Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

101 Truyện Thiền bình giải

Thứ hai - 05/12/2011 08:35

51. Miso chua

Sư nấu bếp tại Dairyo, tu viện của thiền sư Bankei, quyết định là sư sẽ chăm sóc kỹ càng sức khỏe của lão sư phụ của mình và sẽ chỉ cho sư phụ ăn Miso tươi, làm từ đậu nành, lúa mì và men đánh nhuyễn và để lên men. Bankei, thấy là mình được phục vụ miso tốt hơn miso của các đệ tử, liền hỏi: “Ai là người nấu ăn hôm nay?”


Dairyo được gọi đến gặp thầy. Bankei nghe trình là theo tuổi tác và địa vị của thầy, Bankei chỉ nên ăn miso tươi. Cho nên Bankei nói với sư nấu ăn: “Vậy chú nghĩ là thầy không nên ăn gì hết.” Nói xong, Bankei bước vào phòng riêng và khóa cửa.

Dairyo, ngồi ngoài cửa, xin lỗi thầy. Bankei không trả lời. Cả bảy ngày, Dairyo ngồi bên ngoài và Bankei ở bên trong.

Cuối cùng, trong tuyệt vọng một đệ tử nói thật to cho Bankei: “Thầy có thể không sao, lão sư phụ, nhưng anh chàng đệ tử này phải ăn. Hắn không thể nhịn ăn mãi được!”

Đến lúc đó Bankei mở cửa. Thầy mỉm cười. Thầy nói với Dairyo: “Thầy nhất quyết ăn cùng loại thức ăn như những đệ tử thấp nhất của thầy. Khi chú trở thành sư phụ, thầy không muốn chú quên chuyện này.”
.

Bình:

 

• Bankei đây là Bankei yōtaku (eitaku), Bàn Khuê Vĩnh Trác, mà chúng ta đã nhắc đến trong truyện Giọng nói của hạnh phúc.

• Xem ra đây là một luật lệ ăn uống đã có sẵn trong tu viện nhưng Bankei không biết. Người đến tuổi nào đó và có chức vị nào đó thì được ăn uống loại thực phẩm nào đó. Đây là ăn uống theo “hệ cấp” và Bankei chống đối “hệ cấp”. Nếu Bankei yếu sức khỏe hay bệnh hoạn và đầu bếp nấu thức ăn đặc biệt để chữa bệnh, chắc là thiền sư không phiền hà gì.

• Xã hội con người là xã hội hệ cấp dày đặc tới nghẹt thở: Chức vị đi trước hay sau tên (bác sĩ, luật sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, giáo viên… cô, dì, chú, bác..); văn phòng (làm lớn văn phòng lớn, làm nhỏ văn phòng nhỏ), xe cộ (làm lớn đi xe có tài xế), áo quần (làm lớn mặc veston, làm nhỏ mặc quần jean), lương bỗng.…

Nói chung là các thứ trang điểm cho hệ cấp này như vài mươi lớp áo dày phủ kín người chúng ta. Rồi chúng ta có thể tự thêm vài tầng hệ cấp nữa bằng cách xưng hô ăn nói quan liêu từ trên nói xuống. Rốt cuộc, ta chỉ là một hình nộm to đùng đứng đuổi chim giữa đồng.

Khó ai thấy được con người thật của mình. Và rất có thể là mình cũng không biết được con người thật của mình, nếu mình không bao giờ trút bỏ các lớp vỏ.

Có lẽ là ta sẽ không bao giờ bỏ hết được tối thiểu là một bộ quần áo mặc trên người. Nhưng nếu ta có thể trút bỏ rất nhiều bộ đồ đang chất chồng không cần thiết trên cơ thể, thì ta sẽ dễ thở và thong thả hơn rất nhiều, và nhiều người sẽ thích thú con người thật của ta, hơn là một hình nộm tới 27 lớp áo quần.

 

Sour Miso

The cook monk Dairyo, at Bankei’s monastery, decided that he would take good care of his old teacher’s health and give him only fresh miso, a paste of soy beans mixed with wheat and yeast that often ferments. Bankei, noticing that he was being served better miso than his pupils, asked: “Who is the cook today?”

Dairyo was sent before him. Bankei learned that according to his age and position he should eat only fresh miso. So he said to the cook: “Then you think I shouldn’t eat at all.” With this he entered his room and locked the door.

Dairyo, sitting outside the door, asked his teacher’s pardon. Bankei would not answer. For seven days Dairyo sat outside and Bankei within.

Finally in desperation an adherent called loudly to Bankei: “You may be all right, old teacher, but this young disciple here has to eat. He cannot go without food forever!”

At that Bankei opened the door. He was smiling. He told Dairyo: “I insist on eating the same food as the least of my followers. When you become the teacher I do not want you to forget this.”

52. Ánh sáng của con có thể tắt

Một học trò Tông Thiên Thai, một tông phái triết lý Phật giáo, đến thiền viện của Gasan học thiền. Vài năm sau cậu ra đi, Gasan cảnh báo cậu: “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn. Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt..

Bình:


• Gasan Jōseki (峨山韶碩1275–23.11.1366) là thiền sư dòng Tào Động Nhật Bản, mà ta đã nhắc đến trong bài Không xa Phật vị.

• Đây là cảnh báo về cách học triết lý lệ thuộc nặng nề vào lý luận và suy tư của Thiên Thai Tông. Trong bài Cỏ cây giác ngộ như thế nào chúng ta đã nói đến sự vô ích của các câu hỏi triết lý rắc rối của học trò Thiên Thai.

Khác biệt giữa “suy nghĩ” và “thiền quán”: Suy nghĩ hay suy tư là “nghĩ”. Thiền quán là chỉ “nhìn” (quán), nhìn sự vật như nó là (seeing thing as it is) mà chẳng “nghĩ” gì cả. Khác biệt về tính danh này đưa đến các khác biệt sau:

1. Khác biệt đầu tiên là tĩnh lặng về cảm xúc.Chúng ta có thể suy nghĩ với đủ loại cảm xúc trong đầu, nhưng thiền quán thì tâm ta phải rất tĩnh lặng,

Ví dụ: Suy nghĩ về cách trả đũa anh chàng chó chết mới chửi mình hồi chiều, vừa suy nghĩ vừa sôi máu. Nếu ta thiền quán về anh chàng này, thì tâm ta phải rất tĩnh lặng, không hờn giận không một gơn sóng, khi ta “nhìn” (quán) anh chàng.

2. Khác biệt thứ hai là tĩnh lặng về tư tưởng.Suy nghĩ thì có câu hỏi, và chạy theo dòng lý luận để tìm câu trả lời; thiền quán thì chỉ “nhìn” thôi, rồi cái gì nó đến thì đến, nó không đến thì không đến, chẳng chạy theo cái gì, nhắm vào câu trả lời nào cả.

Ví dụ: Suy nghĩ “Có thượng đế không?” À, có cái bàn là có ông thợ mộc. Có quả là có nhân. Có vũ trụ phải có người làm ra vũ trụ,. Vậy phải có thượng đế. Có thượng đế thì phải có người sỉnh ra thượng đế. Ai vậy?…

“Thiền quán” thì chỉ “nhìn.” Muốn quán cũ trụ thì cứ nhìn các tinh tú, không gian, các thiên hà, các giới hạn (hay không giới hạn) của vũ trụ… đến các phân tử, nguyên tử li ti của vật thể… rồi chân l‎ý nào đến với mình thì đến, không thì thôi, chẳng đeo đuổi theo ý gì trong đầu cả…

3. Khác biệt thứ ba là sự tập trung và tự do của tâm trí. Đây chỉ là hệ quả của khác biệt thứ nhất và thứ hai bên trên. Khi “suy nghĩ” ta có cả hàng trăm tư tưởng, cảm xúc, lý‎ luận, kết luận, phán đoán chạy tới chạy lui. “Thiền quán” thì ta chẳng có gì trong đầu cả, ngoài trừ một “hình ảnh” của cái mà mình đang quán, như nó là (as it is), mà chẳng có l‎ý luận, phán đoán, kết luận nào cả.

Vi dụ: Suy nghĩ về chuyện cãi nhau hồi chiều với người bạn thân (hay vợ, hay chồng mình), ta có thể suy nghĩ: Cô ấy nói câu này, nói như vậy là rõ ràng làm mình đau, tại sao cô ấy làm mình đau, vì cô ấy ghen tị với mình, cô ấy đang cạnh tranh ảnh hưởng với mình, bởi vậy câu nói của mình với boss bị cô ấy cố tình bẻ méo ‎ nghĩa của nó….


