Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

101 Truyện Thiền bình giải

Thứ hai - 05/12/2011 08:36

61. Gudo và Thiên Hoàng

Thiên hoàng Goyozei học Thiền với Gudo. Thiên hoàng hỏi: “Trong Thiền, tâm này là Phật. Phải không?


Gudo trả lời: “Nếu bần tăng nói ‘đúng’, hoàng thượng sẽ nghĩ là hoàng thượng hiểu trong khi không hiểu. Nếu bần tăng nói ‘sai’, bần tăng có thể nói ngược lại với điều hoàng thượng đã hiểu rất rõ.”

Một hôm khác Thiên hoàng hỏi Gudo:: “Người giác ngộ đi đâu khi chết?”

Gudo trả lời: “Bần tăng không biết.”

“Tại sao thầy không biết?” Thiên hoàng hỏi.

“Tại vì bần tăng chưa chết,” Gudo trả lời.

Thiên hoàng ngại hỏi thêm về những điều mà trí óc Thiên hoàng không hiểu nổi. Nên Gudo vỗ tay xuống sàn như là để đánh thức Thiên hoàng, và Thiên hoàng giác ngộ!

Sau khi giác ngộ Thiên hoàng càng tôn trọng Thiền và sư già Gudo hơn trước, ngay cả cho phép Gudo đội mũ trong cung trong mùa đông. Khi Gudo quá 80 tuổi, thiền sư thường ngủ gục trong khi giảng bài, và Thiên hoàng chỉ lặng lẽ lui sang phòng khác để người thầy yêu quý hưởng được giấc nghỉ cơ thể già lão của thầy đòi hỏi.
.

Bình:

 

• Các thiền sư cho học trò câu hỏi, nhưng không cho câu trả lời. Người học trò phải tự tìm ra câu trả lời bằng trực nghiệm (không phải bằng đọc sách hay nghe người khác). Và khi các câu trả lời đến, đó là lúc giác ngộ.

• Thiền sư không bao giờ đoán (bằng l‎ý luận) chuyện mình không biết được bằng trực nghiệm, như là khi chết thì đi đâu.

(Ngoại trừ một câu trả lời ai trong chúng ta cũng thấy được, là khi ta chết ta tan rã vào vũ trụ, mà các thiền sư nói là “trở về với Không” như sóng tan vào biển. Xem bài thơ Các Bộ Xương của thiền sư Ikkyu).

• Giác ngộ xong càng trọng Thiền và thầy vì lúc đó mới biết được Thiền sâu đến đâu, thầy sâu đến đâu và mình chỉ mới đến đâu. Chưa giác ngộ thì chưa thấy được các điều này.

 

Gudo and the Emperor

The emperor Goyozei was studying Zen under Gudo. He inquired: “In Zen this very mind is Buddha. Is this correct?”

Gudo answered: “If I say yes, you will think that you understand without understanding. If I say no, I would be contradicting a fact which you may understand quite well.”

On another day the emperor asked Gudo: “Where does the enlightened man go when he dies?”

Gudo answered: “I know not.”

“Why don’t you know?” asked the emperor.

“Because I have not died yet,” replied Gudo.

The emperor hesitated to inquire further about these things his mind could not grasp. So Gudo beat the floor with his hand as if to awaken him, and the emperor was enlightened!

The emperor respected Zen and old Gudo more than ever after his enlightenment, and he even permitted Gudo to wear his hat in the palace in winter. When Gudo was over eighty he used to fall asleep in the midst of his lecture, and the emperor would quietly retire to another room so his beloved teacher might enjoy the rest his aging body required.
62. Trong bàn tay định mệnh

Một Hiệp Sĩ Đạo thượng thừa tên Nobunaga quyết định tấn công quân địch dù quân số của ông chỉ bằng một phần mười số quân bên địch. Ông biết rằng ông sẽ thắng, nhưng quân của ông thì rất nghi ngại.


Trên đường đi ông ghé vào một đền thờ Thần đạo và nói với lính của của ông: “Sau khi ta viếng đền ta sẽ thẩy đồng bạc cắc. Nếu là đầu, chúng ta sẽ thắng; nếu là đuôi, chúng ta thua. Định mệnh nắm chúng ta trong tay ngài.”

Nobunaga vào đền thờ và cầu nguyện thầm lặng. Rồi ông bước ra và thẩy đồng bạc. Đầu hiện ra. Lính của ông hăng chiến đấu đến mức họ thắng trận chiến thật dễ dàng.

