Trang nhất » Tin Tức » TỦ SÁCH

Đạo Từ Của Đức Pháp Chủ Về Tập Đuốc Sen Đầu Tiên

Chủ nhật - 24/04/2011 15:03
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính lạy đức Tôn Sư Minh Đăng Quang Kính thưa chư tôn đức tăng ni và quý thân hữu, thiện nam tín nữ Phật tử.
HT Pháp sư Giác Nhiên

HT Pháp sư Giác Nhiên

Trước hết tôi có lời tán thán khen ngợi công đức tu hành, công đức gìn giữ hạnh, và công đức hoằng hóa chúng sinh, lợi đạo ích đời của quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và đệ tử Khất sĩ trong và ngoài nước.

Tôi thường tâm niệm rằng không riêng bản thân tôi mà tất cả Tăng Ni, thiện nam, tín nữ trong ngôi nhà Khất sĩ đều đang thừa tự sự nghiệp mở đạo và hoằng đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang, đang hết lòng gìn giữ và xiển dương giáo pháp của Tổ Thầy. Tôi đã nổ lực nhiều chục năm ở Việt Nam, nổ lực liên tục nhiều chục năm ở ngoài nước. Giờ đây, tuổi đã cao, sức đã cạn dần, tôi vẫn phát nguyện sẽ tiếp tục nổ lực không dám mệt mỏi cho đến khi theo về với Tổ với Phật.

Hồi còn hiện tiền Tổ sư thường dạy huynh đệ tôi rằng: “Cái sống là phải sống chung, cái biết là phải học chung, cái linh là phải tu chung”. Tôi tâm tâm niệm niệm lời dạy vàng ngọc đó nên cảm thấy rất vui mừng khi ở quê nhà Tăng Ni Khất Sĩ đã đồng tâp lực sống chung tu học, đoàn kết một lòng với nhau, không còn tình trạng giáo đoàn phân lập mà đã trở thành một giáo đoàn duy nhất là Giáo Đoàn Khất Sĩ, một cảnh giới duy nhất là cảnh giới Khất Sĩ theo tông chỉ mà Tổ sư đã đề ra: NỐI TRUYỀN THÍCH CA CHÁNH PHÁP, ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM. Một niềm vui nữa là Giáo Đoàn Khất Sĩ ở Việt Nam đã hòa nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, cụ thể hóa tư tưởng sống chung, tu chung và học chung của Tăng Đoàn Khất Sĩ từ thời Phật cho đến ngày nay với một biên độ rộng lớn hơn.

Trong dòng thác hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay, tôi khuyên nhủ quý Tăng Ni và Thiện tín Khất Sĩ hãy tiếp tục nghiêm trì giớt Phật, giữ gìn nề nếp đạo hạnh của truyền thống Khất sĩ; hãy tiếp tục cần cầu học hỏi trăm bạn, ngàn thầy, tiếp tục hòa nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; tổng hòa vào ngôi nhà Phật giáo Thế giới, vào mạng mạch chung của Phật Pháp; hết lòng giáo hóa nhơn sinh, báo ơn thầy tổ. Tôi cũng căn dặn hãy tuyệt đối tránh tình trạng hời hợt mô phỏng sao chép theo những hình thức khác, những sắc thái khác một cách thô thiển nông cạn. Mỗi vị hãy tu tập và hành hóa với ý thức rằng một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của người Khất Sĩ trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như trên thế giới là đóng góp bản sắc của mình, đóng góp những tinh hoa, những nét đẹp mà Thầy tổ đã có công thiết lập và vun bồi.

Tôi tin rằng những người con ưu tú của truyền thống Khất Sĩ và tất cả những người đang kế tục đạo nghiệp của Tổ sư Minh Đăng Quang đều một lòng giữ gìn bản sắc đạo hạnh, phương pháp giáo hóa và những pháp môn hành trì trong sáng thanh tịnh của Tăng Đoàn Khất Sĩ xưa nay. Tôi tin rằng những người Khất sĩ sẽ thực hiện tốt việc tu tập, hoằng hóa và trách nhiệm thừa tự thiêng liêng của mình. Tôi xin chúc lành, chú nguyện cho quý Tăng Ni, thiện nam tín nữ Khất Sĩ tứ đại điều hòa, tu hành tin tấn, viên thành đạo nghiệp.

Cuối cùng tôi khen ngợi Ban biên tập Nội san và những vị đã ủng hộ đóng góp bài vở, hình ảnh, tư liệu, công sức, tài vật để Nội san được ra số đầu tiên. Mong rằng quý vị sẽ ủng hộ hơn nữa để Nội san càng lúc càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ và phát huy truyền thống tổ thầy, thấp sáng ngọn đèn Chơn lý, chuyển tải nội dung Phật chất, đẹp đạo ích đời, lợi lạc quần sinh.

HT. Thích Giác Nhiên

Tác giả bài viết: BBT

Nguồn tin: ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 87


Hôm nayHôm nay : 6746

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 54810

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7788926