Nếu thiền quán về chuyện cãi nhau này thì tâm mình thật tĩnh lặng, không sóng giận, cũng chẳng suy nghĩ gì, chỉ “nhìn” hình ảnh cãi nhau hồi chiều… và thấy… khuôn mặt cô ấy thật buồn vời vợi khi nói với mình câu này… và mình đã không thấy được các nét ấy lúc đó, và mình đã vội vã thọc cho cô ấy một quả đấm ngôn ngữ kinh hồn… và cô ấy đã nhìn mình với khuôn mặt vừa kinh ngạc vừa buồn vô tận… và lặng lẽ ra ngoài… và mình đã cho là cô ấy khinh thường mình… và mình đã chửi ngóng theo một câu cuối…

Điểm quan trọng ở đây là khi suy tưởng các vấn đề trừu tượng, chúng ta thường theo một trường phái lý‎ luận triết lý nào đó, ví dụ: triết l‎ý hiện sinh, hay duy vật biện chứng pháp, hay Plato, hay Decartes, hay Thiên Thai Tông, hay Trung Quán Luận, hay cynicism… cho nên tư duy thường rất phiến diện, vì bị gò bó trong khung lý luận của trường phái ta đang dùng. (Chính vì vậy mà các triết gia hay cãi nhau, ông nói gà bà nói vit). Khi “quán” ta chỉ “nhìn sự vật như nó là” cho nên ta chẳng theo trường phái nào cả. Cứ nhìn thôi. Vì vậy tâm trí ta thực sự tự do và độc lập, và cái nhìn rõ ràng hơn rất nhiều.

4. Khác biệt thứ tư là kết luận.Đây là hệ quả đương nhiên của ba khác biệt trên: Suy nghĩ chấm dứt bằng một kết luận của suy tưởng lý luận, thường theo công thức của luận lý học.

Quán chấm dứt khi nào mình biết là mình đã nhìn thấy toàn thể, thông suốt hoàn toàn, điều mình nhìn, từ trong ra ngoài, ngoài vào trong, từ mọi hướng nhìn.

Ví dụ: Suy nghĩ về một tên trộm: Hắn vào nhà, lấy cái nhẫn hột xoàn bỏ túi, toàn vụ việc bị thâu vào hệ thống quan sát điện tử. Kết luận: Vậy hắn là tên trộm.

Quán về người này thì nhìn hắn, nhìn hình ảnh hắn lấy hột xoàn, nhìn thái độ đầu hàng dịu dàng của hắn khi bị bắt, nhìn khuôn mặt buồn rười rượi tuyệt vọng của hắn, dáng đi thểu não của hắn…

Trước khi “quán” thì tâm ta phải “định” (samadhi), tức là đứng yên. Nếu tâm còn nhảy choi choi thì không thể quán được. Vì vậy người ta thường phải dùng “thiền chỉ” (samatha), ví dụ tập trung vào hơi thở để định tâm trước, khi đã “định” được rồi, muốn quán (vipassana) gì thì “quán” (và trong khi quán, tâm mình vẫn “định”).

 

Your Light May Go Out

A student of Tendai, a philosophical school of Buddhism, came to the Zen abode of Gasan as a pupil. When he was departing a few years later, Gasan warned him: “Studying the truth speculatively is useful as a way of collecting preaching material. But remember that unless you meditate constantly you light of truth may go out.”
53. Người cho nên cảm ơn

Lúc Seisetsu giảng dạy tại chùa Engaku ở Kamakura, thiền sư cần phòng ốc rộng hơn, vì nơi giảng dạy của thầy đã quá chật. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định là sẽ tặng 500 đồng vàng, gọi là ryo, vào việc xây trường rộng thêm. Umeza mang tiền đến cho thiền sư.


Seisetsu nói: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.”

Umezu trao bao vàng cho Seisetsu, nhưng không hài lòng với thái độ của thiền sư. Một người có thể sống cả năm với chỉ 3 ryo, nhưng thương gia này không nhận được cả một tiếng cám ơn.

“Trong bao đó có 500 ryo,” Umezu nhắc khéo.

“Anh đã nói cho tôi biết rồi,” Seisetsu trả lời.

“Dù tôi là một thương gia giàu có, 500 ryo vẫn là rất nhiều tiền,” Umezu nói.

“Anh muốn tôi cám ơn anh?” Seisetsi hỏi.

“Thầy nên làm vậy,” Umezu trả lời.

“Tại sao tôi nên cám ơn?” Seisetsu thắc mắc. “Người cho nên cám ơn.”
.

Bình:

 

• Seisetsu Genjo Seki hay Seisetsu Genjyo Seki, (1877-1945), là thiền sư dòng Lâm Tế, từ thiền sư Hakuin Vậy À mà ra. Trong thập niên 1920, Seisetsu là sư trụ trì của chùa Tenryu ở Nhật.

Chùa Engaku trong truyện này là một chùa Lâm Tế rất lớn, và là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùa Nhật ngày nay. Chúng ta đã nói đến chùa Engaku trong bài Không nước không trăng về ni cô Chiyono.

• Bố thí là một thực hành lớn trong nhà Phật. Con đường Bồ-tát (Bồ Tát Đạo) có 6 nhánh qua sông (lục độ ba-la-mật), tức là sáu phương cách thực hành (“hạnh”) để đến giác ngộ, trong đó Bố thí là “hạnh” đầu tiên–Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Cho đi cái mình có là cách đương nhiên nhất để thực hành “vô ngã” (“không có cái tôi”).

Bố thí thế nào? Kinh Kim Cang, đoạn 4 viết: “Bồ tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.”


Câu này có nhiều tầng triết l‎ý rất sâu xa, tuy nhiên nói giản dị theo cách sống hàng ngày của chúng ta thì câu này có thể hiểu là bố thí mà chẳng cầu gì cả, chẳng để được thấy tên mình trong danh sách (sắc), hay nghe được tên mình (thanh), hay tiếng tăm lừng lẫy của mình (hương), hay để nếm vị vinh quang của mình (vị), hay sờ được tên mình khắc trên bia đá (xúc), hay vì bất kỳ điều gì trong vũ trụ (pháp).

Bố thí với một tâm hoàn toàn rỗng lặng. Ngay cả dùng đạo pháp làm chủ đích của bố thí cũng không. Đoạn 14, Kinh Kim Cang viết: “Nếu Bồ-tát trụ nơi pháp mà làm việc bố thì thì ắt như người vào trong tối không thể thấy. Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc.”

(Ghi chú: Bố thí không vì mình mà vì đạo pháp thì hay lắm rồi, vẫn hơn không. Nhưng bố thí mà vượt qua được cả tầng “vì đạo pháp” này mới là chân ngộ của Bồ tát).

Bố thí tự nhiên như hít thở. Bố thí tự nhiên như khát nước thì uống nước mà chẳng hề suy nghĩ gì. Đó mới là bố thí hạnh của Bồ-tát.

• Đương nhiên là bố thí mà cần cám ơn như Umezu là không nên rồi. Và đương nhiên là một câu cám ơn cũng chẳng tốn công gì mà thiền sư Seisetsu lại không thể nói một tiếng cho vui vẻ cả làng. Nhưng, có lẽ là thiền sư biết tâm tính Umezu và cố tình im lặng để dạy cho Umezu một bài học về Phật pháp.

 

Nhưng tại sao thiền sư nói “Người cho nên cám ơn”?

Thưa, vì bố thí là hạnh Bồ tát, mà muốn thực hành hạnh này thì phải có người nhận. Nếu không có người nhận thì không thể làm việc bố thí được. Mang tiền ra vất ngoài sa mạc không phải là bố thí. Cho nên, người cho phải cám ơn người nhận đã tạo cho mình một cơ hội để thực hành hạnh bố thí.

Chú ý, câu đầu tiên thiền sư nói khi Umezu mang tiền vào: “Tốt lắm. Tôi sẽ nhận.” Tức là, tôi cho chú cơ hội làm việc bố thí.

• Không nên xem đây là một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai người, Umezu và thiền sư, xem ai thắng.

Đa số mọi người trong chúng ta đều như Umezu, đều muốn nghe cám ơn khi bố thí–không những cám ơn mà còn phải cám ơn trên radio, TV, báo chí, Internet thì mới hả dạ. Umezu chẳng ai xa lạ hơn là cái tôi của mỗi người chúng ta.

Nhưng điều chúng ta không biết, và thiền sư Seisetsu muốn dạy, là: Người cho phải cám ơn người nhận.

 

The Giver Should Be Thankful

While Seisetsu was the master of Engaku in Kamakura he required larger quarters, since those in which he was teaching were overcrowded. Umezu Seibei a merchant of Edo, decided to donate five hundred pieces of gold called ryo toward the construction of a more commodious school. This money he brought to the teacher.

