Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

101 Truyện Thiền bình giải

Thứ hai - 05/12/2011 08:20

11/ Chuyện đời Shunkai

Gian nhân tuyệt sắc Shunkai, còn có tên là Suzu, bị bắt phải lấy chồng khi còn rất trẻ. Sau đó, khi cuộc hôn nhân chấm dứt, nàng đi học đại học, và học triết.


Thấy Shunkai là phải yêu nàng. Hơn nữa, đi đâu nàng cũng yêu. Tình yêu đến với nàng ở đại học, sau đó, khi triết lý không thỏa mãn nàng, nàng vào thăm một ngôi chùa để học Thiền, và thiền sinh si mê nàng. Cả đời nàng thấm ướt tình yêu.

Cuối cùng, ở Kyoto nàng trở thành một thiền sinh thật sự. Các bạn thiền sinh nam ở chùa Kennin đều ca ngợi sự thành tâm của nàng. Một người trong số thiền sinh nam có tâm ‎ý tốt và giúp nàng trong việc thực tập thiền.

Vị thầy trụ trì chùa Kennin là Mokurai, có nghĩa là Sấm Lặng, rất khó khăn. Thầy giữ gìn lề luật nghiêm nghặt và muốn các học trò cũng như thế. Trong nước Nhật của thời đại mới, nhiệt tâm nào các vị sư đã mất về Phật học các vị hình như tìm lại được về các bà vợ. Thầy Mokurai phải lấy chổi đuổi các bà đi khi thấy bà nào trong chùa. Nhưng thầy đuổi nhiều chừng nào, các bà ùa vào lại nhiều chừng nấy.

 


Trong chùa này, bà vợ của sư trưởng tràng ghen với cố gắng và sắc đẹp của Shunkai. Nghe các học trò ca ngợi sự tập Thiền nghiêm chỉnh của Shunkai, bà khó chịu không yên. Cuối cùng bà phao tin đồn về Shunkai và người thiền sinh đang giúp đở cô. Hậu quả là anh ta và Shunkai bị đuổi ra khỏi chùa.

“Tôi có thể là đã lầm lỗi trong tình yêu,” Shunkai nghĩ, “nhưng bà này cũng không thể ở trong chùa nếu bạn của tôi bị đối xử bất công.”

Đêm đó, Shunkai mang một thùng dầu lửa, đốt rụi ngôi chùa 500 tuổi. Sáng ra cảnh sát bắt nàng.

Một luật sư trẻ thích nàng và cố để giảm án cho nàng. “Đừng giúp tôi,” nàng bảo anh ta. “Có thể là tôi sẽ quyết định làm cái gì đó, lại mang tôi vào tù nữa.”

Cuối cùng, sau khi ở đầy đủ bản án 7 năm , Shunkai được thả khỏi nhà tù, nơi một vị quản giáo 60 tuổi đã yêu cô.


Nhưng bây giờ mọi người nhìn nàng là “tội phạm”. Chẳng ai muốn liên hệ với nàng. Ngay cả các thiền nhân, những người đáng lý ra là tin vào sự giác ngộ ở đời này với thân thể này, cũng tránh xa nàng. Thiền, Shunkai khám phá ra, là một chuyện nhưng các thiền nhân lại là một chuyện khác. Thân nhân nàng cũng không dính dấp với nàng. Nàng lâm bệnh, nghèo, và yếu.

Nàng gặp một vị sư vị sư Tịnh độ tông dạy nàng về Phật Di Lặc, và nhờ đó nàng tìm được an ủi và bình an trong tâm. Nàng qua đời khi còn rất đẹp và chưa đến 30 tuổi.

Nàng viết câu chuyện về đời nàng trong một nỗ lực hoài công để kiếm sống, và kể lại một phần cho một nhà văn nữ. Vì vậy câu chuyện đời nàng đến với độc giả Nhật. Những người đã xua đuổi nàng, mạ lị nàng, ghét bỏ nàng, giờ đây đọc về cuộc đời nàng với những dòng nước mắt ăn năn.
.

Bình:

 

• Hồng nhan đa truân.

Nghiệp từ tiền kiếp?
Hay nghiệp của kiếp này—vì nhiều người yêu nàng và nàng cũng yêu nhiều người?
Hay nghiệp của cả mọi kiếp?
Hay tạo hóa công bằng? “Càng nhiều sắc đẹp càng nhiều gian truân. Chữ tài liền với chữ tai một vần”?

• Nhưng…


Chuyện này nói về Shunkai, hay thực ra là nói về chúng ta, những người đang sống?

Chúng ta hay ghen ghét với người có sắc, có tài, có cái gì đó hơn ta. Cho nên người đẹp, người tài, người hấp dẫn, thì đi đâu cũng thường có kẻ thù…

Và những người này khi gặp hoạn nạn, dù là oan ức, thì cũng không ai muốn đở cho họ, vì tính ghen ghét nói “Cho đáng đời!”

kỳ thị, cư xử với nhau bằng nhãn hiệu. Thấy người đã có tiền án thì lánh xa, ruồng bỏ (dù họ đã trả hết tội trong tù rồi).

đạo đức giả. Người sống thì ruồng bỏ, người đã chết thì mới nhỏ nước mắt. Tại sao? Vì người đã chết thì không còn gì đề ghen, cho nên bây giờ mới khóc được.

Vậy thì…

Yêu người thì hãy yêu người sống. Yêu bằng hành động thật sự, nhất là khi người ta gặp hoạn nạn. Và yêu không lệ thuộc vào nhãn hiệu.

• “Buddha of love” (Phật của Tình Yêu) là một trong những tên và diện mạo của Phật Di Lặc (Maitreya hay Metteyya). Tên này có từ maitrī (Sanskrit) hay mettā (Pāli), có nghĩa là “loving-kindness” (từ bi), là các chữ đến từ chữ mitra (Sanskrit) hay mitta (Pāli) và có nghĩa là “bạn”.

