Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

101 Truyện Thiền bình giải

Thứ hai - 05/12/2011 08:33

41. Thiền của Joshu

Joshu bắt đầu học Thiền lúc 60 tuổi và tiếp tục cho đến 80, lúc ngài đạt Thiền.


Joshu  dạy Thiền từ năm 80 cho đến 120 tuổi.

Một ngày nọ môt đệ tử hỏi Joshu: “Nếu con không có gì trong tâm hết, con phải làm gì?”

Joshu trả lời: “Ném nó ra.”

“Nhưng con không có gì hết, làm sao mà ném ra được?” người đệ tử hỏi tiếp.

“Vậy thì,” Joshu nói, “khiêng nó ra.”
.

Bình:

 

• “Không có gì trong tâm” sao lại hỏi?

Có nguyên một câu hỏi nặng vậy mà nói là không có sao được!

Lần thứ nhất thầy bảo ném nó ra ngoài. Nhưng lại hỏi tiếp, thầy biết là câu hỏi này nặng quá, không ném được, phải khiêng ra ngoài.

• Tâm Thiền là tâm rỗng lặng, chẳng có gì trong đó hết–Vô tâm (no-mind).

• Joshu là tên Nhật của thiền sư Trung Quốc tên Triệu Châu, mà chúng ta đã nói đến qua công án Con Chó Của Triệu Châu trong bài Dạy kiểu hà tiện

 

Joshu’s Zen

Joshu began the study of Zen when he was sixty years old and continued until he was eighty, when he realized Zen.

He taught from the age of eighty until he was one hundred and twenty.

A student once asked him: “If I haven’t anything in my mind, what shall I do?”

Joshu replied: “Throw it out.”

“But if I haven’t anything, how can I throw it out?” continued the questioner.

“Well,” said Joshu, “then carry it out.”
42. Câu trả lời của người chết

 

Khi Mamiya, sau này là một giảng sư nổi tiếng, đến gặp thầy để nhận giáo huấn riêng, Mamiya được giao công án giải thích tiếng vỗ của một bàn tay.

Mamiya tập trung suy nghĩ vào điều gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay. “Con không tập luyện chuyên cần đủ,” thầy bảo Mamiya. “Con cứ bị vướng mắc vào thức ăn, tài sản, và cái tiếng đó . Con chết đi còn hơn. Như vậy sẽ giải quyết được vấn đề.”

 

http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/02/death_pose_.jpg?w=248&h=190


Lần kế tiếp Mamiya vào gặp thầy và lại bị hỏi chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay. Mamiya tức thì ngã lăn ra như là chết rồi.

“Đúng là con chết rồi,” thầy quan sát. “Nhưng vể tiếng vỗ đó thì sao?”

“Con vẫn chưa giải được,” Mamiya trả lời, ngước nhìn lên .

“Người chết không nói,” thầy bảo. “Đi ra!”.

Bình:

• Đây là vướng mắc đầu tiên của Mamiya: “Mamiya tập trung suy nghĩ vào điều gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay.”

Như chúng ta đã thấy trong bài Tiếng vỗ của một bàn tay, mục đích của công án không phải là để tìm câu trả lời, mà là “để chận tâm trí không đi lang thang”. Cuối cùng là có được tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng, hoàn toàn trống không, “vô tâm”. Nếu tâm trí ta cứ vướng mắc với câu hỏi “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?”, thì tâm trí không bao giờ tĩnh lặng được.

• Vì vậy cho nên thầy nói: “Con cứ bị vướng mắc vào … cái tiếng đó.”

• Thầy còn nói vướng mắc vào “thức ăn và tài sản.” Đây là thầy muốn nhắc khéo là cả ba thứ vướng mắc đều như nhau. Con mà còn vướng mắc vào “cái tiếng đó” và vẫn còn tìm lời giải “cái tiếng đó là gì?”, thì con vẫn còn vướng mắc y như là người ham ăn và người ham của cải.

• Thầy còn hướng dẫn xa hơn: “Con chết đi còn hơn.” “Chết” tức là không suy nghĩ nữa, không có câu hỏi trong đầu nữa. Nhưng trò vẫn không hiểu được.

Thầy phải nhắc khéo thêm lần nữa: “Người chết không nói”—tức là, không có câu hỏi, không có câu trả lời.

• Tâm tĩnh lặng, tâm không, vô tâm là đích điểm cuối cùng. Khi đạt được đích đó thì tâm hoàn toàn rỗng lặng, không có câu hỏi và không có câu trả lời.

Nếu nói theo kiểu Tanzan, thiền sư ẳm cô gái qua vũng bùn, thì: “Ủa, câu hỏi đó con đã để nó lại lúc thầy hỏi con hai tháng trước rồi, sao thầy lại con mang nó theo tới bây giờ?”

• Chú ý: Các thiền sư không nói nhiều. Chữ nào trong câu nói của các vị cũng quan trọng.

 

The Dead Man’s Answer

When Mamiya, who later became a well-known preacher, went to a teacher for personal guidance, he was asked to explain the sound of one hand.

Mamiya concentrated upon what the sound of one hand might be. “You are not working hard enough,” his teacher told him. “You are too attached to food, wealth, things, and that sound. It would be better if you died. That would solve the problem.”