Seisetsu said: “All right. I will take it.”

Umezu gave Seisetsu the sack of gold, but he was dissatisfied with the attitude of the teacher. One might live a whole year on three ryo, and the merchant had not even been thanked for five hundred.

“In that sack are five hundred ryo,” hinted Umezu.

“You told me that before,” replied Seisetsu.

“Even if I am a wealthy merchant, five hundred ryo is a lot of money,” said Umezu.

“Do you want me to thank you for it?” asked Seisetsi.

“You ought to,” replied Umezu.

“Why should I?” inquired Seisetsu. “The giver should be thankful.”
54. Di chúc

 

Ikkyu, một thiền sư nổi tiếng thời Ashikaga, là con của Thiên hoàng. Khi thiền sư còn nhỏ, mẹ của thiền sư rời bỏ cung điện và vào chùa học thiền. Bởi vậy hoàng tử Ikkyu thành thiền sinh. Khi mẹ của Ikkyu qua đời, bà để lại cho thầy một lá thơ, viết rằng:

Gởi Ikkyu:

Mẹ đã xong việc ở đời này và bây giờ mẹ trở lại với Vĩnh Hằng. Mẹ mong con thành một thiền sinh giỏi và sẽ đạt được Phật tánh. Con sẽ biết là mẹ ở trong địa ngục hay không và mẹ có luôn ở cùng con không.

 


Nếu con thành một người hiểu được rằng Phật và đệ tử của ngài là Bồ Đề Đạt Ma là tôi tớ của con, con có thể ngưng học và đi cứu nhân độ thế. Phật giảng 49 năm và trong khoảng thời gian đó thấy chẳng phải nói một chữ nào. Con nên biết tại sao. Nhưng nếu con không biết nhưng muốn biết, tránh suy nghĩ vô ích.

Mẹ,

Không sinh, không chết.

Ngày 1 tháng 9

Tái bút: Giáo pháp của Phật là cốt để giác ngộ người khác. Nếu con lệ thuộc vào bất cứ pháp môn nào, con cũng chỉ là một côn trùng dốt nát. Có đến 80 nghìn quyến sách về Phật học và nếu con phải đọc hết các sách này mà vẫn không thấy được tánh thật của con, con sẽ không hiểu được lá thơ này. Đây là di chúc của mẹ..

Bình:

• Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung quốc truyền dạy Thiền và được xem là Tổ sư sáng lập Thiền tông của các tông phái đại thừa ngày nay (Mahayana).

Phật và Bồ Đề Đạt Ma là thầy. Nhưng các vị thầy này chỉ có một mục đich duy nhất là phục vụ học trò, giúp học trò đắc ngộ, các vị thầy này chẳng có mục đích gì khác cho chính các vị, nên nói là “Phật và Bồ Đề Đạt Ma là tôi tớ của con.”

Người thực sự nhận thức được điều này, thì:

1. Không tôn thờ Phật hay Tổ sư là người giải thoát mình; biết rằng chính mình phải tự mình giải thoát mình;

2. Thuyết gỉảng giáo pháp và giúp đở thế nhân với thái độ là mình là tôi tớ của họ;

3. Và như thế tức là đã đạt được “vô ngã”, tức là đã ngộ.

Cho nên lúc này là lúc có thể ngưng học để ra đời cứu nhân độ thế.

 


Phật thuyết giảng 49 năm nhưng chẳng nói lời nào: Trong Kinh Đại Niết Bàn, trước khi nhập diệt, Đức Phật nói: “Như Lai thường không thuyết pháp… vì pháp vốn vô tánh. Như Lai dầu giảng nói tất cả pháp nhưng thường không chỗ nói.” (Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Qúy Đức Vương Bồ Tát, thứ 22).

Ngôn từ không bao giờ chính xác để nói lên điều gì. Nói chỉ là nói tạm, vì chẳng cách nào khác để truyền đạt tư tưởng cho đa số người. Vì vậy, dù là Phật đã giảng thuyết 49 năm, nhưng không có lời nào là tuyệt đối đến mức mọi người cứ khư khư nắm giữ nó. Tùy nghi liệu thế mà hiểu. Cho nên, giảng thuyết nhiều mà lại chẳng nói lời nào là thế.

Muốn đắc ngộ, phải rời bỏ văn tự, không mắc kẹt vào ngôn từ: “Vì Như-Lai và chánh giải thoát rời danh tự. Do đó nên đức Như-Lai đối với tất cả pháp, không chướng ngại, không đắm-trước mà đặng chơn thật giải thoát.” (Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Văn Tự, thứ 13).

• Nếu hiểu điều này thì tốt. Nếu không hiểu được, thì “tránh suy nghĩ vô ích”, vì đã suy nghĩ thì phải suy nghĩ bằng văn tự trong đầu mình, tức là lại càng kẹt vào văn tự, không thoát ra được.

• Mẹ “không sinh không chết”: Vì mẹ, cũng như tất cả mọi thứ khác trong vũ trụ, là một biểu hiện của Sự Thật, Chân Như, Như Lai, Phật tính, Vĩnh Hằng… như sóng là biểu hiện của đại dương. Sóng có và mất, nhưng đại dương luôn ở đó. Biểu hiện phù du thấy đó mất đó, nhưng Sự Thật thì thường hằng, luôn ở đó, không sinh không diệt.

Cho nên lấy cái nhìn bằng mắt mà nói thì mẹ có sinh có tử, nhưng lấy Sự Thật mà nói thì mẹ là (một phần của) Sự Thật, mẹ không sinh không tử, “mẹ đã xong việc ở đời này và bây giờ mẹ trở lại với Vĩnh Hằng.”

Giáo pháp cũng chỉ là văn tự và lời nói, tức là không tuyệt đối được, và ta không thể mắc kẹt vào, chấp vào giáo pháp. Giáo pháp chỉ là phượng tiện giúp ta qua sông. Qua sông bỏ bè.

Tánh thật (chân tánh) của con, cũng như của mẹ và của tất cả mọi thứ khác trong vũ trụ, là Phật, là Sự Thật, là Chân Như, là Như Lai, là Vĩnh Hằng. Nếu con không biết được điều này, con chẳng hiểu được mẹ nói gì trong thơ..

 

The Last Will and Testament

Ikkyu, a famous Zen teacher of the Ashikaga era, was the son of the emperor. When he was very young, his mother left the palace and went to study Zen in a temple. In this way Prince Ikkyu also became a student. When this mother passed on, she left him a letter. It read:

To Ikkyu:

I have finished my work in this life and am now returning into Eternity. I wish you to become a good student and to realize your Buddha-nature. You will know if I am in hell and whether I am always with you or not.

If you become a man who realizes that the Buddha and his follower Bodhidharma are your own servants, you may leave off studying and work for humanity. The Buddha preached for forty-nine years and in all that time found it not necessary to speak one word. You ought to know why. But if you don’t and yet wish to, avoid thinking fruitlessly.

Your Mother,

Not born, not dead.

September first.

P.S. The teaching of Buddha was mainly for the purpose of enlightening others. If you are dependent on any of its methods, you are naught but an ignorant insect. There are 80,000 books on Buddhism and if you should read all of them and still not see your own nature, you will not understand even this letter. This is my will and testament.
55. Trà sư và kẻ sát nhân

Taiko, một tướng quân ở Nhật vào thời Tokugawa, học trà đạo gọi là Cha-no-yu, với trà sư Sen no Rikyu, một vị thầy về loại nghệ thuật diễn tả an lạc này.


Cận tướng của Taiko là Kato xem sự say mê trà đạo của chủ là bê trễ công việc quốc gia, nên Kato quyết định phải giết Sen no Rikyu. Hắn giả vờ viếng thăm trà sư và được mời vào uống trà.

Trà sư, rất thành thạo trong nghệ thuật của thầy, liếc mắt qua là biết ngay ‎ý định của viên võ tướng, nên trà sư mời Kato để kiếm ở ngoài trước khi vào phòng cho nghi lễ trà đạo, giải thích rằng trà đạo chính là biểu hiện của an bình.

Kata không nghe theo. “Tôi là võ tướng,” hắn nói. “Tôi luôn luôn mang kiếm theo người. Trà đạo hay không trà đạo, tôi giữ kiếm với tôi.”

“Được. Cứ mang kiếm vào và uống trà,” Sen no Rikyu bằng lòng.

Ấm nước đang sôi trên bếp than. Đột nhiên Sen no Rikyu nghiêng ấm nước. Hơi nước bốc xì xèo, khói và tro bay đầy phòng. Viên võ tướng giật mình chạy ra ngoài.