“Không ai có thể thay đổi bàn tay định mệnh,” người hầu cận của Nobunaga nói với ông sau cuộc chiến.

“Đúng vậy, không ai có thể,” Nobunhaga nói, cho anh hầu cận thấy đồng bạc cắc với cả hai mặt đều là “đầu”..

Bình:

• Tất cả các hình thức lễ bài thần thánh chung qui cũng chỉ là các hiện tượng tâm lý cho con người. Định mệnh của ta nằm trong ý chí của ta, dù ta biết điều đó hay không.

Kinh Pháp Cú mở đầu: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo.”.

 

In the Hands of Destiny

A great Japanese warrior named Nobunaga decided to attack the enemy although he had only one-tenth the number of men the opposition commanded. He knew that he would win, but his soldiers were in doubt.

On the way he stopped at a Shinto shrine and told his men: “After I visit the shrine I will toss a coin. If heads comes, we will win; if tails, we will lose. Destiny holds us in her hand.”

Nobunaga entered the shrine and offered a silent prayer. He came forth and tossed a coin. Heads appeared. His soldiers were so eager to fight that they won their battle easily.

“No one can change the hand of destiny,” his attendant told him after the battle.

“Indeed not,” said Nobunaga, showing a coin which had been doubled, with heads facing either way.
63. Sát Sinh

 

Một ngày nọ Gasan giảng cho các đệ tử: “Những người khuyên không sát sinh và muốn tha mạng cho mọi

sinh linh đều đúng. Bảo vệ ngay cả thú vật và côn trùng là điều thiện

Nhưng những người giết thời gian thì sao, hay những người hủy hoại tài sản, và những người phá hoại nền kinh tế chính trị? Chúng ta không bỏ qua được. Hơn nữa, người thuyết giảng mà không giác ngộ thì sao? Hắn đang giết Phật pháp.”.

Bình:

Đây là tránh nhiệm của người Phật tử trước những vấn đề liên hệ đến xã hội mình đang sống. Đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho những người nghĩ rằng phật pháp chỉ là để cho các bà già ngồi gõ mõ tụng kinh trong nhà, và không quan tâm gì đến mọi bất công phá hoại đang xảy ra trong xã hội của ta, và những người nghèo khổ yếu đuối và cô thế quanh ta.

Kinh Pháp Cú, đoạn 183, tóm tắt lời tất cả chư Phật đều dạy: “Không làm điều ác, làm điều lành, và giữ tâm thanh tịnh.”

Không làm các điều ác là không nhúng tay vào áp bức, bất công, tham nhũng, phá hoại Phật pháp.

Nhưng thấy áp bức, bất công, tham nhũng, phá hoại Phật pháp trước mắt, thì “làm điều thiện” không phải là chống các hành động này bằng các cách trong tầm tay mình hay sao? Ít ra cũng nói lên một câu, dạy người nhà một tiếng. Không thể sống như là “không nghe, không thấy, không biết” được.

Điều kiện duy nhất để cái ác thắng toàn thế giới là người thiện chẳng làm gì cả.

 

Killing

Gasan instructed his adherents one day: “Those who speak against killing and who desire to spare the lives of all conscious beings are right. It is good to protect even animals and insects. But what about those persons who kill time, what about those who are destroying wealth, and those who destroy political economy? We should not overlook them. Furthermore, what of the one who preaches without enlightenment? He is killing Buddhism.”
64.Mồ hội của Kasan

 

Kasan được mời chủ trì tang lễ cho một vị lãnh chúa đầu tỉnh.

Kasan chưa bao giờ gặp giới lãnh chúa và quí tộc trước đó, nên thiền sư rất hồi hộp. Khi buổi lễ bắt đầu, Kasan đổ mồ hôi.

http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/03/sweatypalm.jpg?w=240&h=148


Sau đó, khi đã về, Kasan họp các đệ tử lại. Kasan thú thật là chưa đủ khả năng làm thầy bởi vì thiền sư đã không thể có được cùng một thái độ trong thế giới danh vọng cũng như trong một ngôi chùa hẻo lánh. Rồi Kasan từ chức và thành học trò của một thiền sư khác. Tám năm sau, đã giác ngộ, Kasan trở về với các đệ tử cũ..