The next time Mamiya appeared before his teacher he was again asked what he had to show regarding the sound of one hand. Mamiya at once fell over as if he were dead.

“You are dead all right,” observed the teacher. “But how about that sound?”

“I haven’t solved that yet,” replied Mamiya, looking up.

“Dead men do not speak,” said the teacher. “Get out!”
43. Thiền trong đời gã ăn mày

 

Tosui là một Thiền sư nổi tiếng vào thời của ngài. Tosui đã trụ trì vài chùa và dạy ở nhiều tỉnh.

Chùa cuối cùng Tosui viếng thăm thu hút nhiều môn sinh đến nỗi Tosui nói với họ là ngài sẽ bỏ việc giảng dạy vĩnh viễn. Tosui khuyên họ ra về và đi đâu tùy ý. Sau đó chẳng còn ai biết tông tích ngài ở đâu.


Ba năm sau một đệ tử của Tosui khám phá ra ngài đang sống với vài người hành khất dưới một gầm cầu ở Tokyo. Người đệ tử lập tức nài nĩ Tosui dạy mình.

“Nếu cậu có thể làm như tôi làm, dù chỉ đôi ba ngày, thì tôi có thể dạy,” Tosui trả lời.

Vậy người đệ tử mặc áo quần như hành khất và theo Tosui cả ngày. Đến đêm một người trong đám ăn mày chết. Tosui và người đệ tử khiêng xác nửa đêm và chôn xác trên sườn núi. Rồi họ trở về lại chỗ ở dưới gầm cầu.

Tosui ngủ ngon lành, nhưng người đệ tử không ngủ được. Đến sáng Tosui nói: “Chúng ta không phải đi xin đồ ăn hôm nay. Ông bạn vừa chết của mình đã để lại ít thức ăn đằng kia.” Nhưng người đệ tử chẳng ăn nổi miếng nào.

“Tôi đã nói là cậu không làm như tôi được,” Tosui kết luận. “Đi đi và đừng làm phiền tôi nữa.”.

Bình:

• Tosui Unkei, thiền sư dòng Tào Động (Soto), là thiền sư lập dị nhất trong lịch sử Thiền Nhật Bản. Ngày nay nhiều người so sánh Tosui với thánh Francis of Assisi (Thiên chúa giáo), hay gọi Tosui “Chàng hippy đầu tiên”, và sách về cuộc đời của Tosui được gọi là “Hippy nhập môn.”

100 năm sau khi Tosui qua đời, thiền sư học giả Menzan Zuiho (1683-1769), thu nhặt tài liệu và các truyện truyền khẩu, viết lại quyển sách về cuộc đời của Tosui. Quyển này ngày nay đã được dịch sang tiếng Anh dưới tên “Letting go: The Story of Zen Master Tosui.” Có thể đọc quyển này trên Google Books.

http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/02/happybeggar.jpg?w=180&h=240


• Tosui xem ra không thích học trò nghe mà không thực hành. Thường thì nghìn người nghe may ra được một người thực hành nghiêm chỉnh. Bao nhiêu người trong chúng ta đã nghe, đọc, và xem phim ảnh sách vở về tập thể dục. Bao nhiêu người đang tập hàng ngày? Hay là kinh sách Phật? Hay là Thánh Kinh?

Đa số người có ảo tưởng là cứ xem hay đọc điều gì thì mình sẽ có điều đó trong mình. Cứ xem phim Superman và Batman cả đời xem ta có thể thành Superman hay Batman không?

• Có lẽ, đối với Tosui, mang an lạc của Thiền đến cho vài người ăn mày, dưới đáy xã hội, có ý nghĩa hơn là giảng cho cả nghìn người mà chẳng mấy ai thực hành.

• Thực ra Tosui đã dạy cho người đệ tử kèo nài xin theo học rồi. Anh này chỉ học không nổi mà khôi. Thiền là sống thoải mái trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ nơi đâu. Kể cả sống đời ăn mày. Sống “ở đây lúc này.”

Anh đệ tử này chỉ thích “nghe” giảng, nhưng thầy chỉ muốn học trò “sống”.

• Thiền là sống không vướng mắc. Vậy thôi.

Mê nghe lời thầy giảng là một vướng mắc lớn. Cả “lời giảng” lẫn “nghe giảng” đều không phải là “sống.”

Thầy muốn thử xem nếu mình phải sống như ăn mày, mình có thể sống với tâm không vướng mắc không?

Sống không QUEN, thì đương nhiên rồi. Ví dụ là khó ngủ vì lạ nơi.

Nhưng không MUỐN ăn đồ ăn của bạn mình vừa chết lại là chuyện khác. Đây là vướng mắc lớn về ý chí.

Hai vướng mắc này rất lớn: Việc nên làm (i.e., ăn) thì không làm. Việc không cần (lời gỉảng) thì lại cầu.

Rất khó để “thấy đường”..

 

Zen in a Beggar’s Life

Tosui was a well-known Zen teacher of his time. He had lived in several temples and taught in various provinces.

The last temple he visited accumulated so many adherents that Tosui told them he was going to quit the lecture business entirely. He advised them to disperse and go wherever they desired. After that no one could find any trace of him.

Three years later one of his disciples discovered him living with some beggars under a bridge in Kyoto. He at once implored Tosui to teach him.

