4 đời Đạt Lai Lạt Ma từ vị thứ 9 đến vị thứ 12, tất cả đều qua đời trong những hoàn cảnh hết sức khó hiểu.
Đại cung Potala cho đến ngày nay vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ông được cho là sự hóa thân của một vị lãnh tụ tôn giáo sống vào cuối thế kỉ 14. Vào nửa đầu thế kỷ 19, Potala là nơi chứng kiến những trận chiến giành quyền ảnh hưởng giữa các hòa thượng, tầng lớp quý tộc Tây Tạng và các nhà lãnh đạo người Trung Quốc.
Các sử gia Tây Tạng cũng như nhiều người Tây Tạng tin rằng, nạn nhân của các cuộc đấu tranh này là 4 đời Đạt Lai Lạt Ma từ vị thứ 9 đến vị thứ 12, tất cả đều qua đời trong những hoàn cảnh hết sức khó hiểu, và không ai trong số 4 vị này sống sót qua tuổi 21.
Trần tục trong cõi thiên đường
Những gì được xem là cái ngày đen tối nhất trong lịch sử Tây Tạng đã bắt đầu bằng cái chết của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 vào năm 1804. Theo đó, ngài Jamphel Gyatso đã lên ngôi vào năm 1762 và giống như 3 vị Đạt Lai Lạt Ma khác, ngài đã cống hiến vào sự ổn định của đất nước mình.
Nhưng trước khi ngài qua đời, nhiều sự kiện liên quan đến tương lai của Tây Tạng đã dậy lên. Hoàng đế Càn Long của triều đại Thanh đã thoái vị vào năm 1796, để lại cho những người kế vị mối bận tâm về vùng đất mà người Trung Quốc đã nhăm nhe thống trị trong nửa thế kỷ. Sự suy thoái của nhà Thanh đã để lại 2 hệ quả: những quan lại được phái từ Bắc Kinh đến Lhasa để củng cố quyền lực của người Trung Quốc tại xứ sở này, trong khi đó giới quý tộc Tây Tạng đã phối hợp với nhà Thanh để tái giành quyền ảnh hưởng chính trị mà họ đã mất kể từ năm 1750.
Đối với người Trung Quốc, khoảng trống quyền lực nằm trong tay một thiểu số các đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng đã sớm cảnh giác mối đe dọa từ ông láng giềng Trung Quốc. Và ngay trong lòng đại cung Potala cũng không hẳn là chốn thanh bình của cửa Phật mà thực sự từng tồn tại những âm mưu sát hại, tranh giành quyền lực ghê tởm từ một nhóm lãnh đạo dưới quyền Lạt Ma ngang bướng.
Thực vậy, những câu chuyện mưu sát của thời kỳ này là một seri trinh thám hấp dẫn của nữ hoàng truyện trinh thám lừng danh Agatha Christie. Tất cả các âm mưu trong Potala đều xoáy vào một mục tiêu duy nhất: triệt hạ Đạt Lai Lạt Ma. Bản thân tòa cung điện đồ sộ này đã ẩn tàng một cái bẫy giết người khổng lồ.
Tòa cung điện được xây dựng vào đầu năm 647 bởi chính Tùng Tán Can Bố, vị quốc vương vĩ đại nhất của Tây Tạng. Cấu trúc của Potala như chúng ta đang thấy là được xây dựng trong vòng 1.000 năm sau đó, phức hợp được mở rộng vào thập niên 1930. Nó thực sự là 2 cung điện gộp lại: Bạch Cung, là nơi cai trị của chính quyền Tây Tạng cho mãi đến năm 1950, và Hồng Cung, nơi đặt các stupa – lăng mộ các Đạt Lai Lạt Ma.
Nằm giữ Hồng Cung và Bạch Cung là 2 tòa kiến trúc, nơi tồn tại đến hàng ngàn gian phòng, gồm 200.000 pho tượng và một mê cung hằng hà sa số các hành lang liên miên bất tuyệt, khiến người ta có cảm giác như lạc vào mê trận đồ nào đó không có lối ra. Các hành lang mênh mông này đủ để che giấu một đội quân khổng lồ những tên thích khách.
|
Đại cung Potala. |
Chỉ có một số ít trong hệ thống phòng ốc của đại cung Potala là nơi người thế giới bên ngoài có thể thâm nhập để tham quan, học tập. Ông Perceval Landon, một phóng viên của tờ Times tại London đã đến Lhasa vào năm 1904 cùng với sự xâm lược của quân Anh được dẫn đầu bởi Francis Younghusband, đã cay đắng thất vọng khi nhìn thấy nội thất của đại cung Potala. Landon viết: “Buồng ngủ của các vị tu sĩ lạnh lẽo, trần trụi và bẩn thỉu… tương phản hoàn toàn với sự đồ sộ, sơn son thếp vàng của mặt tiền đại cung”.