Bình:

• Muốn biết nội lực mình đến đâu thì cũng không khó, nếu mình để ‎ý đến chính mình một tí, và thành thật với chính mình.

Các hiện tượng đến với mình ngoài ‎ý muốn, ngoài ‎ý thức, mình không cản được, và khi nó đã đến mình cũng không hóa giải sớm được… đó là các dấu hiệu nội lực mình còn yếu. Trong bài này thì hồi hộp đổ mồ hôi, thông thường nhất là nỗi giận, hờn giận, chua chát, ghen tương, buồn bực… hoặc quá vui sướng đến mức nhảy cởn lên, hay đến mức ăn nói kiêu căng… hoặc nói dối vì thiếu tự tin hay vì gian dối… Nội lực mình càng cao thì mình càng khó bị rơi vào các trạng thái tâm l‎ý này.

(Chú ‎ý: Các hiện tượng tâm l‎ý ta “cố tình” tạo ra thì lại khác. Ví dụ, thầy giả vờ nóng giận la lối đứa học trò).

Nếu ta ngồi yên và tự “nhìn” mình một vài giây là nhận ra ngay trạng thái tâm l‎ý của mình. Nhưng rất nhiều người hoàn toàn bị cuốn hút vào trong trạng thái tâm l‎ý của họ mà không thể ngưng vài giây để tự “nhìn” mình, cho nên họ không bao giờ nhận ra họ đang thế nào, và cả đời không bao giờ biết được nội lực của họ yếu đến mức nào. Đây là si mê số một cho đa số người trên thế giới.

• Thấy được nội lực của mình yếu rồi, mình có dám chấp nhận sự thật đó với chính mình không. Mình có đủ can đảm và thành thật với chính mình để nói với chính mình: “Đúng là nội lực mình còn yếu. Lý ra mình không nên bị nó ảnh hưởng. Bây giờ mình phải tìm cách đẩy nó ra khỏi mình.”

Đẩy nó đi được không, đẩy nhanh hay chậm, là tùy theo nội lực của mình và vấn đề mình đang gặp phải. Không phải là luôn luôn dễ. Nhưng cố gắng hoài thì cũng có kết quả từ từ. Đôi khi chỉ vài tiếng đồng hồ, đôi khi phải tốn vài năm cố gắng.

• Đó là đối với chính mình, còn đối với người ngoài, mình có can đảm thú nhận và từ chức như Kasan không? Không phải yếu kém nào cũng cần phải thú nhận công cộng và đòi từ chức, nếu thế thì thế gian chẳng còn ai để làm thầy. Thầy cũng chỉ là học trò cao cấp, cũng có những yếu kém hàng thầy.

Nhưng trong trưởng hợp này thì đúng là nội lực Kasan rất yếu—gặp người quyền quý trong khung cảnh tốt cho mình (không phải là thí sinh đi dự thi) mà đổ mồ hôi, thì đúng là nội lực quá yếu để làm thầy.

Nhưng đó chỉ là chuyện thường. Chuyện đáng nói là Kasan thấy được nội lực yếu kém của mình, từ chức, và xin làm học trò của người khác. Người làm được thế thì tiềm năng nội lực cực kỳ lớn..

Kasan Sweat

Kasan was asked to officiate at the funeral of a provincial lord.

He had never met lords and nobles before so he was nervous. When the ceremony started, Kasan sweat.

Afterwards, when he had returned, he gathered his pupils together. Kasan confessed that he was not yet qualified to be a teacher for he lacked the sameness of bearing in the world of fame that he possessed in the secluded temple. Then Kasan resigned and became a pupil of another master. Eight years later he returned to his former pupils, enlightened.



65. Trừ ma

Một người vợ trẻ bị bệnh và gần chết. “Em yêu anh quá,” nàng nói với chồng, “Em không muốn rời anh. Đừng bỏ em mà theo một người đàn bà nào khác. Nếu anh theo người khác, em sẽ làm ma trở về và hành anh mãi.”


Sau đó không lâu người vợ qua đời. Anh chồng giữ lời ước cuối cùng của vợ được 3 tháng đầu, nhưng anh gặp một người phụ nữ khác và yêu cô. Họ đính hôn để chuẩn bị kết hôn.