“If you can do as I do for even a couple days, I might,” Tosui replied.

So the former disciple dressed as a beggar and spent the day with Tosui. The following day one of the beggars died. Tosui and his pupil carried the body off at midnight and buried it on a mountainside. After that they returned to their shelter under the bridge.

Tosui slept soundly the remainder of the night, but the disciple could not sleep. When morning came Tosui said: “We do not have to beg food today. Our dead friend has left some over there.” But the disciple was unable to eat a single bite of it.

“I have said you could not do as I,” concluded Tosui. “Get out of here and do not bother me again.”

44. Kẻ cướp thành môn đệ

 

Một buổi tối khi Shichiri Kojun đang tụng kinh, một tên cướp cầm một thanh gươm bén vào nhà, đòi tiền, nếu không thì chết.

Shichiri bảo tên cướp: “Đừng làm rộn tôi. Anh có thể tìm tiền trong hộc tủ đó.” Rồi thiền sư tiếp tục tụng kinh.


Một lúc sau thiền sư ngừng và gọi: “Đừng lấy hết tiền. Tôi cần một ít để đóng thuế ngày mai.”

Kẻ gian lấy gần hết số tiền và sửa soạn ra về. “Cám ơn khi nhận được quà,” Shichiri nói thêm. Chàng cướp cám ơn thiền sư rồi đi mất.

Vài ngày sau chàng cướp bị bắt và thú tội, ngoài các tội khác, còn có tội với Shichiri. Khi được gọi ra làm chứng, Schichiri nói: “Anh này chẳng phải là trộm cướp, ít ra là đối với tôi. Tôi cho anh ta tiền và anh ta cám ơn tôi về việc đó.”

Sau khi mãn hạn tù, anh chàng này đến gặp Shichiri và thành đệ tử của Thiền sư..

Bình:

• Từ bi hoán cải.

• Nhưng, Shichiri đối xử từ bi với một tên cướp, hay Shichiri chỉ đối xử bình thường với một người trong nhà—Schichiri xem tên cướp, và tất cả mọi người khác trong thiên hạ, như là người nhà của mình?

Để trả lời, xin đọc lại lời đối thoại.

• Tiếng Anh, “thief” nên dịch là “kẻ trộm”. Tuy nhiên, trong truyện có nói cầm gươm dọa, thì phải là “cướp” (robber) mới đúng..

 

The Thief Who Became a Disciple

One evening as Shichiri Kojun was reciting sutras a thief with a sharp sword entered, demanding either money or his life.

Shichiri told him: “Do not disturb me. You can find the money in that drawer.” Then he resumed his recitation.

A little while afterwards he stopped and called: “Don’t take it all. I need some to pay taxes with tomorrow.”

The intruder gathered up most of the money and started to leave. “Thank a person when you receive a gift,” Shichiri added. The man thanked him and made off.

A few days afterwards the fellow was caught and confessed, among others, the offence against Shichiri. When Shichiri was called as a witness he said: “This man is no thief, at least as far as I am concerned. I gave him money and he thanked me for it.”

After he had finished his prison term, the man went to Shichiri and became his disciple.
45. Đúng và sai

Khi Bankei mở mùa an cư kiết hạ, đệ tử từ nhiều nơi trên đất Nhật về tham dự. Trong một buổi thiền định, một đệ tử bị bắt gặp đang ăn cắp. Vấn đề được bẩm báo lên Bankei, với yêu cầu là người đệ tử ăn cắp bị đuổi. Bankei lờ vụ này.


Sau đó đệ tử này lại bị bắt gặp ăn cắp như vậy, và một lần nữa Bankei lờ vấn đề. Chuyện này làm các đệ tử khác tức giận; họ viết một thỉnh nguyện thư yêu cầu kẻ cắp bị đuổi, nói rằng nếu không thì họ sẽ rời bỏ.

Sau khi đọc lá thơ, Bankei gọi mọi người đến. “Các anh em rất thông thái,” thiền sư nói với họ. “Anh em biết cái gì đúng và cái gì không đúng. Anh em có thể theo học nơi khác nếu muốn, nhưng người anh em khốn khó này chẳng biết đúng sai. Ai sẽ dạy anh ta nếu tôi không dạy? Tôi sẽ giữ anh ta lại đây dù là tất cả các anh em rời bỏ.”

Một suối lệ chảy dàn dụa trên mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả mọi ham muốn trộm cắp đã tan biến.
.

Bình:

 

• Thường thì những người tự cho mình là đạo đức, hay ít nhất là mình không xấu, thì thường tìm cách lánh xa và xua đuổi những người họ cho là xấu.

Tuy nhiên, “Người mạnh khỏe không cần y sĩ, nhưng người bệnh thì cần.” (Kinh thánh Thiên chúa giáo, Matthew 9:12)

• Hơn nữa, đồ tể buông đao thành Phật. Không thể nói ai sẽ thành Phật trước—người ăn cắp hay người không ăn cắp.

• Thiền là “vô tâm”, không phân biệt học trò giỏi dở tốt xấu. Lo cho mọi học trò như nhau.