Trà sư xin lỗi. “Đó là lỗi của tôi. Vào lại và uống tí trà. Kiếm của anh bị dính đầy tro, tôi có nó đây, sẽ chùi nó sạch sẽ và trả lại cho anh.”

Trong thế kẹt này, chàng võ tướng biết là mình không thể giết trà sư được, hắn bèn bỏ luôn ‎ý định đó..

Bình:

• Theo truyền thuyết, trà do thiền sư Nhật Eichu (永忠) mang về từ Trung quốc, và năm 815 Eichu dâng trà xanh sencha cho Thiên hoàng.


Đến thế kỷ 12, thiền sư Eisai, cũng từ Trung quốc về, giới thiệu cách dùng trà bột gọi là Matcha mà ngày nay vẫn còn dùng trong nghi lễ trà đạo. Nghi thức Matcha này được dùng đầu tiên trong các tu viện Phật giáo.

Đến thế kỷ 13, thời Shogun Kamakura, giới võ sĩ đạo (Samurai) nắm toàn quyền cai trị và trà đạo trở thành một dấu hiệu qúy tộc.

Đến thế kỷ 16, mọi người Nhật đều uống trà, và trà sư Sen no Rikyu trong truyện này, được xem là thầy về trà đạo cho đến ngày nay. Sen no Rikyu là học tò của Takeno Jōō’s, và đi theo triết l‎ý ichi-go ichi-e của thầy, dạy rằng mỗi cuộc gặp gỡ đều qu‎ý báu vì không bao giờ có thể lập lại được.

Sen no Rikyu thiết lập các nguyên lý của trà đạo gồm: Hòa (和wa), kính (敬kei), thanh (清sei), và tĩnh (寂jaku)—là các nguyên lý vẫn còn sử dụng trong trà đạo ngày nay. (Nguồn: wikipedia).

• Trà đạo là một hình thức thiền tập, và các thiền sư uống trà thường xuyên. Đây chính là trà thiền, tức là chánh niệm trong thiền học–tập trung tư tưởng vào việc mình đang làm, như là nấu nước, múc trà, khuấy trà, mời trà, uống trà… Bởi vậy, trong khi sửa soạn trà, chủ và khách chẳng ai nói gì cả, chỉ tập trung tư tưởng vào việc làm trà, và khi uống cũng rất ít nói. Đó là trà thiền.

• Các thiền sư thường là trà sư. Và dĩ nhiên là khi quen tĩnh lặng thì sự nhậy cảm của ta tăng lên rất cao. Sen no Rikyu nhận ra tâm ‎ý của Tako cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Điều quan trọng là cách xử sự nhẹ nhàng lịch sự của Sen no Rikyu làm Tako biết là vị trà sư này đã đọc được hết ý nghĩ của mình. Mình không phải là đối thủ của ông ta. Rút lui là thượng sách.

• Điều quan trọng khác nữa là trà sư cho Tako con đường rút lui trong danh dự, không bóc trần ‎ý định của hắn ra ánh sáng để ép hắn vào đường cùng..

 

The Tea-Master and The Assassin

Taiko, a warrior who lived in Japan before the Tokugawa era, studied Cha-no-yu, tea etiquette, with Sen no Rikyu, a teacher of that aesthetical expression of calmness and contentment.

Taiko’s attendant warrior Kato interpreted his superior’s enthusiasm for tea etiquette as negligence of state affairs, so he decided to kill Sen no Rikyu. He pretended to make a social call upon the tea-master and was invited to drink tea.

The master, who was well skilled in his art, saw at a glance the warrior’s intention, so he invited Kato to leave his sword outside before entering the room for the ceremony, explaining that Cha-no-yu represents peacefulness itself.

Kato would not listen to this. “I am a warrior,” he said. “I always have my sword with me. Cha-no-yu or no Cha-no-yu, I have my sword.”

“Very well. Bring your sword in and have some tea,” consented Sen no Rikyu.

The kettle was boiling on the charcoal fire. Suddenly Sen no Rikyu tipped it over. Hissing steam arose, filling the room with smoke and ashes. The startled warrior ran outside.

The tea-master apologized. “It was my mistake. Come back in and have some tea. I have your sword here covered with ashes and will clean it and give it to you.”

In this predicament the warrior realized he could not very well kill the tea-master, so he gave up the idea.
56. Đường thật

Thiền sư Ikkyu (do họa sĩ Bokusai)

Trước khi Ninakawa qua đời thiền sư Ikkyu đến thăm ông. “Tôi dẫn độ cho anh nhé?” Ikkyu hỏi.

Ninikawa trả lời: “Tôi đến đây một mình và tôi đi một mình. Thiền sư giúp tôi được gì?”

Ikkyu nói: “Nếu anh nghĩ là anh thật có đến và đi, đó là ảo tưởng của anh. Để tôi chỉ cho anh con đường trên đó chẳng có đến, chẳng có đi.”

Với các lời giảng, Ikkyu đã chỉ ra con đường rõ ràng đến nỗi Ninakawa mỉm cười và từ trần.
.

Bình:

 

• Ikkyu chính là người con trai nhận di chúc của mẹ trong bài Di Chúc ta đã nói qua. Người ta nói rằng Ikkyu là con không chính thức của Thiên hoàng Go-Komatsu.

Ikkyū (一休宗純Ikkyū Sōjun, 1394-1481) là một thiền sư và thi sĩ lập dị hàng đầu trong lịch sử Thiền tông Nhật Bản. Ikkyu học nhiều thầy, nhưng không thích chùa chiền và cái mà Ikkyu cho là đạo đức giả và sự lười biếng của các nhà sư, nên chỉ sống lang thang ngoài đường. Tuy vậy Ikkyu vẫn có nhiều bạn bè trong giới thi ca và nghệ sĩ.

Ikkyu thích ăn ngon, thi ca, âm nhạc, và công khai ca tụng tình dục (sex) như là một phần tự nhiên của đời sống con người. Ikkyu có người yêu là cô ca kỹ mù Mori và làm một số bài thơ về nàng. Người ta cho rằng Ikkyu là người đã tạo ra truyền thống Thiền Chỉ Đỏ (Red Thread Zen), một nhánh của thiền Lâm Tế chấp nhận tình dục (sex) và cho phép các sư và ni được lập gia đình.

Dù Ikkyu thích đi lang thang và không ưa chùa chiền, khi chùa Daitoku-ji, một chùa Lâm Tế lớn ở Tokyo, bị hủy hoại trong trận nội chiến Ōnin (応仁の乱Ōnin no Ran, 1467 – 1477), Thiên hoàng Go-Tsuchimikado chỉ định Ikkyū làm sư trụ trì. Ikkyu bất đắc dĩ phải nhận lời, và có công rất lớn trong việc gầy dựng chùa này trở lại. Chức vụ này cũng đặt Ikkyu vào vị trí truyền nhân chính thức và quan trọng của dòng thiền Lâm Tế.

Ikkyu có ảnh hường rất lớn trong văn hóa phổ thông của Nhật ngày nay. Các trẻ em xem Ikkyu là một anh hùng, thường xuyên phê phán quan chức sư sãi. Có rất nhiều sách truyện và phim hoạt hoạ trẻ em nói về cuộc đời Ikkyu.

Ikkyu cũng ảnh hưởng nhiều đến thi ca và nghệ thuật Nhật và góp phần lớn trong việc đưa Thiền vào mọi lãnh vực của đời sống Nhật.

Ikkyu đã nói gì với Ninakawa?

Dĩ nhiên là ta không biết. Tuy nhiên, Ikkyu có để lại nhiều bài thiền thi, trong đó bài nổi tiếng nhất là “Các Bộ Xương” (Skeletons), tóm tắt những điều quan trọng để “để lại” như là một di chúc. Có lẽ điều gì đó Ikkyu đã nói với Ninakawa cũng không ngoài bài thơ này. Bài thơ nói sâu hơn về các điểm mà mẹ của Ikkyu đã để lại cho Ikkyu trong chúc thư ngắn ngủi của bà nhiều năm về trước, chứng tỏ là lời mẹ đã không bao giờ phai trong lòng Ikkyu.

Các Bộ Xương, một tuyệt tác văn chương, với đạo pháp sâu sắc:

 

Các bộ xương

Này các thiền sinh, hãy tọa thiền chăm chỉ, và các bạn sẽ nhận ra rằng tất cả mọi thứ sinh ra trên đời này rốt cuộc chỉ là không, kể cả chính ta và mặt mũi nguyên thủy của hiện hữu. Tất cả mọi thứ đều từ không mà ra. Cái không nguyên thủy là “Phật”, và tất cả các từ tương tự khác — Phật tính, Phật vị, Phật tâm, Giác Ngộ, Tổ, Thượng đế — chỉ là những cách diễn tả khác nhau của cùng một cái không. Hiểu sai điều này thì bạn sẽ rơi vào địa ngục.