 

The Story of Shunkai

 

The exquisite Shunkai whose other name was Suzu was compelled to marry against her wishes when she was quite young. Later, after this marriage had ended, she attended the university, where she studied philosophy.

To see Shunkai was to fall in love with her. Moreover, wherever she went, she herself fell in love with others. Love was with her at the university, and afterwards, when philosophy did not satisfy her and she visited a temple to learn about Zen, the Zen students fell in love with her. Shunkai’s whole life was saturated with love.

At last in Kyoto she became a real student of Zen. Her brothers in the sub-temple of Kennin praised her sincerity. One of them proved to be a congenial spirit and assisted her in the mastery of Zen.

The abbot of Kennin, Mokurai, Silent Thunder, was severe. He kept the precepts himself and expected his priests to do so. In modern Japan whatever zeal these priests have lost of Buddhism they seem to have gained for their wives. Mokurai used to take a broom and chase the women away when he found them in any of his temples, but the more wives he swept out, the more seemed to come back.

In this particular temple the wife of the head priest became jealous of Shunkai’s earnestness and beauty. Hearing the students praise her serious Zen made this wife squirm and itch. Finally she spread a rumor about Shunkai and the young man who was her friend. As a consequence he was expelled and Shunkai was removed from the temple.

“I may have made the mistake of love,” thought Shunkai, “but the priest’s wife shall not remain in the temple either if my friend is to be treated so unjustly.”

Shunkai the same night with a can of kerosene set fire to the five-hundred-year-old temple and burned it to the ground. In the morning she found herself in the hands of the police.

A young lawyer became interested in her and endeavored to make her sentence lighter. “Do not help me,” she told him. “I might decide to do something else which would only imprison me again.”

At last a sentence of seven years was completed, and Shunkai was released from the prison, where the sixty-year-old warden had become enamored of her.

But now everyone looked upon her as a “jailbird.” No one would associate with her. Even the Zen people, who are supposed to believe in enlightenment in this life and with this body, shunned her. Zen, Shunkai found, was one thing and the followers of Zen quite another. Her relatives would have nothing to do with her. She grew sick, poor, and weak.

She met a Shinshu priest who taught her the name of the Buddha of Love, and in this Shunkai found some solace and peace of mind. She passed away when she was still exquisitely beautiful and hardly thirty years old.

She wrote her own story in a futile endeavor to support herself and some of it she told to a woman writer. So it reached the Japanese people. Those who rejected Shunkai, those who slandered and hated her, now read of her live with tears of remorse.
12/ Ông Tầu vui tính

Ai đi trong các Phố Tàu ở Mỹ đều thấy ảnh tượng một ông mập mang một bao vải. Thương nhân Trung Hoa gọi ông ấy là Ông Tàu Vui Tính hay Ông Phật Cười.


Ông Hotei này sống thời nhà Đường. Ông chẳng muốn ai gọi mình là thiền sư hoặc tụ tập học trò đông đúc quanh mình. Thay vì vậy, ông đi đọc đường phố với một bao lớn trong đó ông mang các món quà như kẹo, trái cây, bánh ngọt. Đây là quà ông cho các em bé thường chơi đùa với ông. Ông tạo ra lớp vườn trẻ trên đường phố.

Lúc nào gặp một thiền nhân ông cũng xòe tay và nói: “Cho tôi một xu.”

Có một lần ông đang sửa soạn chơi/làm-việc, một thiền sư khác đi ngang và hỏi: “Yếu tính của thiền là gì?”

Hotei vất ngay bao vải xuống đất, trả lời thầm lặng.

“Vậy,” vị thiền sư hỏi tiếp, “thế nào là đạt được Thiền?”

Ông Tàu Vui Tính lập tức xách bao mang lên vai và đi tiếp.
.

Bình:


• Hotei chính là Phật Di Lặc, và có nhiều tên khác nhau như Phật Mập, Phật Cười, Phật Vui, Phật Tình Yêu, Phật Phát Tài…

Theo kinh sách thì Phật Di Lặc là Phật tương lai, Phật cuối cùng của thế giới ta bà này, có lẽ phải khoảng 30 ngàn năm nữa mới đến.

Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian thì Bố Đại Hòa Thượng thời nhà Đường là hóa thân của Phật Di Lặc, như trong truyện này.

• Yếu tính của Thiền là gì?

Là không vướng mắc, không vướng bận, không chấp. Như Hotei vất bao xuống đất.

• Thế nào là đạt được Thiền?

Là sống, là làm mọi điều mình vẫn làm thường ngày, với tâm không vướng mắc. Như Hotei mang bao quà đi chơi/dạy con nít.

.

Happy Chinaman


Anyone walking about Chinatowns in America will observe statues of a stout fellow carrying a linen sack. Chinese merchants call him Happy Chinaman or Laughing Buddha.

This Hotei lived in the T’ang dynasty. He had no desire to call himself a Zen master or to gather many disciples around him. Instead he walked the streets with a big sack into which he would put gifts of candy, fruit, or doughnuts. These he would give to children who gathered around him in play. He established a kindergarten of the streets.

Whenever he met a Zen devotee he would extend his hand and say: “Give me one penny.”

Once as he was about to play-work another Zen master happened along and inquired: “What is the significance of Zen?”

Hotei immediately plopped his sack down on the ground in silent answer.

“Then,” asked the other, “what is the actualization of Zen?”

At once the Happy Chinaman swung the sack over his shoulder and continued on his way.
13/ Một vị Phật

Ở Tokyo vào thời Minh Trị Thiên Hoàng, có hai vị thầy với tính cách hoàn toàn khác nhau. Unsho là vị thầy Chân Ngôn Tông, giữ mọi lề luật của nhà Phật rất kỹ lưỡng. Ông không bao giờ uống rượu, và không bao giờ ăn gì sau 11 giờ sáng. Vị thầy kia là Tanzan, một giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia, chẳng bao giờ giữ lề luật gì. Khi muốn ăn là ăn, khi muốn ngủ ngày là ngủ.