• Thực ra thì ai đúng ai sai? Kẻ cắp đương nhiên biết rằng trộm cắp là sai (chỉ là do yếu đuối vì lý do nào đó mà làm bậy). Các đệ từ khác thiếu trí tuệ, thiếu từ tâm, nhưng lại vẫn nghĩ là mình đúng đến nỗi áp lực cả thầy.

Thế thì ai hiểu biết, và ai si mê?

• An cư kiết hạ là mùa chư tăng không ra ngoài, cùng ở nhà với nhau để giữ gìn sức khỏe và học tập tăng cường đạo lực. Tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, mùa này bắt đầu từ ngày 16 tháng 4, đến rằm tháng 7, là ngày Tự Tứ đồng thời là Lễ Vu Lan, tổng cộng 90 ngày.

• Bankei là thiền sư Bàn Khuê Vĩnh Trác mà ta đã nói đến trong bài Giọng nói của hạnh phúc..

 

Right and Wrong

When Bankei held his seclusion-weeks of meditation, pupils from many parts of Japan came to attend. During one of these gatherings a pupil was caught stealing. The matter was reported to Bankei with the request that the culprit be expelled. Bankei ignored the case.

Later the pupil was caught in a similar act, and again Bankei disregarded the matter. This angered the other pupils, who drew up a petition asking for the dismissal of the thief, stating that otherwise they would leave in a body.

When Bankei had read the petition he called everyone before him. “You are wise brothers,” he told them. “You know what is right and what is not right. You may go somewhere else to study if you wish, but this poor brother does not even know right from wrong. Who will teach him if I do not? I am going to keep him here even if all the rest of you leave.”

A torrent of tears cleansed the face of the brother who had stolen. All desire to steal had vanished.
46. Cỏ cây giác ngộ thế nào?

Vào thời Kamakura, Shinkan học Thiên Thai Tông sáu năm, sau đó học Thiền 7 năm; rồi thiền sư qua Trung Quốc và nghiên cứu Thiền 13 năm nữa.


Khi thiền sư trở về Nhật nhiều người muốn gặp thiền sư và hỏi các câu bí hiểm. Nhưng Shinkan rất ít tiếp khách, và khi tiếp khách, thiền sư rất ít khi trả lời câu hỏi của họ.

Ngày nọ có một người 50 tuổi đang học về giác ngộ, nói với Shinkan, “Tôi đã học tư tưởng của Tông Thiên Thai từ lúc còn nhỏ, nhưng một điều tôi không hiểu nổi. Thiên Thai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi đây là điều rất lạ.”

“Bàn luận cỏ cây giác ngộ thế nào thì được ích gì?” Shinkan hỏi. “Câu hỏi là anh làm thế nào để có thể giác ngộ. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện đó không?”

“Tôi chẳng bao giờ nghĩ như vậy cả,” ông già kinh ngạc.

“Vậy thì về nhà và nghĩ đến nó,” Shinkan kết thúc..

Bình:

• Thời Kamakura bắt đầu từ năm 1185 đến năm 1333.

• Thiên Thai Tông của Nhật thật ra cũng có thiền. Thiên Thai Tông do Tối Trừng (Saicho) thiết lập năm 805 sau khi đã học Thiên Thai từ Trung Quốc. Tuy nhiên Thiên Thai Nhật của Saicho có đển bốn phần: (1) Thiên Thai Trung Quốc (dùng tư tưởng của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là chính); (2) Mật tông (Tây Tạng); (3) Thiền (nhưng chú trọng nhiều đến thiền chỉ – Samatha – tập trung tư tưởng vào một điều gì đó như là hơi thở để lắng đọng, hơn là thiền quán – Vipassana – quán sát một điều gì đó để hiểu được thâm sâu); và (4) giới luật (đại thừa).

Trong bài này nói Shinkan ngưng Thiên Thai để học Thiền, có lẽ là dòng Thiền thuần túy như thiền Lâm Tế của Thiền sư Hakuin Vậy À.

• Bài này rất rõ: Giải phóng chính mình, giải phóng tư tưởng của mình, giác ngộ của chính mình, là trọng tâm của Phật pháp và Thiền học.

Rất nhiều câu hỏi triết lý bí hiểm hấp dẫn ở đời thật ra là không quan trọng và tốn thời gian vô ích.

Trong Tiểu Kinh Malunkya, Malunkya nhận thấy:

Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.

Đức Phật nói:

Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công. ..[hay]… tộc tánh là gì…[hay]… cao hay thấp, hay người bậc trung… [hay]… da đen, da sẫm hay da vàng … [hay] thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào… [hay]… cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ … [hay]… dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa… [hay]… cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác… [hay]… mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két… [hay]… cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa… [hay]… tên nhọn, hay … tên móc, hay… như đầu sào, hay… như răng bò, hay… như kẽm gai”.

Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.

Và Đức Phật, nói thêm:

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời ? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.

Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời. “Đây là khổ… Đây là [nguyên nhân] khổ… Đây là [diệt] khổ… Đây là con đường đưa đến [diệt] khổ” là điều Ta trả lời.

Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời.

Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.
.

How Grass and Trees Become Enlightened

During the Kamakura period, Shinkan studied Tendai six years and then studied Zen seven years; then he went to China and contemplated Zen for thirteen years more.

When he returned to Japan many desired to interview him and asked obscure questions. But when Shinkan received visitors, which was infrequently, he seldom answered their questions.