Một đêm… một bộ xương thảm hại hiện ra và nói những lời này:

Một cơn gió thu buồn rầu
Thổi qua thế giới
Cỏ tranh dợn sóng,
Trong khi chúng ta trôi đến đầm lầy,
Trôi ra biển.

Làm được gì
Với tâm trí của một người
Lẽ ra thì nên sáng
Nhưng dù hắn choàng áo thầy tu
Hắn chỉ để cuộc đời vuột qua hắn?

Gấn sáng tôi thiếp đi, và trong mơ tôi thấy tôi bị nhiều bộ xương bao vây… Một bộ xương đến gần tôi và nói:

Ký ức
Bỏ chạy và
Không còn hiện diện.
Tất cả đều là những giấc mơ trống rỗng
Chẳng ý nghĩa gì.

Vi phạm sự thật của vạn vật
Và lảm nhảm về
“Thượng đế” và “Phật”
Thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy
Con Đường thật.

Tôi thích bộ xương này… Hắn thấy mọi sự rất rõ, như chúng là. Tôi nằm đó với tiếng gió giữa những hàng thông thì thầm trong tai và ánh trăng thu nhảy múa trên mặt.

Cái gì không là mơ? Ai sẽ không kết thúc là một bộ xương? Chúng ta hiện diện như là những bộ xương có da bao bọc – đàn ông đàn bà – và mê đắm nhau. Nhưng khi hơi thở chấm dứt, da vỡ, sinh lý biến mất, và chẳng còn cao thấp. Bên dưới lớp da của người mà ta đang ôm ấp vuốt ve chẳng gì khác hơn là một bộ xương khô. Hãy nghĩ đến điều đó – cao và thấp, trẻ và già, đàn ông và đàn bà, tất cả đều như nhau. Hãy tỉnh thức về điều hệ trọng này và bạn sẽ lập tức hiểu ‎ý nghĩa của “không sinh và không tử”.

Nếu các mảnh đá
Có thể nhắc nhở
Đến người chết,
Thì các cối giã trà
Có thể là mộ bia tốt hơn.

Con người thật sự là những sinh linh đáng sợ.

Một vầng trăng
Sáng và trong
Trên bầu trời không một gợn mây;
Vậy mà chúng ta loạng choạng
Trong bóng tối của thế giới.

Nhìn kỹ đi – ngưng thở, gỡ lớp da, và tất cả mọi người rốt cuộc nhìn như nhau. Không cần biết bạn sống bao lâu, kết quả không thay đổi (kể cả hoàng đế). Vất đi cái ý niệm là “tôi hiện hữu.” Trao thân mình cho những đám mây trôi trong gió, và đừng mong sống mãi.

Thế giới này
Chỉ là
Một cơn mơ thoáng qua
Vậy sao lại run sợ
Tính hay bay biến của nó?

Quãng đời của bạn đã được định sẵn và mọi thỏa hiệp với thần linh để kéo dài nó ra đều vô ích. Hãy tập trung tâm trí vào một vấn đề lớn của sống và chết. Đời sống tận cùng bằng sự chết, đó là điều hiển nhiên.

Các đột biến của cuộc đời
Dù đau nhức,
Dạy chúng ta
Đừng bám chặt
Vào thế giới phù du này.

Tại sao người ta
Tốn phí trang sức
Trên bộ xương này
Khi nó đã được định phải biến mất
Chẳng lưu dấu vết?

Thân thể nguyên thủy
Phải trở về
Nơi nguyên thủy của nó:
Đừng tìm
Cái không tìm được.

Không ai thực sự biết
Bản chất của sinh
Hoặc nơi ở thật:
Chúng ta trở về nguồn
Và trở thành cát bụi.

Nhiều con đường bắt đầu
Từ chân núi
Nhưng tại đỉnh núi
Tất cả chúng ta ngắm nhìn
Một vầng trăng sáng.

Nếu tại cuối cuộc hành trình
Không có nơi
An nghỉ cuối cùng
Thì chúng ta không cần phải sợ
Lạc đường.

Không có khởi đầu,
Không có chấm dứt;
Tâm ta
Sinh ra và chết:
Cái không của không!

Lơ đểnh
Và tâm
Chạy loạn xạ;
Kiểm soát tâm
Và bạn có thể gạt nó sang một bên.

Mưa, mưa đá, tuyết và băng:
Tất cả đều rời rạc
Nhưng khi rơi xuống
Chúng trở thành một dòng nước
Của con suối trong lòng thung lũng.

Những cách hiển lộ
Chân Tâm đều khác nhau
Nhưng trong mỗi một cách
Ta có thể thấy
Cùng một sự thật thiêng liêng.

Hãy lấp kín con đường của bạn
Bằng lá thông rụng
Để không ai có thể
Biết được
Nơi ở thật của bạn.

Thật vô ích
Những tang lễ không ngừng trên núi Toribe:
Những người than khóc không nhận ra
Họ sẽ là người kế tiếp hay sao?

“Cuộc đời phù du!”
Chúng ta suy tư nhìn cảnh
Khói bay trên núi Toribe:
Nhưng khi nào chúng ta nhận ra
Rằng ta đang ở trên thuyền hỏa táng?

Tất cả chỉ là hão huyền!
Sáng nay,
Một người bạn khỏe mạnh,
Chiều nay,
Vài sợi khói hỏa táng.

Tội nghiệp!
Khói chiều trên núi Toribe
Bị thổi lồng lộn
Tới lui
Với gió.

Khi hỏa táng
Nó thành tro,
Và thành đất khi chôn.
Phải chăng chỉ có tội lỗi của ta
Là còn sót lại?

Tất cả tội lỗi
Đã phạm
Trong ba thế giới (*)
Sẽ phai mất
Cùng với tôi.

Thế giới là vậy đó. Những kẻ không nắm được lẽ vô thường của thế giới kinh ngạc và sợ thất thần vì những thay đổi đó. Rất ít người ngày nay kiếm tìm sự thật của Phật pháp, và các tu viện thì trống rỗng. Các sư ngày nay đa số là dốt nát và lãng tránh ngồi thiền như là một phiền phức; họ lười biếng thiền định, họ tập trung vào trang trí chùa chiền. Thiền tọa của họ là giả tạo, và họ chỉ mang mặt nạ các nhà sư – những chiếc áo chùng họ mang sẽ trở thành những bộ áo giáp tra tấn một ngày nào đó.

Trong vũ trụ của sinh và tử, sát sinh sẽ đưa vào địa ngục, tham lam đưa đến tái sinh thành ma đói; si mê làm người ta tái sinh thành súc vật; sân hận biến người ta thành quỷ. Tuân theo giới luật và bạn sẽ tái sinh là người. Làm việc thiện và bạn sẽ lên hàng trời. Trên sáu cõi này còn bốn cấp độ của Phật tử Trí Tuệ, tổng cộng là 10 cõi giới. Tuy nhiên, một Niệm Giác Ngộ cho thấy tất cả các cõi giới này đều là không, chẳng có gì giữa chúng, và ta chẳng nên ghê tởm, sợ hãi hay ham mê chúng. Hiện hữu chẳng là gì hơn một làn mây mỏng trên bầu trời mênh mông hay bọt bóng trên mặt nước. Không một niệm nào khởi sinh trong tâm, nên không có điều gì được tạo sinh. Tâm và vật là một, và là không, tuyệt đối chẳng nghi ngờ.

Sự sinh của con người cũng như lửa – bố là đá lửa, mẹ là hòn đá, và tia lửa tóe ra là đứa con. Lửa được khởi sinh từ các thành tố căn bản và cháy cho đến khi hết nguyên liệu. Sự ân ái giữa bố và mẹ tóe ra tia sống. Vì bố mẹ không có điểm khởi đầu, nên họ cũng chập choạng mờ ra; tất cả mọi thứ đến từ không – nguồn của mọi hình sắc. Hãy tự giải thoát mình khỏi hình sắc và trở về với nền tảng khởi thuỷ của hiện hữu. Từ nền tảng này, cuộc đời đi ra, nhưng hảy xả bỏ luôn cả ‎ý niệm này.

Chẻ toang ra
Một cây se-ri
Và chẳng có đóa hoa nào cả
Nhưng gió xuân
Mang đến hàng loạt bông hoa!

Không có cầu
Nhưng mây đi lên nhẹ nhàng
Đến tận thiên đàng;
Chẳng cần phải lệ thuộc vào điều gì cả
Phật Thích Ca dạy.