Ngày nọ Unsho đến thăm Tanzan lúc Tanzan đang uống rượu. Phật tử không được cho ngay cả một giọt rượu chạm lưỡi mình.

“Ê, anh ơi, uống một ly nhé.”

“Tôi không bao giờ uống rượu!” Unsho nhấn mạnh nghiêm trọng.

“Người không uống thì không phải là người,” Tanzan nói.

“Anh nói tôi không là người chỉ vì tôi không mê uống rượu!” Unsho nói giận dữ. “Nếu tôi không là người thì tôi là gì?”

“Một vị Phật,” Tanzan trả lời.

 

Bình:

 

• Mục đích tối hậu của Phật pháp là đưa đến Giác ngộ, tức là tỉnh thức. Người Giác Ngộ đến Niết Bàn, tức là “lửa đã tắt”—Tâm Tĩnh Lặng.

Tất cả những kinh điển, những chùa chiền, những tăng đoàn, những qui luật được dựng ra chỉ để giúp người ta đạt được mục tiêu tối hậu–Tâm Tĩnh Lặng. Chúng chỉ là dụng cụ, là phương tiện. Có những thứ phương tiện này thì tốt, nhưng nếu không có thì cũng không hề gì, nếu người ta vẫn có thể giác ngộ mà không cần chúng. Phương tiện nào dùng cũng được và không dùng cũng được. Người ta có thể đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy, đi xe hơi, đi máy bay để đến một nơi nào đó. Chẳng cách đi nào là bắt buộc cả.


• Uống rượu mà có tâm Phật, tức là nhìn người khác là Phật, như Tanzan, thì có uống cũng chẳng hề hấn gì.

Ngược lại, giữ mọi lề luật gắt gao mà tâm sân rất nhậy như Unsho, thì cũng chẳng được gì.

• Trên đường tu tập, ta phải biết điều gì là mục tiêu, điều gì chỉ là phương tiện. Rất tiếc là nhiều người thích chấp vào hình thức mà quên nội dung, chấp vào phương tiện mà bỏ rơi mục đích.

 

A Buddha

 

In Tokyo in the Meiji era there lived two prominent teachers of opposite characteristics. One, Unsho, an instructor in Shingon, kept Buddha’s precepts scrupulously. He never drank intoxicants, nor did he eat after eleven o’clock in the morning. The other teacher, Tanzan, a professor of philosophy at the Imperial University, never observed the precepts. When he felt like eating, he ate, and when he felt like sleeping in the daytime, he slept.

One day Unsho visited Tanzan, who was drinking wine at the time, not even a drop of which is supposed to touch the tongue of a Buddhist.

“Hello, brother,” Tanzan greeted him. “Won’t you have a drink?”

“I never drink!” exclaimed Unsho solemnly.

“One who does not drink is not even human,” said Tanzan.

“Do you mean to call me inhuman just because I do not indulge in intoxicating liquids!” exclaimed Unsho in anger. “Then if I am not human, what am I?”

“A Buddha,” answered Tanzan.

14/ Đường bùn

 

Tanzan và Ekido đi chung với nhau trên con đường bùn lầy. Mưa đang rơi nặng hạt. Đến một khúc quanh, họ gặp một cô gái xinh xắn mặc Kimono và mang đai lưng, không vượt qua ngã tư được.


“Đi, cô em,” Tanzan nói ngay. Bế cô gái trên đôi tay, thiền sư mang cô qua vũng bùn.

Ekido chẳng hề nói một lời nào nữa, cho đến tối khi họ sắp đến chùa tạm nghỉ. Ekido không còn nhịn được. “Người tu hành chúng ta không kề cận phụ nữ,” Ekido nói với Tanzan, “nhất là các cô gái trẻ và đẹp. Nguy hiểm. Sao thầy làm vậy?”

“Thầy bỏ cô ấy xuống đằng đó rồi,” Tanzan nói. “Con còn bế cô ấy sao?”
.

Bình:

 

• Tanzan là vị giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia (Nhật), mà ta vừa biết đến trong truyện Một Vị Phật.

• Tâm tỉnh thức, tâm Phật, là tâm không vướng mắc, tâm vô chấp.
Không vướng mắc với lề luật “nam nữ thọ thọ bất thân.”
Không vướng mắc với hình ảnh người đẹp và ái dục trong lòng.
Việc phải làm thì làm. Nên giúp cô ấy qua đường là giúp. Lề luật không quan trọng bằng giúp người.
Làm xong là quên, chẳng còn vướng gì trong tâm—không vướng bận về người đẹp, không vướng bận về chuyện phá luật, không vướng bận về chuyện người đó có nhớ ơn mình không…
Không gì cả. Tâm “Không.”

• Đằng khác, tâm chưa giác ngộ, như Ekido, dễ bị hoảng loạn và vướng bận đủ điều—lề luật, hình ảnh người đẹp, sợ hãi nguy hiểm, nghi ngờ thầy của mình…

• Sống là hành động giúp người khi người cần giúp. Tâm không vướng mắc thì hành động dễ. Tâm vướng mắc thì trói tư tưởng và trói cả tay chân, chẳng làm gì được, chẳng giúp ai được.

• Đầu đề của bài này là “Đường bùn.” Con đường có gì là quan trọng mà phải lấy nó làm đầu đề?

Chúng ta là những khách lữ hành trên con đường bùn của cõi ta bà. Nếu chúng ta tự mình lấm bùn, để bế những người khác qua đường cho khỏi lấm bùn, mà không nệ hà vướng bận gì cả, thì đó là Tâm Bồ Tát.

Muddy Road

 

Tanzan and Ekido were once travelling together down a muddy road. A heavy rain was still falling.