Ngay sau khi đính hôn một con ma hiện ra hàng đêm với anh chồng, phàn nàn là anh không giữ lời hứa. Con ma này lại rất tinh khôn. Nàng ta biết nói cho anh chồng biết chuyện gì đã xảy ra giữa anh chồng và cô người yêu mới. Khi nào anh ta cho hôn thê một món quà, con ma cũng tả được từng chi tiết của món quà. Con ma còn lập lại các cuộc nói chuyện, và việc này làm anh chồng bức xúc đến nỗi không ngủ được. Có người khuyên anh kể sự việc cho một thiền sư ở gần làng. Cuối cùng, tuyệt vọng quá, anh chàng tội nghiệp này đành đến gặp thiền sư nhờ giúp đở.

“Bà vợ cũ của anh thành ma và biết mọi chuyện anh biết,” thiền sư bàn luận. “Bất cứ điều gì anh làm hay nói, bất cứ cái gì anh tặng người yêu, bà ấy biết. Bà ấy phải là một con ma rất khôn ngoan. Thật là anh nên cảm phục một con ma như vậy. Lần tới khi bà ấy hiện ra, anh điều đình với bà ấy. Nói với bà ấy rằng bà ấy biết quá nhiều và anh không thể dấu bà ấy điều gì, và nếu bà ấy có thể trả lời một câu hỏi của anh, anh hứa là sẽ hủy bỏ hôn ước và sống độc thân.”

“Tôi phải hỏi câu hỏi nào?” anh chồng thắc mắc.

Thiền sư trả lời: “Bốc một nắm đậu nành và hỏi bà ấy có bao nhiêu hạt đậu nành trong tay anh. Nếu bà ấy không trả lời được, thì bà ấy chỉ là một hình ảnh của óc tưởng tượng của anh và anh sẽ không còn rắc rối nữa.”

Ngày hôm sau, khi con ma hiện ra, anh chồng nịnh và nói bà biết hết mọi sự.

“Đúng vậy,” con ma nói, “và tôi biết anh đến gặp thiền sư hôm nay.”

“Và vì bà biết quá nhiều,” anh chồng yêu cầu, “nói cho tôi biết tôi đang nắm bao nhiêu hạt đậu nành trong bàn tay này!”

Chẳng còn con ma nào nữa để trả lời..

Bình:

• Thần thánh ma quỷ là do tâm ta phóng ra chứ chẳng phải ở ngoài tới. Chú ý câu đầu tiên thiền sư nói: “Bà vợ cũ của anh thành ma và biết mọi chuyện anh biết”. Tức là, chuyện gì mà anh không biết có thể là bà ta không biết.

• Xin đọc Bắt ông Phật đáTrong bàn tay định mệnh.

• Thế thì, thần thánh ma quỷ là một hiện tượng tâm lý hay một hiện tượng tâm linh?

Khi hỏi câu này có nghĩa là ta đã ngầm nói rằng tâm lý và tâm linh là hai việc khác nhau. Nhưng, nếu bạn cầu nguyện cùng Phật Bà Quan Âm để được lành bệnh, và bạn được lành bệnh thì đó là tâm lý hay tâm linh?

Nếu bạn là người được chữa lành đó, có lẽ là bạn sẽ nói: “Tôi không cần biết đó là tâm lý hay tâm linh hay abcxzy. Tôi chỉ biết là tôi đã cầu nguyện và tôi đã được lành.”

Cho nên rất nhiều khi không cần thiết phải tách rời tâm lý và tâm linh. Người ta có thể nói: “Đó chỉ là tâm lý của riêng anh”. Và có thể nghe câu trả lời: “Có thể vậy, nhưng chính Phật Bà Quan Âm giúp tôi có được tâm l‎ý đó.”

Đây là cốt tủy của tôn giáo và tâm linh cả nghìn năm nay, và có lẽ là cả nghìn năm nữa.

Vì vậy, chúng ta nên theo giải pháp thực tế thì hơn: “Khi ma quỷ hành ta thì ta phải trừ ma, như trong truyện này. Khi thần thánh có thể giúp người như trong “Bắt ông Phật đá” hay “Trong bàn tay định mệnh” thì ta nên qu‎ý trọng thần thánh thì hơn.” Và giải pháp này có thể hiểu là giải pháp tâm lý, hay giải pháp tâm linh, đều đúng.

.

The Subjugation of a Ghost

A young wife fell sick and was about to die. “I love you so much,” she told her husband, “I do not want to leave you. Do not go from me to any other woman. If you do, I will return as a ghost and cause you endless trouble.”