Phật Thích Ca thuyết pháp trong 50 năm, và khi đệ tử Ca Diếp hỏi ngài tinh yếu của giáo pháp, Phật nói, “Từ đầu đến cuối ta chưa hề nói lời nào,” và đưa lên một đóa hoa. Ca Diếp mỉm cười và Phật trao đóa hoa cho Ca Diếp, và nói những lời này: “Con đã nắm được Diệu Tâm của Chánh Pháp.” “Ý thầy là sao?” Ca Diếp hỏi. “Năm mươi năm thuyết giảng của thầy,” Phật nói, “hằng mời gọi con luôn luôn, như là gọi đứa trẻ vào vòng tay với lời hứa phần thưởng.”

Đóa hoa giáo pháp này không thể diễn tả được bằng vật thể, ‎ý niệm hay lời nói. Nó không phải là vật chất hay tâm linh. Nó không phải là kiến thức. Giáo Pháp của chúng ta là Đóa Hoa của Một Cổ Xe chở tất cả Phật của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó mang 28 tổ sư Ấn Độ và 6 tổ sư Trung quốc; nó là nền tảng nguyên thủy của hiện hữu – tất cả hiện hữu. Tất cả mọi sự đều không có điểm khởi đầu và như vậy tất cả đều gồm trong nó. Tám cảm quan (**), bốn mùa, tứ đại (đất, nước, lửa, gió), tất cả đều đến từ không, nhưng ít người nhận ra điều này. Gió là hơi thở, lửa là hoạt động, nước là máu; khi xác thân bị chôn hay đốt nó trở thành đất. Nhưng tứ đại cũng không có khởi đầu và chẳng bao giờ trường tồn.

Trong thế giới
Mọi thứ, chẳng trừ gì,
Đều không thật:
Ngay cả sự chết cũng là
Hư ảo.

Ảo tưởng tạo ra ảo ảnh là dù thân xác chết, linh hồn vẫn tồn tại – đây là một lầm lỗi lớn. Người giác ngộ nói rằng cả thân xác và linh hồn tan biến với nhau. “Phật” là không, và trời và đất trở về với nền tảng nguyên thủy của hiện hữu. Tôi đã gạt qua một bên 80 ngàn quyến kinh và gởi đến các bạn tinh túy trong quyển ngắn này. Nó sẽ mang an lạc đến với các bạn.

Viết điều gì
Để lại
Cũng lại là một loại mơ nữa
Khi tôi tỉnh thức tôi biết rằng
Sẽ chẳng có ai đọc nó.

Thiền sư Ikkyu
Trần Đình Hoành dịch từ tiếng Anh

TĐH chú thích:

(*) Ba thế giới (tam giới) là dục giới (thế giới của ham muốn), sắc giới (thế giới của hình sắc), vô sắc giới (thế giới vô hình).
(**) Tám giác quan đây là ngũ quan của cơ thể – sắc, thanh, hương, vị, xúc – và 3 cảm quan về ý: ‎ý thức, mạt-na thức, a-lại-da thức.

Skeletons

Students, sit earnestly in zazen, and you will realize that everything born in this world is ultimately empty, including oneself and the original face of existence. All things indeed emerge out of emptiness. The original formlessness is the “Buddha,” and all other similar terms — Buddha-nature, Buddhahood, Buddha-mind, Awakened One, Patriarch, God — are merely different express- ions for the same emptiness. Misunderstand this and you will end up in hell.

One night . . . a pitiful -looking skeleton appeared and said these words:

A melancholy autumn wind
Blows through the world;
The pampas grass waves,
As we drift to the moor,
Drift to the sea.

What can be done
With the mind of a man
That should be clear
But though he is dressed up in a monk’s robe,
Just lets life pass him by?

Toward dawn I dozed off, and in my dream I found myself surrounded by a group of skeletons . . . . One skeleton came over to me and said:

Memories
Flee and
Are no more.
All are empty dreams
Devoid of meaning.

Violate the reality of things
And babble about
“God” and “the Buddha”
And you will never find
the true Way.

I liked this skeleton . . . . He saw things clearly, just as they are. I lay there with the wind in the pines whispering in my ears and the autumn moonlight dancing across my face.

What is not a dream? Who will not end up as a skeleton? We appear as skeletons covered with skin — male and female — and lust after each other. When the breath expires, though, the skin ruptures, sex disappears, and there is no more high or low. Underneath the skin of the person we fondle and caress right now is nothing more than a set of bare bones. Think about it — high and low, young and old, male and female, all are the same. Awaken to this one great matter and you will immediately comprehend the meaning of “unborn and undying.”

If chunks of rock
Can serve as a memento
To the dead,
A better headstone
Would be a simple tea-mortar.

Humans are indeed frightful beings.

A single moon
Bright and clear
In an unclouded sky;
Yet still we stumble
In the world’s darkness.

Have a good look — stop the breath, peel off the skin, and everybody ends up looking the same. No matter how long you live the result is not altered[even for emperors]. Cast off the notion that “I exist.” Entrust yourself to the wind-blown clouds, and do not wish to live for ever.

This world
Is but
A fleeting dream
So why be alarmed
At its evanescence?

Your span of life is set and entreaties to the gods to lengthen it are to no avail. Keep your mind fixed on the one great matter of life and death. Life ends in death, that’s the way things are.

The vagaries of life
Though painful,
Teach us
Not to cling
To this floating world.

Why do people
Lavish decoration
On this set of bones
Destined to disappear
Without a trace?

The original body
Must return to
Its original place:
Do not search
For what cannot be found.

No one really knows
The nature of birth
Nor the true dwelling place:
We return to the source,
And turn to dust.

Many paths lead from
The foot of the mountain
But at the peak
We all gaze at the
Single bright moon.

If at the end of our journey
There is no final
Resting place
Then we need not fear
Losing our way.

No beginning,
No end;
Our mind
Is born and dies:
The emptiness of emptiness!

Let up
And the mind
Runs wild;
Control the [mind]
And you can cast it aside.

Rain, hail, snow, and ice:
All separate
But when they fall
They become the same water
Of the valley stream.

The ways of proclaiming
The Mind all vary
But the same heavenly truth
Can be seen
In each and every one.

Cover your path
With fallen pine needles
So no one will be able
To locate your
True dwelling place.

How vain
The endless funerals at the
Cremation grounds of Mount Toribe:
Don’t the mourners realize
That they will be next?

“Life is fleeting!”
We think at the sight
Of smoking drifting from Mount Toribe:
But when will we realize
That we are in the boat?

All is vain!
This morning,
A healthy friend;
This evening,
A wisp of cremation smoke.

What a pity!
Evening smoke from Mount Toribe
Blown violently
To and fro
By the wind.

When burned
It becomes ashes,
And the earth when buried.
Is it only our sins
That remain behind?

All the sins
Committed
In the Three Worlds
Will fade away
Together with me.

This is how the world is. Those who have not grasped the world’s impermanence are astonished and terrified by such change. Few today seek Buddhist truth, and the monasteries are largely empty. Priests now are mostly ignorant and shun zazen as a bother; they are derelict in their meditation, concentrating on decorating their temples. Their zazen is a sham, and they are merely masquerading as monks – the robes they sport will become the heavy coats of torture someday.

Within the cosmos of birth and death, the taking of life leads to hell; greed leads to rebirth as a hungry ghost; ignorance causes one to be reborn as an animal; anger turns one into a demon. Follow the precepts and you will attain rebirth as a human being. Do good deeds and you ascent to the level of the gods. Above these six realms there are four levels of the Wise Buddhists, altogether ten realms of existence. However, One Thought of Enlightenment reveals them to be formless, with nothing in between, and not to be loathed, feared, or desired. Existence is perceived as being nothing more than a wispy cloud in the vast sky or foam on the water. No thoughts arise in the mind, so no elements are created. Mind and objects are one and empty, beyond any doubts.

Human birth is like a fire – the father is the flint, the mother the stone, and the resulting spark is the child. The fire is ignited with the base elements and burns until it exhausts the fuel. The lovemaking between the father and mother produces the spark of life. Since the parents are without beginning, they too flicker out; all things emerge from emptiness – the source of every form. Free yourself from forms and return to the original ground of being. From this ground, life issues forth, but let go of this too.

Break open
A cherry tree
And there are no flowers
But the spring breeze
Brings forth myriad blossoms!

Without a bridge
Clouds climb effortlessly
To heaven;
No need to rely on
Anything Gotama Buddha taught.

Gotama Buddha proclaimed the Dharma for fifty years, and when his disciple Kashyapa asked him for the key to his teaching, Buddha said, “From beginning to end I have not proclaimed a single word,” and held up a flower. Kashyapa smiled and Buddha gave him the flower, saying these words: “You posses the Wondrous mind of the True Law.” “What do you mean?” asked Kashyapa. “My fifty years of preaching,” Buddha told him, “has been beckoning to you all the while, just like attracting a child into one’s arms with the promise of a reward.”