One day a fifty-year-old student of enlightenment said to Shinkan: “I have studied the Tendai school of thought since I was a little boy, but one thing in it I cannot understand. Tendai claims that even the grass and trees will become enlightened. To me this seems very strange.”

“Of what use is it to discuss how grass and trees become enlightened?” asked Shinkan. “The question is how you yourself can become so. Did you even consider that?”

“I never thought of it that way,” marveled the old man.

“Then go home and think it over,” finished Shinkan.
47. Họa sĩ tham lam

Gessen là một thiền sư họa sĩ. Trước khi vẽ hay sơn một bức tranh, thiền sư luôn luôn yêu cầu trả tiền trước, và giá của thiền sư rất cao. Thiền sư có tiếng là “Họa sĩ tham lam.”


Một nàng ca kỹ hỏi thiền sư vẽ tranh. “Cô có thể trả bao nhiêu?” Gessen hỏi.

“Bất cứ giá nào ông tính,” cô gái trả lời, “nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi.”

Rồi ngày nọ nàng ca kỹ gọi Gessen. Cô đang mở tiệc khoản đãi các thân chủ của cô.

Gessen vẽ rất đẹp. Khi đã xong, thiền sư đòi giá cao nhất cho thời gian làm việc của mình.

Thiền sư được trả tiền. Rồi nàng ca kỹ quay về hướng khách khứa của cô và nói: “Anh chàng họa sĩ này chỉ muốn tiền. Tranh của ông ta thì được nhưng đầu của ông ta bẩn thỉu; tiền có thể làm đầu óc ông ta đầy bùn. Tranh vẽ từ cái đầu bẩn thỉu như vậy không đáng để trưng bày. Chỉ đáng để làm đẹp váy lót của tôi.”

Nàng cởi váy, rồi bảo Gessen vẽ một bức tranh khác trên mặt sau của váy lót của nàng.

“Cô trả bao nhiêu?” Gessen hỏi.

“Ô bao nhiêu cũng được,” cô gái nói.

Gessen ra một gái rất cao, vẽ bức tranh theo cách yêu cầu, rồi ra về.

Sau này người ta biết được Gessen có những ly’ do này để cần tiền:

Tỉnh của Gessen thường bị nạn đói. Người giàu không giúp người nghèo, vì vậy Gessen có một nhà kho bí mật, chẳng ai biết. Thiền sư giữ đầy gạo trong kho, chuẩn bị cho những khi khẩn cấp.

Từ làng của thền sư đến Đền Thờ Tổ Quốc đường xá rất xấu và nhiều khách lữ hành khốn đốn khi đi đường. Thiền sư muốn làm một con đường tốt hơn.

Thầy của Gessen đã qua đời mà không thực hiện được giấc mơ xây một ngôi chùa. Thiền sư muốn hoàn thành y’ nguyện cho thầy.

Sau khi Gessen đã hoàn thành ba ước nguyện này, thiền sư vất cọ, vất đồ nghề vẽ, và rút lên núi ở, không bao giờ vẽ nữa.
.

Bình:

 

• Nếu lấy quy luật khế ước mua bán tự do trong kinh tế thị trường để xét đoán thì họa sĩ tính giá cao bao nhiêu và đòi trả trước cách nào, mà người mua vẫn muốn mua, thì có nghĩa là bức tranh vẫn xứng đáng tất cả đòi hỏi đó. Chẳng có gì phải phàn nàn cả. Nếu cho là đòi hỏi quá đáng, thì đừng mua. Tranh chứ đâu có phải cơm gạo đâu mà phải mua dù không thích.

• Gessen bị nàng ca kỹ làm nhục mà không nổi giận. Đó là gạt giận qua một bên để tập trung vào việc kiếm tiền, hay đó là thiền sư không bao giờ nổi giận vì đã là thiền sư đạt đạo?

• Xem ra Gessen làm việc như một nhà kinh doanh chuyên nghiệp: Có mục tiêu kiếm tiền, tiền bạc thẳng thừng tiền trao cháo múc, gạt hết tất cả tự ái qua một bên để đạt được mục đích kiếm tiền. Thế nghĩa là rất “có tâm” và tâm rất vướng mắc vào mục tiêu kiếm tiền.

Sao lại có thể thiền vô tâm được?

Đây là công án cho các bạn. Chúc các bạn giải được công án..

 

The Stingy Artist

Gessen was an artist monk. Before he would start a drawing or painting he always insisted upon being paid in advance, and his fees were high. He was known as the “Stingy Artist.

A geisha once gave him a commission for a painting. “How much can you pay?” inquired Gessen.

“‘Whatever you charge,” replied the girl, “but I want you to do the work in front of me.”

So on a certain day Gessen was called by the geisha. She was holding a feast for her patron.

Gessen with fine brush work did the paining. When it was completed he asked the highest sum of his time.

He received his pay. Then the geisha turned to her patron saying: “All this artist wants is money. His paintings are fine but his mind is dirty; money has caused it to become muddy. Drawn by such a filthy mind, his work is not fit to exhibit. It is just about good enough for one of my petticoats.”

Removing her skirt, she then asked Gessen to do another picture on the back of her petticoat.

“How much will you pay?” asked Gessen.

“Oh, any amount,” answered the girl.

