Trang nhất » Tin Tức » TIN TỨC _ SỰ KIỆN

Lược sử Tịnh xá Ngọc Sơn - Bình Định

Thứ hai - 02/02/2015 16:21
Cách thành phố Quy Nhơn về hướng Tây Bắc 15km dọc theo tỉnh lộ 640, Tịnh xá Ngọc Sơn nằm dưới chân núi Phụng Kỳ hay còn gọi núi Kiều Ngựa, nay là núi Kỳ Sơn thuộc xã Phước Sơn – huyện Tuy Phước – tỉnh Bình Định.
Lược sử Tịnh xá Ngọc Sơn - Bình Định

Lược sử Tịnh xá Ngọc Sơn - Bình Định

TinhxaNgocSon
Tịnh xá Ngọc Sơn
Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

 

Đức Thầy Giác An – một đại đệ tử của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đặt chân đến vùng địa linh này. Lần đầu tiên, dân chúng Phước Sơn được chiêm ngưỡng hình bóng trang nghiêm giải thoát của vị Tăng Khất sĩ. Ông bà Nguyễn Quảng (còn gọi là Tri Sự Hường) pháp danh Thiện Tâm đã cúng dường mảnh đất 500m2 để Đức Thầy cất tịnh xá. Vì không có tiền xây cất nên Trưởng lão Giác Phải (lúc bấy giờ còn là cư sĩ) đã bán một số ruộng đất của gia đình và vận động bà con cùng góp sức xây dựng làm tịnh xá. Diện tích đất tịnh xá buổi đầu chỉ chừng ấy, sau này chư Tăng khai sơn mở rộng thêm. Vào năm 1964, Thượng tọa Giác Dưỡng tu bổ Tịnh xá lần thứ hai. Năm 1968, Thượng tọa Giác Đề tu bổ lần thứ ba.

Nơi này là vùng địa linh đã sản sinh những bậc tiền bối Tôn túc trong Giáo đoàn như: Trưởng lão Giác Phải, Trưởng lão Giác Phúc.

Tịnh xá Ngọc Sơn đã trải qua các đời trụ trì:

Năm 1960: Thượng tọa Giác Thường.

Năm 1962: Thượng tọa Giác Dưỡng.

Năm 1964: Đại đức Giác Tổng.

Năm 1968: Thượng toạ Giác Đề.

Năm 1970: Đại đức Giác Tôn.

Năm 1972: Đại đức Giác Châu.

Năm 1975: Hòa Thượng Giác Thảo.

Từ năm 1980 đến nay, Thượng tọa Giác Trí.

Ngay từ những ngày mới thành lập, Tịnh xá Ngọc Sơn là chốn tu hành trang nghiêm thanh thoát và gần gũi đối với bà con vùng Phước Sơn.

Phước sơn có hố Phúc Khuê

Có đầm Thị Nại, có chùa Ba Cô.

Chùa Áo Vàng hay còn gọi chùa Ba Cô là những tiếng gọi thân thương của dân làng dành cho Tịnh xá Ngọc Sơn. Cách tịnh xá theo hướng Tây Bắc khoảng 500m có thung lũng cỏ xanh mượt. Tại đây đã từng làm nơi dự trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn và nghĩa quân Mai Xuân Thưởng. Bên cạnh có hố Bà Ninh (còn gọi là hố Phúc Khuê), quê hương của Nguyễn Thế Hiển – một nhân sĩ có công, bỏ ruộng nhà ra vận động các hào phú đóng góp quỹ nghĩa thương. Trong thời kỳ chiến tranh các chiến sĩ đã hy sinh rất nhiều trên núi Kỳ Sơn. Mùa Vu-lan báo hiếu năm 1994, Thượng tọa Giác Trí đã lập Đại Trai đàn chẩn tế cầu siêu 3 ngày đêm cho các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn và tất cả vong linh. Buổi lễ cầu nguyện với sự chứng minh của hơn 200 Tăng Ni và gần 15.000 Phật tử về tham dự.

Sau khi khảo sát cẩn thận, thấy thế đất “Long chầu hổ phục”, Tứ phẩm Thượng Bộ thư Đặng Cao Đệ, triều đại vua Khải Định đã an táng thân mẫu bên “Sơn thần hổ báo” (ngày nay vẫn còn mộ của bà trong khuôn viên tịnh xá). Vùng núi thiêng này còn sản sinh những tảng đá đặc thù như: Quần Báo Sơn Thần, Ngũ Thạch Chỉ, Thạch Long, Thạch Đầu Cốc, v.v…

TX-Ngoc Son-1

Năm 1980, sau khi ẩn dật chuyên tu 3 năm tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Thượng tọa  Giác Trí được sự chứng minh của Hòa thượng Trưởng Giáo đoàn cử về trụ trì Tịnh xá Ngọc Sơn. Năm 1989, Thượng tọa đã trùng tu và xây dựng lại Tịnh xá Ngọc Sơn khang trang hơn, bao gồm các hạng mục: chánh điện, nhà Tăng, tháp Quan Âm, nhà trù, ...

Bảo tháp thờ xá lợi Đức Phật và chư đại Thánh Tăng được xây dựng năm 2013

Năm 2002, sau khi hành đạo và tham dự các khóa tu thiền ở Châu Âu 2 năm, Thượng tọa về nước và hướng dẫn thiền tập cho chư Tăng Ni và Phật tử. Xét thấy số lượng Phật tử về tu học tại tịnh xá càng ngày càng đông, song chỗ nơi lại chật hẹp nên Thượng tọa quyết định đại trùng tu ngôi chánh điện, thiền đường, giảng đường, thư  viện, nhà Tăng… và các công trình phụ như: ủi đất san mặt bằng nghĩa trang trên núi để có nơi an nghỉ cho chư Tăng viên tịch và cho các gia đình thí chủ trong vùng; khơi vét suối Thanh Bình để khỏi chảy xiết làm xói mòn, gây thiệt hại cho bà con trong mùa mưa lũ; xây hồ nước tình thương, cung cấp nước uống tinh khiết cho bà con quanh vùng; xây hòn non bộ với tôn tượng Đức Phật trì bình khất thực; xây gác chuông để đêm đêm tiếng đại hồng chung hòa quyện vào lời kinh, tiếng mõ thức tỉnh chúng sinh, kẻ âm người dương nhẹ bớt não phiền.

 

 

 

TX-Ngoc Son-2

 

Ngôi chánh điện tịnh xá với những đường nét hoa văn kiến trúc cổ kính kết hợp hài hòa với lối kiến trúc hiện đại, pha lẫn một chút phong cách cổ tự Nam - Bắc truyền càng trở nên trang nghiêm, thanh tịnh hơn. Quần thể Ngọc Sơn thấp thoáng dưới những tàng đại thụ xen lẫn kỳ thạch đó đây, khiến bao người về đây cảm thấy thân tâm thật thanh thản, thấm đẫm hương thiền, hoan hỷ phúc lạc. 

TX Ngoc Son BD w04 TX Ngoc Son BD w05

TX Ngoc Son BD w06 TX Ngoc Son BD w07

Trích: "100 ngôi tịnh xá tiêu biểu"

Tác giả bài viết: HT Giác Toàn (Chủ biên) theo daophatkhatsi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 537

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 29358

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8195366