This flower of the Dharma cannot be described in physical, mental or verbal terms. It is not material or spiritual. It is not intellectual knowledge. Our Dharma is the Flower of the One Vehicle carrying all the Buddhas of the past, present, andfuture. It holds the twenty-eight Indian and six Chinese patriarchs; it is the original ground of being – all there is. All things are without beginning and are thus all-inclusive. The eight senses, the four seasons, the four great elements (earth, water, fire, wind), all originate in emptiness, but few realize it. Wind is breath, fire is animation, water is blood; when the body is buried or burned it becomes earth. Yet these elements too are without beginning and never abide.

In this world,
All things, without exception,
Are unreal:
Death itself is
An illusion.

Delusion makes it appear that though the body dies, the soul endures – this is a grave error. The enlightened declare that both body and soul perish together. “Buddha” is emptiness, and heaven and earth return to the original ground of being. I’ve set aside the eighty thousand books of scripture and given you the essence is this slim volume. This will bring you great bliss.

Writing something
To leave behind
Is yet another kind of dream
When I awake I know that
There will be no one to read it.

Zen Master Ikkyu
John Stevens translated from Japanese.

The True Path

Just before Ninakawa passed away the Zen master Ikkyu visited him. “Shall I lead you on?” Ikkyu asked.

Ninakawa replied: “I came here alone and I go alone. What help could you be to me?”

Ikkyu answered: “If you think you really come and go, that is your delusion. Let me show you the path on which there is no coming and going.”

With his words, Ikkyu had revealed the path so clearly that Ninakawa smiled and passed away.

57. Cửa thiên đàng

Một chiến binh tên Nobushige đến gặp Hakuin, và hỏi: “Có thiên đàng và địa ngục không?”

http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/03/heart-shape.jpg?w=240&h=180


“Anh là ai?” Hakuin hỏi.

“Tôi là một hiệp sĩ đạo,” người chiến binh trả lời.

“Anh, chiến sĩ!” Hakuin kêu lên. “Vua chúa nào dùng anh làm cận vệ? Mặt anh nhìn như mặt ăn mày.”

Nobushige quá giận và bắt đầu rút kiếm ra, nhưng Hakuin tiếp tục: “Anh cũng có kiếm nữa! Kiếm của anh chắc là quá cùn để chặt đầu tôi.”

Trong khi Noshibughe rút kiếm Hakuin nói: “Đây cửa địa ngục đang mở.”

Nghe những lời này, chàng hiệp sĩ đạo nhận ra kỹ luật của thiền sư, bỏ kiếm lại vào bao và gập người chào.

“Đây cửa thiên đàng đang mở,” Hakuin nói.
.

Bình:

• Hakuin là thiền sư Vậy À của tông Lâm Tế mà ta đã nhắc đến trước đây.

• Trong đa số truyền thống tâm linh và triết lý, thiên đàng và hỏa ngục ở trong tâm ta. Nhưng đa số tín đồ lại cứ nghĩ đó là hai nơi đâu đó ở một thế giới bên ngoài. Cho nên khi họ đang ở trong địa ngục họ không biết họ đang ở trong địa ngục. Và họ tốn phí cả đời chạy đuổi theo một ảo ảnh của thiên đàng đâu đó.

Kinh Pháp Cú mở đầu:

Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, tâm tạo;
Nếu với tâm ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,

Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, tâm tạo,
Nếu với tâm thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau…

Thánh kinh Thiên chúa giáo viết: Lần nọ, các thầy luật Pharisees hỏi khi nào thì Nước Thiên Đàng (Nước Chúa) sẽ đến, Chúa Giêsu trả lời: “Nước Thiên Đàng không đến với sự quan sát cẩn thận của các bạn, và người ta sẽ không nói, ‘Nó ở đây,’ hay ‘Nó đằng kia,’ vì Nước Thiên Đàng ở trong bạn.” Luke 17:20-21..

The Gates of Paradise

A soldier named Nobushige came to Hakuin, and asked: “Is there really a paradise and a hell?”

“Who are you?” inquired Hakuin.

“I am a samurai,” the warrior replied.

“You, a soldier!” exclaimed Hakuin. “What kind of ruler would have you as his guard? Your face looks like that of a beggar.”

Nobushige became so angry that he began to draw his sword, but Hakuin continued: “So you have a sword! Your weapon is probably much too dull to cut off my head.”

As Nobushige drew his sword Hakuin remarked: “Here open the gates of hell!”

At these words the samurai, perceiving the master’s discipline, sheathed his sword and bowed.

“Here open the gates of paradise,” said Hakuin.
58. Bắt ông Phật đá

Một thương gia mang 50 cuộn bông gòn trên vai, ngừng để tránh nắng dưới mái một căn chòi trong đó đứng một tượng Phật lớn bằng đá. Rồi anh ta ngủ thiếp đi, và khi anh tỉnh dậy hàng hóa của anh đã biến mất. Anh lập tức trình báo với cảnh sát.


Một quan tòa tên O-oka mở cuộc điều tra. “Chắc ông Phật đá này ăn trộm,” quan tòa kết luận. “Ông ta lẽ ra là phải lo lắng cho mọi người, nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ. Bắt hắn.”

Cảnh sát bắt tượng Phật đá và khiêng tượng về tòa. Một đám đông ồn ào chạy theo tượng, tò mò muốn biết quan tòa sẽ ra hình phạt thế nào.

Khi O-oka ra ngồi ghế xử, ông mắng đám đông ồn áo. “Quí vị có quyền gì mà ra trước tòa cười giỡn thế này? Quí vị khinh thường tòa án và đáng bị phạt vạ và phạt tù.”

Mọi người lật đật xin lỗi. “Tôi sẽ phải phạt tiền quí vị,” quan tòa nói, “nhưng tôi sẽ bỏ qua nếu mỗi người mang đến cho tòa một cuộn bông gòn trong vòng ba ngày. Người nào không làm sẽ bị bắt.”

Một trong những cuộn bông mọi người nộp được người thương gia nhận ra ngay là cuộn bông của anh ta, nhờ đó tìm ra người ăn trộm ngay. Người thương gia tìm lại được hàng hóa, và tòa trả các cuộn bông lại cho mọi người.

Bình:

 

• Tượng Phật đá chỉ là cục đá vô tri, chẳng có quyền năng gì hơn một cục đá. Quan tòa xử tượng đá như thần thánh, chỉ là một phương cách để giúp người.

Tượng Phật trong chùa hay trong nhà ta cũng chỉ là tượng vô tri. Chúng ta cung kính với tượng, thực ra là để chúng ta tự giúp chúng ta. Tượng chẳng làm gì cả.

• Người tốt thì dùng tượng để giúp người. Người xấu cũng có thể giả vào “quyền năng” của tượng để lừa lọc người.

• Chính vì con người thường quên mất Chúa Phật trong tâm mình, mà hay tôn thờ các tượng gỗ tượng đá, nên 1500 trước công nguyên, trong Mười Điều Răn của Cựu Ước, điều răn thứ 2 có câu: “Các ngươi không được làm cho mình một hình tượng nào, dù theo hình dáng của bất kỳ điều gì trên trời hay dưới đất hay dưới đại dương.” Exodus 20:4.

(Ngày nay các chi phái Tin Lành – Protestantism – vẫn còn tuân theo điều răn này, nhưng các chi phái khác của Thiên Chúa Giáo thì đã dẹp bỏ nó cả hơn nghìn năm).

• Một câu chuyện thiền rất phổ biến là truyện Đan Hà thiền sư (739-824) chẻ tượng Phật gỗ:

Một lần khác khi Đan Hà thiền sư ghé lại một thiền viện, vì trời lạnh nên ông lấy pho tượng Phật trên chánh điện xuống đốt để sưởi ấm. Sư trụ trì trách ông bất kính với một pho tượng thiêng liêng, thì ông trả lời rằng ông đốt để lấy xá lợi, vị sư tưởng ông ngờ nghệch, bèn cười mà hỏi vặn lại ông làm sao tìm được xá lợi trong pho tượng gỗ, Đan hà bèn cười to mà rằng: “Thế sao sư lại trách ta đốt gỗ?”.

 

Arresting the Stone Buddha

A merchant bearing fifty rolls of cotton goods on his shoulders stopped to rest from the heat of the day beneath a shelter where a large stone Buddha was standing. There he fell asleep, and when he awoke his goods had disappeared. He immediately reported the matter to the police.

A judge named O-oka opened court to investigate. “That stone Buddha must have stolen the goods,” concluded the judge. “He is supposed to care for the welfare of the people, but he has failed to perform his holy duty. Arrest him.”