Gessen named a fancy price, painted the picture in the manner requested, and went away.

It was learned later that Gessen had these reasons for desiring money:

A ravaging famine often visited his province. The rich would not help the poor, so Gessen had a secret warehouse, unknown to anyone, which he kept filled with grain, prepared for these emergencies.

From his village to the National Shrine the road was in very poor condition and many travelers suffered while traversing it. He desired to build a better road.

His teacher had passed away without realizing his wish to build a temple, and Gessen wished to complete this temple for him.

After Gessen had accomplished his three wishes he threw away his brushes and artist’s materials and, retiring to the mountains, never painted again.
48. Tỹ lệ chính xác

Sen no Rikya, một trà sư, muốn treo một lẳng hoa trên cột nhà. Thầy nhờ một người thợ mộc giúp, chỉ cho anh ta treo cao hơn hay thấp hơn một tí, nhích qua bên phải hay bên trái, cho đến khi thầy tìm được đúng chỗ. “Chỗ đó đó,” cuối cùng Sen no Rikya nói.


Anh thợ mộc, muốn thử thầy, bèn đánh dấu chỗ đó rồi giả vờ quên mất. “Chỗ này phải không? Có lẽ, nó là chỗ này?” anh thợ mộc cứ hỏi, chỉ vào vài chỗ khác nhau trên cột.

Nhưng cảm quan về tỉ lệ của thầy chính xác đến nỗi chỉ đến khi anh thợ mộc chỉ đúng vào điểm đã đánh dấu thì thầy mới chấp nhận.
.

Bình:

 

• Cái đẹp luôn luôn là vấn đề tỉ lệ hài hòa. Lẳng hoa không đứng một mình; lẳng hoa đứng trong tương quan với tất cả mọi thứ khác trong phòng.

Lấy ảnh một cô gái thật đẹp, rồi dùng computer di chuyển hai con mắt cô gần hơn hay xa nhau hơn một tí, miệng đi xuống hay đi lên một tí, mũi nhích xuống hay nhích lên một tí… rồi xem thử cô ấy còn đẹp không, hay đã có thể thành dị dạng. Cũng những bộ phận đẹp đó, nhưng chỉ đổi tỉ lệ, là không còn hài hòa, không còn đẹp.

• Dĩ nhiên là cái đẹp, và tỉ lệ, còn lệ thuộc một phần vào điều người nghệ sĩ muốn diễn tả–quân bình tĩnh lặng, hay chênh vênh, hay sôi nỗi… Mỗi vị thế có một tỉ lệ mới và một cảm xúc đẹp mới.

• Cuộc sống của chúng ta cũng là những tỉ lệ. Nếu tỉ lệ đúng thì mọi sự đều đẹp, từ cách ăn uống ngủ nghỉ, đến cách làm việc hàng ngày, đến cung cách cư xử với mọi người chung quanh… Những cung cách cực đoan thường bị mất tỉ lệ và không hiệu nghiệm. Các cung cách hợp tỉ lệ, trong từng trường hợp, thường đưa lại hiệu quả tốt.

• Cũng như cái đẹp và tỉ lệ lệ thuộc phần nào vào ‎ý sáng tạo diễn tả của người nghệ sĩ, tỉ lệ của cung cách sống hàng ngày còn lệ thuộc vào ý muốn của chúng ta–chúng ta muốn gì trong tình huống nào.

• Và cũng như người nghệ sĩ luôn luôn chỉ đúng vào một điểm nếu anh ta biết cái đẹp mình muốn diễn tả, nếu ta biết mục đích của ta trong mỗi tình huống, ta luôn luôn “chỉ” đúng điểm cho vị thế của mình trong mỗi tình huống.

Vấn đề khó khăn nhiều người gặp hàng ngày là họ không biết họ muốn gì trong một tình huống, cho nên họ không biết phải cư xử thế nào cho “hợp tỉ lệ.”.

 

Accurate Proportion

Sen no Rikyu, a tea-master, wished to hang a flower basket on a column. He asked a carpenter to help him, directing the man to place it a little higher or lower, to the right or left, until he had found exactly the right spot. “That’s the place,” said Sen no Rikya finally.

The carpenter, to test the master, marked the spot and then pretended he had forgotten. Was this the place? “Was this the place, perhaps?” the carpenter kept asking, pointing to various places on the column.

But so accurate was the tea-master’s sense of proportion that it was not until the carpenter reached the identical spot again that its location was approved.
49. Phật mũi đen

Một ni cô đang đi tìm giác ngộ, làm một bức tượng Phật và dát vàng lên tượng. Bất kỳ đi đâu cô cũng mang tượng Phật vàng này theo.

Nhiều năm trôi qua, vẫn còn mang tượng Phật, ni cô đến sống trong một ngôi chùa nhỏ ở một xứ có rất nhiều Phật, mỗi vị Phật có đền thờ riêng.


Ni cô muốn thắp nhang trước tượng Phật vàng của cô. Không thích hương thơm của nhang mình đi lạc qua chỗ người khác, cô chế ra một cái phểu lớn, chuyển khói nhang đến tượng Phật của cô mà thôi. Điều này làm mũi của tượng Phật vàng bị nám đen, nhìn rất xấu..

