabala), chứng Bốn tự tín(Tứ vô sở uý). Vị Phật của thời đại chúng ta là Thích-ca Mâu-ni. Phật Thích-ca—một nhân vật lịch sử có thật—không phải là vị Phật đầu tiên và duy nhất. Trong những kinh nikaya pali, người ta đã nhắc các vị Phật trong các thời đại trước: Tì-bà-thi (sa. vipaśyin, pi. vipassi), Thi-khí (sa. śikin, pi. sikhī), Tì-xá-phù (sa. viśvabhū, pi. vessabhū), Ca-la-ca-tôn-đại (sa. krakuccanda, pi. kakusandha), Câu-na-hàm (sa., pi. konagāmana) và Ca-diếp (sa. kāśyapa, pi. kassapa). Vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai để tiếp tục hoằng pháp là Di-lặc (sa. maitreya, pi. metteyya). Trong kinh sách, người ta còn nhắc đến 13 vị Phật khác mà vị quan trọng nhất là Phật Nhiên Đăng (sa., pi. dīpaṅkara). Trong thời quá khứ, Phật Thích-ca là người tu khổ hạnh mang tên Thiện Huệ (sa., pi. sumedha), đệ tử của Phật Nhiên Đăng. Lịch sử các vị Phật được ghi trong Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).

Bắt đầu con đường tiến đến Phật quả, một vị Bồ Tát phát nguyện trước một vị Phật, quyết tâm thành đạo giác ngộ. Trải qua vô lượng kiếp, vị Bồ Tát đó thực hành mười hạnh Ba-la-mật-đa. Trước khi sinh lần cuối, vị đó thường giáo hóa ở cung trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Khi sinh lần cuối vị Phật sẽ mang trong người Ba mươi hai tướng tốt, Tám mươi vẻ đẹp khác cũng như đã đạt 37 Bồ-đề phần. Các vị Phật khi sinh ra thì mẹ của các vị sẽ chết bảy ngày sau đó. Lúc lớn lên, đến thời kì thích hợp, các vị Phật sẽ sống không nhà và sau khi giác ngộ sẽ thành lập Tăng-già. Lúc Đức Phật nhập Niết-bàn là cũng là lúc chấm dứt quá trình đạt đạo.


Nguồn Wikipedia
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 13

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 41656

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7833715