The police arrested the stone Buddha and carried it into the court. A noisy crowd followed the statue, curious to learn what kind of sentence the judge was about to impose.

When O-oka appeared on the bench he rebuked the boisterous audience. “What right have you people to appear before the court laughing and joking in this manner? You are in contempt of court and subject to a fine and imprisonment.”

The people hastened to apologize. “I shall have to impose a fine on you,” said the judge, “but I will remit it provided each one of you brings one roll of cotton goods to the court within three days. Anyone failing to do this will be arrested.”

One of the rolls of cloth which the people brought was quickly recognized by the merchant as his own, and thus the thief was easily discovered. The merchant recovered his goods, and the cotton rolls were returned to the people.
59. Chiến binh của nhân loại

Có lần một sư đoàn quân đội Nhật tập trận, và một số sĩ quân thấy cần phải lập bộ chỉ huy trong thiền viện của Gasan.

Gasan Jôseki (1276-1366)


Gasan bảo đầu bếp: “Cho các sĩ quan các món đơn giản như chúng ta ăn.”

Các sĩ quan tức giận, bởi vì họ quen được ưu đãi. Một sĩ quan đến gặp Gasan và nói: “Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi la chiến binh, hy sinh mạng sống cho tổ quốc. Tại sao ông không đối xử với chúng tôi tương xứng?”

Gasan trả lời cứng rắn: “Anh nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến binh của nhân loại, nhắm vào cứu vớt tất cả mọi sinh linh.”.

Bình:

• Gasan Jôseki (1276-1366) là một thiền sư quan trọng của dòng thiền Tào Động (Soto). Gasan đầu tiên học Thiên Thai Tông, nhưng sau khi gặp thiền sư Tào Động Keizan ở Kyoto, Gasan theo làm đệ tử của Keizan. Tuy nhiên Keizan có gởi Gasan đến học với các thiền sư khác, đặc biệt là thiền sư Lâm Tế Kyôô Unryô, trước khi truyền chức cho Gasan. Về sau Gasan là sư trụ trì thứ hai của chùa Sôjiji, trong 40 năm, và sau đó là sư trụ trì thứ tư của chùa Yôkôji trong một thời gian ngắn. Gasan đóng một vai quan trọng trong việc phát triển dòng thiền Tào Động tại Nhật.

• Thực ra thì các sĩ quan không nên ăn cơm của dân như thế, vì khi đánh trận thật không có ai nấu ăn sẵn cho ăn. Lẽ ra muốn tập trận tốt thì phải làm y như thật, là phải tự lo việc ăn uống.

Thái độ các sĩ quan này cho thấy đây là một nhóm quan binh hống hách chuyên hà hiếp dân. Chính vì vậy mà Gasan, dù lịch sự với họ, vẫn phải giữ thái độ cứng rắn.

• Câu trả lời của Gasan “Chúng tôi là chiến binh của nhân loại, nhắm vào cứu vớt tất cả mọi sinh linh,” chỉ có vị thầy đã đạt đạo mới nói được thế, vì đạt đạo rồi mới thấy được rằng điều mình đã trải nghiệm và liễu ngộ thì quan trọng cho mọi người trên thế giới đến thế nào.

Những người ngớ ngẩn thường nghĩ rằng sư sãi chẳng sản xuất gì cho xã hội và chỉ là gánh nặng cho xã hội vì sống nhờ cúng dường của người khác. Sư sãi chưa nắm được đạo cũng không thể thấy và tin vào vai trò quan trọng của mình cho thế giới. Chỉ có các bậc chân tu mới thấy được điều đó, và mới đủ tự tin để nói nó ra.
.

Soldiers of Humanity

Once a division of the Japanese army was engaged in a sham battle, and some of the officers found it necessary to make their headquarters in Gasan’s temple.

Gasan told his cook: “Let the officers have only the same simple fare we eat.”

This made the army men angry, as they wre used to very deferential treatment. One came to Gasan and said: “Who do you think we are? We are soldiers, sacrificing our lives for our country. Why don’t you treat us accordingly?”

Gasan answered sternly: “Who do you think we are? We are soldiers of humanity, aiming to save all sentient beings.”

 

60. Đường hầm

 

Zenkai, con trai của một người hiệp sĩ đạo, đến Edo và được nhận vào làm hầu cận cho một quan chức lớn. Zenkai yêu vợ viên quan này và bị khám phá. Để tự bảo vệ, Zenkai giết viên quan. Rồi bỏ trốn cùng với vợ ông ta.

Cả hai sau đó trở thành ăn trộm. Nhưng người đàn bà quá tham lam đến nỗi Zenkai dần dần ghê tởm bà ta. Cuối cùng, Zenkai rời bà ta và đi thật xa, đến thành phố Buzen, nơi Zenkai trở thành một vị sư khất thực.

Để chuộc lại tội lỗi quá khứ, Zenkai quyết định làm một việc thiện nào đó trong đời. Biết có một con đường nguy hiểm băng qua đỉnh núi làm nhiều người chết và mang thương tật, Zenkai quyết định đào một đường hầm xuyên núi tại đó.

Ban ngày khất thực, ban đêm Zenkai đào đường hầm. Sau 30 năm, đường hầm dài 2280 feet (695 m), cao 20 feet (6,1m), và rộng 30 feet (9,15m).

Hai năm trước ngày hoàn thành, người con trai của vị quan Zenkai đã giết, nay là một kiếm sĩ tài giỏi, tìm ra được Zenkai và đến để giết thiền sư trả thù cha.

“Tôi sẽ tình nguyện trao mạng cho cậu,” Zenkai nói. “Chỉ để tôi làm xong việc này đã. Ngày nào xong, cậu có thể giết tôi.”

Vậy cậu con đợi ngày đó đến. Vài tháng trôi qua và Zendai vẫn tiếp tục đào. Cậu con chán ngồi không chẳng làm gì và bắt đầu phụ Zenkai đào. Khi đã giúp Zenkai được một năm, cậu con bắt đầu ngưỡng mộ ý‎ chí và tính cách của Zendai.

Cuối cùng đường hầm hoàn thành và mọi người có thể dùng nó và đi lại an toàn.

“Bây giờ chặt đầu tôi đi,” Zendai nói. “Việc của tôi đã xong.”

“Làm sao tôi chặt đầu của thầy của tôi được?” cậu trai trẻ hỏi với đôi mắt đẫm lệ..

Bình:

• Đồ tể buông đao thành Phật.

Nếu bạn chưa cướp vợ giết chồng, thì bạn vẫn còn nhiều hy vọng. Hãy vững tin vào Phật tánh tiềm tàng trong mình.

Nếu bạn đã “xóa sổ” một người vì xấu xa tội lỗi gì đó, hãy nghĩ đến Phật tánh tiềm tàng trong người đó. Nếu bạn nghĩ là người đó không có Phật tánh, thì bạn cũng không có Phật tánh.

• Tâm Phật tự nhiên chuyển hóa tâm sân.

• Trong khi đào đường hầm để giúp người đi từ bên này núi qua bên kia núi, Zenkai cũng giúp độ chàng kiếm sĩ trẻ đi từ bên này bờ đến bên kia bờ của giòng sông sân hận đau khổ.

 

The Tunnel

Zenkai, the son of a samurai, journeyed to Edo and there became the retainer of a high official. He fell in love with the official’s wife and was discovered. In self-defence, he slew the official. Then he ran away with the wife.

Both of them later became thieves. But the woman was so greedy that Zenkai grew disgusted. Finally, leaving her, he journeyed far away to the province of Buzen, where he became a wandering mendicant.

To atone for his past, Zenkai resolved to accomplish some good deed in his lifetime. Knowing of a dangerous road over a cliff that had caused death and injury to many persons, he resolved to cut a tunnel through the mountain there.

Begging food in the daytime, Zenkai worked at night digging his tunnel. When thirty years had gone by, the tunnel was 2,280 feet long, 20 feet high, and 30 feet wide.

Two years before the work was completed, the son of the official he had slain, who was a skillful swordsman, found Zenkai out and came to kill him in revenge.

“I will gived you my life willingly,” said Zenkai. “Only let me finish this work. On the day it is completed, then you may kill me.”

So the son awaited the day. Several months passed and Zenkai kept digging. The son grew tired of doing nothing and began to help with the digging. After he had helped for more than a year, he came to admire Zenkai’s strong will and character.

At last the tunnel was completed and the people could use it and travel safely.

“Now cut off my head,” said Zenkai. “My work is done.”

“How can I cut off my own teacher’s head?” asked the younger man with tears in his eyes.

Tiếp theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 11669

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 66041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8357798