Bình:

• Phật đâu có ngoài ta. Khi tâm ta trở lại với “mặt mũi nguyên thủy” (bản lai diện mục), không còn bị màn si mê bao phủ, thì tâm sáng láng. Đó là Phật.

Có tượng Phật để giúp nhắc nhở mình con đường mình đang đi, thì hay. Nhưng xem tượng như là cứu rỗi của mình thì hỏng. Vì chỉ có mình giải thoát được mình thôi.

Chính vì vậy mà tổ Lâm Tế nói “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma”; tức là những gì mình thấy đều là ảo tưởng, chỉ tâm tĩnh lặng của mình (chân tâm) là thật.

Đan Hà thiền sư chẻ tượng Phật gỗ ra làm củi sưởi ấm đêm đông, cũng là thế.

• Dù là mỗi người phải tự giải thoát, Phật giáo vẫn có khái niệm “trợ lực” hay “trợ duyên”, như truyện Mục Kiền Liên nhờ chư tăng tụng kinh cầu nguyện để giúp mẹ thoát khỏi địa ngục khổ đau; hay trong Tịnh Độ Tông, người thành tâm niệm Phật Adiđà thì chết có thể được hóa độ đầu thai tại Tây Phương Tịnh Độ do Phật Adiđà cai quản.

Trên phương diện tâm lý, khi chúng ta tụng kinh cầu nguyện cho ai đó, người được hưởng lợi đầu tiên là ta (người tụng kinh), vì chính lời cầu nguyện và lời kinh sẽ ảnh hưởng đến tâm ta trước nhất.

• Trong bài này, không lo tự giải thoát mà tìm giải thoát ở tượng Phật vàng là đã sai đường rồi, lại còn sai đến mức chuyển khói hương đến tượng Phật, tức là sự tôn sùng bức tượng lên đến mức chống lại tất cả những gì khác tượng Phật của mình.

Giác ngộ, giải thoát, cũng không; mà ngay cả tượng vàng để trang trí cũng không giữ được cho sạch.

• Mỗi người chúng ta có bao nhiêu tượng Phật vàng mang theo kè kè?

1. Tiền: Bao nhiêu người chạy theo tiền như là Chúa Phật để mưu cầu hạnh phúc?

2. Quyền lực: Bao nhiêu người tôn thờ quyền lực và chức vị?

3. Tiếng tăm: Bao nhiêu người tin rằng đời mình chỉ có hạnh phúc nếu mình nổi tiếng?

4. Chủ nghĩa: Mấy từ tiếng Anh có chữ cuối là ISM, nhất là các ism chính trị, được bao nhiêu quí vị tôn thờ đến mức khùng điên?

5. Sách và kiến thức: Bao nhiêu người tôn thờ sách, hay là kiến thức nào đó, như đó là con đường giải thoát?

Mọi thứ này đều có giá trị tương đối của chúng. Nhưng tôn thờ chúng là đã si mê rồi. Tôn thờ đến mức chỉ biết chúng là duy nhất, hương khói đời mình cứ chăm vào đó, thì ngay cái giá trị ngoài da của chúng cũng bị mình làm cho đen mũi.

 

Black-Nosed Buddha

A nun who was searching for enlightenment made a statue of Buddha and covered it with gold leaf. Wherever she went she carried this golden Buddha with her.

Years passed and, still carrying her Buddha, the nun came to live in a small temple in a country where there were many Buddhas, each one with its own particular shrine.

The nun ished to burn incense beforeher golden Buddha. Not liking the idea of the perfume straying to others, she devised a funnel through which the smoke would ascend only to her statue. This blackened the nose of the golden Buddha, making it especially ugly.
50.Ryonen đắc ngộ

Ni cô Ryonen sinh năm 1797. Cô là cháu của Shingen, một võ tướng nổi tiếng của Nhật. Thiên tài thi phú và sắc đẹp khuynh thành của cô tuyệt đến mức mới 17 tuổi cô đã thành người hầu cận của hoàng hậu. Dù còn trẻ thế, danh vọng đang chờ đợi cô.

Hoàng hậu yêu quý chết bất thần và mọi giấc mơ của Ryonen tiêu tán. Cô thấy rất rõ tính vô thường của đời sống trong thế giới này. Vì vậy cô muốn học thiền.
Tuy nhiên, thân nhân của cô không đồng ‎ý và ép cô lập gia đình. Với lời hứa hẹn là cô có thể đi tu sau khi đã sinh ba đứa con, Ryonen đồng ý. Cô làm tròn điều kiện này trước khi đầy 25 tuổi. Chồng cô và mọi người thân chẳng thể cản cô được nữa. Cô cạo đầu, lấy tên là Ryonen, có nghĩa là đạt ngộ sáng lạn, và bắt đầu hành hương.

Cô đến thành phố Edo và xin thiền sư Tetsugya nhận làm đệ tử. Nhưng chỉ liếc mắt qua một tí là thiền sư đã từ chối, vì cô quá đẹp.

Ryonen đến gặp một thầy khác, Hakuo. Hakuo cũng từ chối với cùng lý do, nói là sắc đẹp của cô chỉ gây rắc rối.

Ryonen lấy một thanh sắt nóng ép vào mặt. Chỉ trong một lúc là sắc đẹp của cô đã tiêu tán vĩnh viễn.