Coming around a bend, they met a lovely girl in a silk kimono and sash, unable to cross the intersection.

“Come on, girl,” said Tanzan at once. Lifting her in his arms, he carried her over the mud.

Ekido did not speak again until that night when they reached a lodging temple. Then he no longer could restrain himself. “We monks don’t do near females,” he told Tanzan, “especially not young and lovely ones. It is dangerous. Why did you do that?”

“I left the girl there,” said Tanzan. “Are you still carrying her?”
15/ Shoun và mẹ

 

Shoun là một vị thầy về thiền Tào Động. Khi còn là học trò, bố của Shoun qua đời, Shoun phải chăm sóc mẹ.

Mỗi khi vào phòng thiền, Shoun luôn luôn mang mẹ đi theo. Vì có mẹ đi theo, mỗi khi Shoun viếng một tu viện, ông không thể sống chung với các vị sư khác. Vì vậy Shoun xây một nhà nhỏ để lo cho mẹ. Shoun chép lại kinh sách, và thi ca nhà Phật, và nhờ đó nhận được ít tiền mua thực phẩm.


Khi Shoun mua cá cho mẹ, người ta chế giễu ông, vì người tu hành không được ăn cá. Nhưng Shoun không màng. Tuy nhiên, mẹ của Shoun thì buồn, thấy con mình bị cười chê. Cuối cùng bà nói với Shoun: “Mẹ nghĩ là mẹ sẽ thành ni cô. Mẹ cũng có thể ăn chay được.” Bà thành ni cô, và mẹ con nghiên cứu chung với nhau.

Shoun yêu nhạc và là nhạc sĩ giỏi về đàn hạc, Mẹ shoun cũng chơi đàn hạc. Những đêm trăng tròn hai mẹ con chơi đàn với nhau.

Có một đêm một cô gái trẻ đi ngang nhà và nghe nhạc. Cảm xúc quá, cô bèn mời Shoun đến nhà cô đêm hôm sau và đánh đàn. Shoun đồng ‎ý. Vài ngày sau Shoun gặp lại cô ấy ngoài phố và cám ơn lòng hiếu khách của cô. Mọi người cười chê, vì Shoun đã đến nhà một cô gái làng chơi.

Ngày nọ Shoun đi thuyết giảng ở một chùa xa. Vài tháng sau ông trở về nhà và biết mẹ vừa chết. Các bạn không biết tìm ông ở đâu, nên tang lễ đã bắt đầu.

Shoun bước lên, dùng gậy gõ vào quan tài. “Mẹ, con đã về đây,” ông nói.

“Mẹ mừng con đã về,” ông trả lời thế cho mẹ.

“Vâng, con cũng mừng,” Shoun trả lời. Rồi ông nói mới mọi người quanh ông: “Lễ tang đã xong. Các bạn có thể hỏa táng.”

Khi Shoun đã rất già, ông biết ngày cuối đã gần kề. Một buổi sáng, ông gọi các đệ tử lại quanh ông, nói cho họ biết ông sẽ ra đi vào lúc trưa. Thắp nhang trước ảnh mẹ và thầy cũ, ông viết một bài thơ:

 

Năm mươi sáu năm gắng sống tử tế
Đi đường tôi trong thế giới này
Giờ mưa đã ngừng, mây đã hết
Trời trong xanh một mảnh trăng đầy

Các đệ tử đứng quanh ông, tụng kinh, và Shoun ra đi khi kinh còn đang tụng.

Bình:


• Người ta nghĩ rằng xuất gia là “ra khỏi nhà”, bỏ cha bỏ mẹ đi tu. Nhưng đâu có Phật nào cản con lo cho mẹ từng ngày, ngay cả lúc ngồi thiền là lúc cần yên tĩnh nhất, cũng mang mẹ theo bên cạnh để chăm sóc.

Ngoài gánh nặng tiền bạc và công khó, còn gánh nặng bị người đời cười chê. Mang gánh nặng để lo cho mẹ, đó chính là bằng chứng cụ thể nhất của tình yêu.

• Không chỉ lo về thể chất, mà Shoun còn lo về phát triển tinh thần của mẹ–chơi nhạc cùng mẹ, nghiên cứu Phật pháp cùng mẹ, và mẹ rốt cuộc cũng thành ni cô, mở rộng tâm mẹ trên đường tu học. Còn cái lo nào lớn cho bằng.

• Vì yêu mẹ, nên Shoun kính trọng phụ nữ, kể cả gái làng chơi. Và kính trọng phụ nữ, ngay cả khi người khác cười mình là giao du với người xấu.

• Khi mẹ chết Shoun thay mẹ để nói chuyện với mình, đó là do cảm thấy gần gũi mẹ đến mức thấy có mẹ trong mình, và mẹ nói được lời mẹ qua miệng mình.

• Thực sự thì, trong ta có cha mẹ và tất cả tổ tiên ta.

Bởi vì Shoun biết mẹ đã ở trong Shoun, nên Shoun chẳng buồn gì cả. Nói chuyện với mẹ xong là điềm tĩnh bảo mọi người có thể hỏa táng xác mẹ.

• Cho đến ngày cuối đời, vẫn không quên mẹ và thầy.

• Đến ngày cuối đời, Shoun mới xác nhận là mình đã giác ngộ–Giờ mưa đã ngừng, mây đã hết, trời trong xanh môt mảnh trăng đầy.

 

Shoun and His Mother

 

Shoun became a teacher of Soto Zen. When he was still a student his father passed away, leaving him to care for his old mother.

Whenever Shoun went to a meditation hall he always took his mother with him. Since she accompanied him, when he visited monasteries he could not live with the monks. So he would build a little house and care for her there. He would copy sutras, Buddhist verses, and in this manner receive a few coins for food.