Những cái chết đáng ngờ của 4 đời Đạt Lai Lạt Ma
Trường hợp tử vong đáng ngờ đầu tiên đã diễn ra vào năm 1815 khi đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 9, mới 9 tuổi, Lungtok Gyatso, đã bị ốm nguy kịch mà người ta ngờ là chứng viêm phổi trong lúc ngài đang tham dự một lễ hội mùa đông Tây Tạng. Theo ông Thomas Manning, người Anh đầu tiên đặt chân đến Tây Tạng, ông đã 2 lần gặp Lungtok Gyasto ở Lhasa, khi đó ngài là một chú bé đáng yên, lịch thiệp, tinh tế, thông minh và hoàn toàn độc lập ngay từ khi mới lên 6.
Một sự trùng hợp khác được nghi là nguyên nhân gây nên cái chết của Lungtok Gyasto tại Potala là căn bệnh bí hiểm chợt phát sinh sau khi ngài viếng thăm hồ Lhamoi Latso. Những lời đồn đại lan truyền ở Lhasa, sử gia Gunther Schulemann cho rằng, chắc chắn đã có “một số người cố gắng tìm cách thoát khỏi cái bóng của Lungtok Gyatso”.
Người kế nhiệm là đức Đạt Lai Lạt Ma Tsultrim Gyatso. Ngài qua đời lúc gần tròn 21 tuổi sau khi đổ bệnh và tạ thế vào năm 1837. Khi còn sống, ngài khuyến khích phát triển kinh tế của Tây Tạng cũng như tăng thuế đánh vào tầng lớp quý tộc giàu có. Theo các nguồn tin chính thức, thuốc uống được quản lý nghiêm ngặt và giới chức sắc tìm cách can thiệp nhằm cứu mạng cho ngài, nhưng bệnh tình của ngài vẫn ngày một thêm trầm trọng và không lâu sau thì qua đời.
Một nguồn tin từ phía Trung Quốc cho rằng, cái chết của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 10 ít nhiều có liên quan đến bàn tay của nhà Thanh khi bỗng dưng trần nhà ở một trong các phòng của đại cung Potala sập xuống đã khiến ngài bị thiệt mạng trong lúc đang say ngủ. Và 40 năm sau đó, ông W.W. Rockhill, một học giả Mỹ tại Tây Tạng, đã tiết lộ rằng trong lúc dọn dẹp căn phòng đổ nát, người ta nhìn thấy một vết thương lớn ngay trên cổ của vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ.
Các sử gia trong thời kỳ đó đều đoán chắc về giả thuyết cái chết của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 10: Nhiếp chính Ngawang (theo cách gọi của các nhà văn phương Tây) tự xưng mình là Lạt Ma tái thế và đã nắm quyền vào năm 1822. Học giả người Italy Luciano Petech nhận xét: "Nhiếp chính Ngawang là nhân vật gian ngoan, lươn lẹo và là “nhân vật quyền lực nhất của Tây Tạng trong suốt thế kỷ 19”.
Các học giả đều thống nhất quan điểm cho rằng ông ta muốn tìm cách loại trừ đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 10 sau khi cảm thấy quyền lực của mình đã đủ lớn mạnh để tạo thành một âm mưu lật đổ.
Vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 11 đã không sống thọ. Đức Khedup Gyatso cũng qua đời tại Potala. Đạt Lai Lạt Ma Khedup Gyatso qua đời trong một trận chiến thảm khốc giữa Tây Tạng và Gurkhas thuộc vương quốc Nepal. Rất có thể một cuộc tranh giành quyền lực do nhà Thanh đứng phía sau giật dây đã nổ ra ở Lhasa. Quyền lực của Khedup Gyatso chi phối mạnh mẽ ở Lhasa, và nó chính là lý do khiến cho ngài trở thành mục tiêu của những kẻ ám sát.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 12 Trinle Gyatso lên ngôi ngay sau cái chết của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 11. Thời thơ ấu của Ngài gắn liền với học thuật và viếng thăm các thiền viện hẻo lánh. Lên ngôi vào năm 1873 ở tuổi 18, ngài chỉ nắm quyền được 2 năm ngắn ngủi thì qua đời, và chịu ảnh hưởng chi phối của Chamberlain, tức Ban thiền Lạt Ma Dhondrup.
Dhondrup tự tử chết vào năm 1871 sau một phán quyết của tòa án. Xác của ông bị chặt đầu và chiếc đầu của ông được treo để thị chúng như một lời cảnh báo. Nhà văn Hà Lan Ardy Verhaegen cho rằng cái chết của Dhondrup khiến cho đức Trinle Gyasto bị sốc, ngài đã đi lang thang khắp Potala trong suốt 4 năm, sau cùng đã ngã bệnh và qua đời chỉ 2 tuần sau đó.
Nhưng khó hiểu nhất là chứng bệnh kỳ quái của Ngài, khi chết Ngài không nằm trên giường bệnh mà thay vào đó là chết trong tư thế thiền định và xoay về hướng Nam.
Cái chết của ngài khiến người ta không ít ngờ vực. Sử gia Trung Quốc Yan Hanzhang từng viết: “Di hài và tất cả các món đồ trong buồng của đức Đạt Lai Lạt Ma đều giữ nguyên hiện trạng khi xác chết được phát hiện”. Khám nghiệm pháp y không chứng minh được điều gì, nhưng theo sử gia Yan Hanzhang thì cái chết của ngài là hệ quả của cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhiếp chính và chủ nông nô ở Tây Tạng.