Hakuo bèn nhận cô làm đệ tử.

Để k‎ỷ niệm chuyện này, Ryonen viết một bài thơ trên mặt sau của một tấm gương nhỏ:

Phục vụ Hoàng Hậu, ta đốt hương xông thơm quần áo lụa là
Nay khất thực không nhà, ta đốt mặt để vào thiền viện.”

Khi sắp sửa lìa đời, cô viết một bài thơ khác:

Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến mùa thu thay đổi.
Ta đã nói đủ về ánh trăng,
Đừng hỏi nữa.
Hãy chỉ lắng nghe tiếng nói của thông và tuyết tùng khi gió lặng.

.

Bình:

• Ryonen không những đẹp mà còn rất trí tuệ khi còn trẻ. Một biến cố là đủ để cô nhận chân tính vô thường của đời sống.

• Và ‎ý chí thật là vững chắc. Đã nói đi tu là đi tu, chẳng có gì cản được, kể cả sắc đẹp của mình.

Có lẽ cô đã giác ngộ cả trước khi đi tu.
• Các thiền sư thường làm một bài thơ trước khi qua đời, gọi là “bài thơ chết” (the death poem). Đây là lời dạy cuối cùng, và do đó là lời dạy quan trọng nhất, của người ra đi. Bài thơ chết của Ryonen cũng không ngoài lệ đó:

Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến mùa thu thay đổi:Ta đã thấy rất rõ lẽ vô thường (trong 66 năm sống).

Ta đã nói đủ về ánh trăng, đừng hỏi nữa:Ta đã nói đủ về giác ngộ, về tỉnh thức, đừng hỏi nữa.

Hãy chỉ nghe tiếng nói của thông và tuyết tùng khi lặng gió:Hãy chỉ nghe tiếng nói của tĩnh lặng.

• Tất cả những người đã đắc đạo đều dạy chúng ta “nghe” tiếng nói của tĩnh lặng, nghe tiếng vỗ của một bàn tay. Đây là một chân l‎ý mà người chưa nắm được không thể hiểu được.

Thực ra vấn đề rất giản dị để ta có thể trực nghiệm hàng ngày, nếu ta muốn trực nghiệm: Khi một đám đông đang điên cuồng hò hét “Giết nó! Giết nó!”, nếu bạn không chạy theo đám đông và có thể ngồi tĩnh lặng, bạn sẽ thấy vấn đề rõ và sâu hơn đám đông rất nhiều. Nhiều điều bạn thấy, chẳng ai trong đám đông thấy cả.

Khi chúng ta tĩnh lặng chúng ta nghe tiếng nói của trí tuệ từ trong tĩnh lặng.

• Tĩnh lặng đây không có nghĩa chỉ là (1) mất hết âm thanh, mà còn là (2) mất hết các dao động trong tâm—tức giận, buồn chán, ghen ghét, v.v… và mất hết (3) các suy nghĩ và tư tưởng chạy ngược xuôi trong đầu.

Tâm hoàn toàn rỗng lặng.

• Bạn muốn hiểu sâu xa các hiện tượng chính trị, kinh tế, giáo dục… của xã hội, hay những hỉ nộ ái ố bi lạc dục trong lòng bạn? Sâu xa hơn người khác, và hơn cả chính bạn, rất nhiều?

Vậy thì, tĩnh lặng.

Nhiều người tưởng là đọc nhiều, ngốn nghiến nhiều sách vở và thông tin. Không. Không phải vậy.

Tĩnh lặng. Và bạn sẽ đọc một hiểu mười.

(Không tĩnh lặng, và bạn sẽ đọc mười hiểu một).

 

Ryonen’s Clear Realization

The Buddhist nun known as Ryonen was born in 1797. She was a granddaughter of the famous Japanese warrior Shingen. Her poetical genius and alluring beauty were such that at seventeen she was serving the empress as one of the ladies of the court. Even at such a youthful age fame awaited her.

The beloved empress died suddenly and Ryonen’s hopeful dreams vanished. She became acutely aware of the impermanency of life in this world. It was then that she desired to study Zen.

Her relatives disagreed, however, and practically forced her into marriage. With a promise that she might become a nun after she had borne three children, Ryonen assented. Before she was twenty-five she had accomplished this condition. Then her husband and relatives could no longer dissuade her from her desire. She shaved her head, took the name of Ryonen, which means to realize clearly, and started on her pilgrimage.

She came to the city of Edo and asked Tetsugya to accept her as a disciple. At one glance the master rejected her because she was too beautiful.

Ryonen went to another master, Hakuo. Hakuo refused her for the same reason, saying that her beauty would only make trouble.

Ryonen obtained a hot iron and placed it against her face. In a few moments her beauty had vanished forever.

Hakuo then accepted her as a disciple.

Commemorating this occasion, Ryonen wrote a poem on the back of a little mirror:

In the service of my Empress I burned incense to perfume my exquisite clothes,
Now as a homeless mendicant I burn my face to enter a Zen temple.

When Ryonen was about to pass from this world, she wrote another poem:

Sixty-six times have these eyes beheld the changing scene of autumn.
I have said enough about moonlight,
Ask no more.Only listen to the voice of pines and cedars when no wind stirs.

Tiếp theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 2249

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 48245

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8428806