When Shoun bought fish for his mother, the people would scoff at him, for a monk is not supposed to eat fish. But Shoun did not mind. His mother, however, was hurt to see the others laugh at her son. Finally she told Shoun: “I think I will become a nun. I can be a vegaterian too.” She did, and they studied together.

Shoun was fond of music and was a master of the harp, which his mother also played. On full-moon nights they used to play together.

One night a young lady passed by their house and heard music. Deeply touched, she invited Shoun to visit her the next evening and play. He accepted the invitation. A few days later he met the young lady on the street and thanked her for her hospitality. Others laughed at him. He had visited the house of a woman of the streets.

One day Shoun left for a distant temple to deliver a lecture. A few months afterwards he returned home to find his mother dead. Friends had not known where to reach him, so the funeral was then in progress.

Shoun walked up and hit the coffin with his staff. “Mother, your son has returned,” he said.

“I am glad to see you have returned, son,” he answered for his mother.

“Yes, I am glad too,” Shoun responded. Then he announced to the people about him: “The funeral ceremony is over. You may bury the body.”

When Shoun was old he knew his end was approaching. He asked his disciples to gather around him in the morning, telling them he was going to pass on at noon. Burning incense before the picture of his mother and his old teacher, he wrote a poem:

 

For fifty-six years I lived as best I could,
Making my way in this world.
Now the rain has ended, the clouds are clearing,
The blue sky has a full moon.

His disciples gathered about him, reciting a sutra, and Shoun passed on during the invocation.

16. Không xa Phật vị

Một sinh viên đại học thăm thiền sư Gasan và hỏi ông: “Đã bao giờ thầy đọc Thánh Kinh Thiên chúa giáo chưa?”


“Chưa, đọc cho tôi nghe đi,” Gasan nói.

Người sinh viên mở Thánh Kinh và đọc phúc âm Thánh Matthew: “Và tại sao lại lo áo quần? Hãy xem các bông huệ ngoài đồng mọc thế nào. Chúng không làm việc, không dệt vải, nhưng tôi nói thật với các bạn ngay cả vua Solomon trong tất cả vinh quang của mình cũng không mặc đẹp như các bông hoa đó… Đừng lo đến ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo cho nó.”

Gasan nói, “Ai nói những lời này, tôi xem đó là một người đã giác ngộ.”

Người sinh viên đọc tiếp: “Xin và bạn sẽ được, tìm và bạn sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ mở cho bạn. Bởi vì ai xin thì sẽ nhận, ai tìm thì sẽ thấy, và ai gõ cửa sẽ được mở cửa.”

Gasan nói: “Tuyệt vời. Ai mà nói điều này thì không xa Phật vị.”

 

Bình:

 

• Đó là các lời nói của Giêsu của Nazareth. Các điều sâu thẳm trong con tim của con người vượt biên giới tôn giáo mà nhiều tín đồ của các tôn giáo thích lập nên bằng những rào cản phân biệt ta đúng họ sai.

• “Đừng lo đến ngày mai” tức là sống ở đây lúc này. Đó là Thiền.

“Tìm thì sẽ thấy” tức là muốn thành tâm tìm chân lý thì sẽ có lúc được. Đó là Phật pháp.

• Gasan Jōseki (峨山韶碩1275–23.11.1366) là một thiền sư Tào Động Nhật Bản. Là học trò của Keizan Jokin, và có các học trò: Bassui Tokushō, Taigen Sōshin, Tsūgen Jakurei, Mutan Sokan, Daisetsu Sōrei, và Jippō Ryōshū.

 

Not Far From Buddhahood

A university student while visiting Gasan asked him: “Have you even read the Christian Bible?”


“No, read it to me,” said Gasan.

The student opened the Bible and read from St. Matthew: “And why take ye thought for raiment? Consider the lilies of the field, how they grow. They toil not, neither do they spin, and yet I say unto you that even Solomon in all his glory was not arrayed like one of these…Take therefore no thought for the morrow, for the morrow shall take thought for the things of itself.”

Gasan said: “Whoever uttered those words I consider an enlightened man.”

The student continued reading: “Ask and it shall be given you, seek and ye shall find, knock and it shall be opened unto you. For everyone that asketh receiveth, and he that seeketh findeth, and to him that knocketh, is shall be opened.”

Gasan remarked: “That is excellent. Whoever said that is not far from Buddhahood.”
17. Dạy kiểu hà tiện

 

Một bác sĩ trẻ ở Tokyo tên Kusuda gặp một người bạn học chung ở đại học đang học thiền. Chàng bác sĩ trẻ hỏi thiền là gì.

“Tôi không thể nói với anh nó là gì,” người bạn trả lời, “nhưng tôi chắc một điều là, nếu anh hiểu thiền, anh sẽ không sợ chết.”



“Được,” Kusuda nói. “Thôi sẽ thử. Làm sao tôi tìm được một vị thầy?”

“Đến gặp thiền sư Nan-in,” người bạn nói.

Kusuda đến thăm Nan-in. Anh ta mang theo một con dao 2 tấc rưỡi để thử xem thiền sư có sợ chết không.

Khi Nan-in thấy Kusuda ông nói to: “Chào, bạn quý. Khỏe không? Lâu quá không gặp.”

Kusuda lấy làm lạ, mới trả lời: “Chúng ta chưa gặp nhau bao giờ!”

“Phải rồi,” Nan-in trả lời. “Tôi nhầm anh với một người bác sĩ khác đang học thiền ở đây.”

Với phút đầu tiên như vậy, Kusuda mất cơ hội thử thiền sư, vì vậy bất đắc dĩ anh mới hỏi thiền sư cho học thiền.

Nan-in nói: “Thiền không phải là việc khó. Nếu anh là bác sĩ, hãy chữa bệnh với lòng nhân ái.”

Kusuda thăm Nan-in ba lần. Mỗi lần Nan-in đều bảo một điều duy nhất. “Bác sĩ không nên tốn thời giờ ở đây. Đi về và chăm sóc bệnh nhân.”

Kusuda vẫn không rõ là tại sao các lời dạy như thế có thể làm người ta hết sợ chết. Vì vậy trong lần thăm thứ tư, anh phàn nàn: “Bạn tôi nói khi người ta học thiền người ta hết sợ chết. Mỗi lần tôi đến đây thầy chỉ bảo tôi lo cho bệnh nhân của tôi. Chuyện đó tôi biết rồi. Nếu thiền của thầy chỉ có vậy, tôi sẽ không đến đây học thầy nữa.”


Nan-in mỉm cười và vỗ vai chàng bác sĩ. “Tôi đã quá khắt khe với anh. Để tôi chỉ cho anh một công án.” Thiền sư nói cho Kusuda nghe công án Không của Thiền sư Joshu, là công án đầu tiên để làm sáng tỏ trí óc trong sách Vô Môn Quan.

Kusuda suy nghĩ về công án Không trong hai năm. Cuối cùng chàng cảm thấy tâm mình đã vững chải. Nhưng thiền sư bình phẩm: “Anh vẫn chưa vào bên trong.”

Kusuda tiếp tục tập trung tư tưởng thêm một năm rưỡi nữa. Tâm của chàng trở nên lặng. Các vấn đề tan biến. “Không” trở thành chân lý. Anh chăm sóc cho bệnh nhân rất tử tế và, dù là không biết chuyện đó, anh đã thoát khỏi lo âu về sống hay chết.

Và khi anh đến thăm Nan-in, vị thầy chỉ mỉm cười.

 

Bình:

• Chỉ nhờ hỏi thăm vui vẻ lần gặp nhau đầu tiên mà thiền sư Nan-in vô tình làm tiêu đi ý‎ định thử dữ dằn của Kusuda.

• Tinh yếu của thiền là “Hãy chăm sóc cho bệnh nhân tử tế.” Tức là: (1) Hãy làm những việc hàng ngày (2) với từ tâm (3) đối với người khác.

Vì là tinh yếu cho nên lần nào Nan-in cũng lập đi lập lại bao nhiêu đó.

• Nhưng Kusuda phàn nàn (vì chưa đủ trí tuệ và trực nghiệm để hiểu), cho nên Nan-in mới nói “thầy quá khắt khe”, cho trò xuống cấp thấp hơn một tí, học công án vậy.

• Công án Joshu’s Mu là “Cái không của Triệu Châu.” Joshu là tên tiếng Nhật của thiền sư Trung quốc Triệu Châu. Công án này còn được gọi là “Con chó của Triệu Châu” và như thế này:


Một vị sư hỏi Triệu Châu.
“Con chó có Phật tánh không?”
Triệu Châu trả lời: “Không”

Mu trong tiếng Nhật là Vô trong tiếng Trung, và Không trong tiếng Việt. Mu còn có âm như tiếng sủa của chó.

Nói theo “có” với “không”, thì mọi sinh linh đang ở trong 6 nẻo luân hồi—trời, người, Atula, súc sinh, địa ngục, ngạ quỷ–đều có thể thành Phật, tức là đều có Phật tánh. Chó là súc sinh, đương nhiên là có Phật tánh.

Nhưng Phật tánh là gì? Là “Không”. Đây không phải là “không có” mà là “Không” của Bát Nhã Tâm Kinh: “Khi Bồ tát Quán-tự-tại thực hành trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, thấy rõ [mọi thứ] là Không, ngài liền vượt qua mọi khổ nạn.”

“Không” đây là “Tuyệt Đối”, là căn tánh thật của cả vũ trụ tương đối quanh ta và trong ta.

• Suy tư về “Không”, dù là đi đường vòng, cũng sẽ đưa ta đến đích—yêu thương mọi người và không còn sợ hãi.

• Tóm lại: Đi đường trí óc suy nghĩ phức tạp khoa bảng là đi đường vòng, đường thấp.

Đường trực tiếp, đường cao là “Sống bằng từ tâm với mọi người, hàng ngày.” Đó là tinh yếu của Thiền. Thiền là sống, không phải là lý thuyết.

 

Stingy in Teaching

A young physician in Tokyo named Kusuda met a college friend who had been studying Zen. The young doctor asked him what Zen was.

“I cannot tell you what it is,” the friend replied, “but one thing is certain. If you understand Zen, you will not be afraid to die.”

“That’s fine,” said Kusuda. “I will try it. Where can I find a teacher?”

“Go to the master Nan-in,” the friend told him.

So Kusuda went to call on Nan-in. He carried a dagger nine and a half inches long to determine whether or not the teacher was afraid to die.

When Nan-in saw Kusuda he exclaimed: “Hello, friend. How are you? We haven’t seen each other for a long time!”

This perplexed Kusuda, who replied: “We have never met before.”

“That’s right,” answered Nan-in. “I mistook you for another physician who is receiving instruction here.”

With such a beginning, Kusuda lost his chance to test the master, so reluctantly he asked if he might receive Zen instruction.

Nan-in said: “Zen is not a difficult task. If you are a physician, treat you patients with kindness. That is Zen.”

Kusuda visited Nan-in three times. Each time Nan-in told him the same thing. “A physician should not waste time around here. Go home and take care of you patients.”

It was not yet clear to Kusuda how such teaching could remove the fear of death. So on his fourth visit he complained: “My friend told me when one learns Zen one loses the fear of death. Each time I come here all you tell me is to take care of my patients. I know that much. If that is your so-called Zen, I am not going to visit you any more.”

Nan-in smiled and patted the doctor. “I have been too strict with you. Let me give you a koan.” He presented Kusuda with Joshu’s Mu to work over, which is the first mind enlightening problem in the book called The Gateless Gate.

Kusuda pondered this problem of Mu (No-Thing) for two years. At length he thought he had reached certainty of mind. But his teacher commented: “You are not in yet.”

Kusuda continued in concentration for another year and a half. His mind became placid. Problems dissolved. No-Thing became the truth. He served his patients well and, without even knowing it, he was free from concern over life and death.

Then when he visited Nan-in, his old teacher just smiled.
18/  Vui hay lo? - Một dụ ngôn

 

Phật nói một dụ ngôn trong kinh:

Một người đàn ông đi ngang cánh đồng và gặp con cọp. Anh ta chạy, cọp đuổi theo. Chạy đến một vực sâu, anh nắm rễ của một dây leo và nhảy xuống vực. Con cọp đứng trên vực đợi anh. Run rẩy, anh ta nhìn xuống đáy vực, một con cọp khác đang đợi dưới đáy để ăn anh. Chỉ có sợi dây leo đang giữ anh lại.


Hai con chuột, một trắng một đen, đang gặm sợi dây leo. Anh thấy một quả dâu chín mọng gần anh. Một tay nắm sợi dây leo, tay kia anh hái trái dâu. Ngọt ơi là ngọt!

 

Bình:

 

• Truyện này có nhiều phiên bản hơi khác nhau chút đỉnh, và nhiều người có những cách giải thích khác nhau. Chúng ta sẽ giải thích chuyện này theo tinh thần Thiền tông.

• Cọp trên vực và cọp ở dưới vực, tượng trưng cho điều không tránh được—đó là sự chết. Và cũng tượng trưng cho hai giới hạn của đời người: Cọp sau lưng (trên vực) là quá khứ, cọp trước mặt (dưới vực) là tương lai.

Đời người nằm giữa quá khứ và tương lai. Sơi dây leo tượng trưng cho đời người.

Chuột trắng chuột đen là biểu tượng của ngày và đêm, đưa con người dần đến sự chết.

Cuộc sống chỉ tạm thời, và ta nhất định sẽ có ngày chết.

• Thế trái dâu là tượng trưng cho điều gì?

Khoái lạc tạm thời làm cho ta si mê mà quên mất cái nguy đang gặp (như một số người giải thích)?

Nhưng nếu không ăn dâu cho thỏa thích, thì làm gì bây giờ?

• Tâm thiền là tâm rỗng lặng, không lo lắng về sự chết, không gánh nặng quá khứ và không lo sợ cho tương lai.

Sống thật là sống “ở đây lúc này.” Đừng lo chuyện không lo được. Trước cọp sau cọp, nếu đến lúc phải chết là ta sẽ phải chết, không cưỡng được, không thể chọn lựa được.

Nhưng trái dâu trước mặt, ta có cơ hội chọn lựa. Một là hưởng mật ngọt của nó, hai là để sợ hãi làm ta không thấy được trái dâu, không hưởng được nó.

Thiền là không lo sợ. An lạc vui sướng với “lúc này ở đây”.

 

A Parable

 

Buddha told a parable in a sutra:

A man traveling across a field encountered a tiger. He fled, the tiger after him. Coming to a precipice, he caught hold of the root of a wild vine and swung himself down over the edge. The tiger sniffed at him from above. Trembling, the man looked down to where, far below, another tiger was waiting to eat him. Only the vine sustained him.

Two mice, one white and one black, little by little started to gnaw away the vine. The man saw a luscious strawberry near him. Grasping the vine with one hand, he plucked the strawberry with the other. How sweet it tasted!
19/ Nguyên lý đầu tiên

Nếu đến chùa Obaku ở Kyoto ta sẽ thấy một dòng chữ khắc “Nguyên Lý Đầu Tiên”. Các chữ này lớn lạ thường, và những người rành thư pháp luôn luôn thán phục chúng như là những tác phẩm hàng đầu. Các chữ này do Kosen viết hai trăm năm về trước.


Lúc viết, thiền sư viết trên giấy, sau đó các nghệ nhân làm bản khắc lớn hơn bằng gỗ. Trong khi thiền sư viết, có một người đệ tử bạo gan ở bên cạnh, vị này đã hòa nhiều lít mực cho thiền sư để viết mấy chữ này và luôn luôn phê bình thư pháp của thiền sư.

“Chưa được,” vị đệ tử nói với Kosen sau lần viết đầu.

“Cái này thì sao?”

“Nghèo nàn. Dở hơn cái trước,” vị đệ tử nói.

Kosen kiên nhẫn viết hết tờ này đến tờ khác cho đến khi 84 chữ “Nguyên Lý Đầu Tiên” đã được viết, mà vị đệ tử vẫn chưa đồng ý.

Rồi, khi vị đệ tử bước ra ngoài một lúc, Kosen nghĩ: “Đây là cơ hội để mình thoát được con mắt sắc bén của hắn,” và thiền sư viết vội vã, với tâm trống rỗng mọi tạp niệm. “Nguyên Lý Đầu Tiên.”

“Một tác phẩm tuyệt vời,” vị đệ tử tuyên bố.

 

Bình:

 

• Ta không thể làm gì tốt nếu ta bị phân tâm. Lý‎ do phân tâm có thể là lý do rất tầm thường như là có học trò đứng phê phán. Ta có thể lo lắng và phân tâm rất phi lý‎, như là thầy sợ trò chê, chuyên gia sợ người không biết gì chê…

• Rộng hơn, trong đời sống hàng ngày, ta có thể bị phân tâm bởi đủ thứ tạp niệm: Sợ mọi người chê cười, sợ mất uy tín, sợ có người giận, sợ không ai khen… Các tạp niệm này làm ta phân tâm hàng ngày và chẳng làm được gì tốt.

• “Tâm trống rỗng mọi tạp niệm”—còn gọi là Vô Tâm–là Nguyên Lý đầu tiên của Thiền.

 

The First Principle

When one goes to Obaku temple in Kyoto he sees carved over the gate the words “The First Principle.” The letters are unusually large, and those who appreciate calligraphy always admire them as being a masterpiece. They were drawn by Kosen two hundred years ago.

When the master drew them he did so on paper, from which workmen made the larger carving in wood. As Kosen sketched the letters a bold pupil was with him who had made several gallons of ink for the calligraphy and who never failed to criticize his master’s work.

“That is not good,” he told Kosen after the first effort.

“How is that one?”

“Poor. Worse than before,” pronounced the pupil.

Kosen patiently wrote one sheet after another until eighty-four First Principles had been accumulated, still without the approval of the pupil.

Then, when the young man stepped outside for a few moments, Kosen thought: “Now is my chance to escape his keen eye,” and he wrote hurriedly, with a mind free from disctraction. “The First Principle.”

“A masterpiece,” pronounced the pupil.
20/ Lời khuyên của mẹ
Jiun, một thiền sư thời Sứ Quân, là một học giả tiếng phạn Sanskrit nổi tiếng đời Tokugawa. Khi còn trẻ, Jiun thường thuyết giảng cho các thiền sư khác.


Mẹ Jiun nghe điều này và viết cho chàng một lá thơ:

“Con, mẹ không nghĩ là con muốn theo Phật vì con muốn trở thành một quyển tự điển sống cho mọi người. Chẳng có giới hạn nào cho thông tin và lý giải, vinh quang và danh dự cả. Mẹ mong con bỏ hết các việc thuyết giảng này. Vào tu trong một thiền am nhỏ tại một góc núi xa. Dùng thời gian để thiền và nhờ đó mà có thể giác ngộ.”

 

Bình:

 

• Tokugawa Yoshinobu (28.10.1837-22.11.1913) là Sứ Quân (Shogun) cuối cùng của Nhật Bản, cho đến ngày chế độ sứ quân chấm dứt (1868).

Jiun (1718-1804) là một vị sư Chân Ngôn Tông (Shingon) và là một nhà cải tổ Phật giáo thời Tokugawa ở Nhật. Jiun chú trọng vào giáo dục Phật học và cải tổ đạo đức trong tâm ta. Jiun rất giỏi về mọi khía cạnh của Phật pháp, viết các sách dạy tiếng phạn Sanskrit đầu tiên ở Nhật, và thành lập ngành học về luật (vinaya) trong Chân Ngôn Tông.

• Bài viết này nêu lên vấn đề chúng ta thường nghe các vị thầy lớn của nhân loại nói tới nói lui rất thường xuyên: Đừng lệ thuộc vào ngôn từ để tìm trí tuệ và chân lý.

Lão tử nói: “Đạo mà có thể gọi là đạo thì không là đạo vĩnh viễn, tên mà có thể gọi là tên thì không là tên vĩnh viễn.”

Phật gia dạy ta không nên chấp vào “danh sắc.” Danh là tên, chỉ ngôn ngữ, tức là “không nên chấp vào ngôn ngữ.”

Chữ nghĩa ngôn từ cực kỳ giới hạn, hơn nữa lại tạo ra rối rắm nhiều hơn là trí tuệ. Khi anh chị yêu nhau, chỉ nhìn nhau không nói mà có thể hiểu nhau sâu thẳm. Khi hai vợ chồng sắp ly dị, một từ “ăn” chỉ có 2 mẫu tự, cũng chẻ ra, không chỉ làm 2 mà là 200 lần, để có lý do gây lộn ngày đêm.

Hiểu biết và chân lý không đến qua ngôn từ mà qua cảm xúc và trực giác. Tôi biết em yêu tôi vì tôi cảm được điều đó và trực giác (biết ngay) điều đó, mà chẳng cần ngôn ngữ hay lý luận. Hiểu biết và trí tuệ, về quả tim con người và chân lý của cuộc đờì, đến từ cảm xúc và trực giác. Ngôn ngữ và l‎ý luận nếu có giúp thì may ra chỉ là 1 phần trăm.


• Ngôn ngữ và l‎ý luận giúp thì ít mà hại thì có thể nhiều. Học trò mới học luận l‎ý thích dùng ngôn từ để lảm nhảm lý luận đủ kiểu và họ cho như thế là biết. Cho đến vài mươi năm sau, nếu họ có tiến bộ, họ sẽ khám phá ra là họ đã chẳng biết gì hết và đã chỉ tốn thời giờ gây lộn.

Hơn nữa, lý luận, ngôn ngữ, và thuyết giảng, thường đi theo các tràng pháo tay và các ca tụng cho giảng viên, chỉ làm cho “cái tôi” của giảng viên dễ bị ung thối.

• Tĩnh lặng (thiền) giúp cho chúng ta làm đằm cái tôi xuống (không lý luận, không tranh cãi, không có các tràng pháo tay…) và “nghe” được “cảm xúc” và những “cảm nhận” của mình về chính mình, vể người khác, và về thế giới quanh mình. Đó mới là cách để hiểu biết và có được trí tuệ.

• Mẹ Jiun, chứ không phải là bố, viết thơ khuyên bảo, nghĩa là phụ nữ thường giỏi hơn hơn đàn ông về cảm xúc và trực giác. Đàn ông thường lạc trong ngôn ngữ và lý luận.

• Mẹ còn có nghĩa là “tâm.” Mẹ ta là tâm ta. Và tâm ta muốn ta phải tĩnh lặng để có thể giác ngộ, tức là để tâm trở lại được căn tính trong sáng của tâm..

 

A Mother’s Advice

Jiun, a Shogun master, was a well-known Sanskrit scholar of the Tokugawa era. When he was young he used to deliver lectures to his brother students.

His mother heard about this and wrote him a letter.:

“Son, I do not think you became a devotee of the Buddha because you desired to turn into a walking dictionary for others. There is no end to information and commentation, glory and honor. I wish you would stop this lecture business. Shut yourself up in a little temple in a remote part of the mountain. Devote your time to meditation and in this way attain true realization.”

Tiếp theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: còn có
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 11699

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 66071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8357828