Soon the wife passed away. The husband respected her last wish for the first three months, but then he met another woman and fell in love with her. They became engaged to be married.

Immediately after the engagement a ghost appeared every night to the man, blaming him for not keeping his promise. The ghost was clever too. She told him exactly what has transpired between himself and his new sweetheart. Whenever he gave his fiancee a present, the ghost would describe it in detail. She would even repeat conversations, and it so annoyed the man that he could not sleep. Someone advised him to take his problem to a Zen master who lived close to the village. At length, in despair, the poor man went to him for help.

“Your former wife became a ghost and knows everything you do,” commented the master. “Whatever you do or say, whatever you give you beloved, she knows. She must be a very wise ghost. Really you should admire such a ghost. The next time she appears, bargain with her. Tell her that she knows so much you can hide nothing from her, and that if she will answer you one question, you promise to break your engagement and remain single.”

“What is the question I must ask her?” inquired the man.

The master replied: “Take a large handful of soy beans and ask her exactly how many beans you hold in your hand. If she cannot tell you, you will know she is only a figment of your imagination and will trouble you no longer.”

The next night, when the ghost appeared the man flattered her and told her that she knew everything.

“Indeed,” replied the ghost, “and I know you went to see that Zen master today.”

“And since you know so much,” demanded the man, “tell me how many beans I hold in this hand!”

There was no longer any ghost to answer the question.

66. Bầy con của Thiên Hoàng

Yamaoka Tesshu là thầy của Thiên hoàng. Yamaoka còn là một kiếm sư và là một thiền sư thâm hậu.


Nhà của thiền sư là nơi ở của những người lang thang. Thiền sư chỉ có một bộ đồ, vì những người này làm thiền sư nghèo mãi.

Thiên hoàng, thấy áo thiền sư đã sờn rách quá, cho thiền sư tiền để mua áo mới. Lần tới thiền sư đến, ông lại mang cái áo cũ.

“Vậy bộ áo mới đâu rồi, Yamaoka?” Thiên hoàng hỏi.

“Tôi mua áo quần cho đám con của bệ hạ rồi,” Yamaoka giải thích..

Bình:

• Tất cả thần dân trong nước đều được xem là con cái của Thiên hoàng.

• Thiền sư nghèo vì nuôi người nghèo là chuyện thường. Chuyện thú vị ở đây là Yamaoka là gạch nối thường trực giữa người cao nhất nước và những người nghèo nhất nước, một gạch nối rất chắc—sống với người nghèo hàng ngày, và dạy vua thường xuyên. Thế gian có bao nhiêu người làm được gạch nối đó?

• Và thế gian có bao nhiêu vua, bao nhiêu lãnh đạo, thông thái đủ để giữ được một gạch nối như vậy với mình?
.

 

Children of His Majesty

Yamaoka Tesshu was a tutor of the emperor. He was also a master of fencing and a profound student of Zen.

His home was the abode of vagabonds. He has but one suit of clothes, for they kept him always poor.

The emperor, observing how worn his garments were, gave Yamaoka some money to buy new ones. The next time Yamaoka appeared he wore the same old outfit.

“What became of the new clothes, Yamaoka?” asked the emperor.

“I provided clothes for the children of Your Majesty,” explained Yamaoka.

67. Con làm gì vậy! Thầy nói gì vậy!

Thời tân tiến này có rất nhiều lảm nhảm vô nghĩa về thầy và trò, và việc trò thừa kế giáo pháp của thầy, cho thầy quyền chuyển giáo pháp đến đệ tử tin cẩn. Dĩ nhiên là Thiền nên được chuyển tay cách này, từ tâm đến tâm, và khi xưa xảy ra như thế. Im lặng và khiêm tốn trị vì, thay vì chuyên nghiệp và đòi hỏi. Người tiếp nhận giáo pháp cách đó dấu chuyện đó trong lòng đôi khi cả 20 năm. Cho đến khi có một người khác, do chính nhu cầu của anh ta, khám phá ra là có một sư phụ ngay bên cạnh mình, lúc đó việc giáo pháp đã được thừa kế mới có người biết, và ngay cả những lúc đó, câu chuyện xảy ra một cách tự nhiên và giáo pháp toàn quyền tự định đường đi của nó. Không bao giờ một người thầy tuyên bố “Tôi là truyền nhân của vị-này-vị-nọ.” Những tuyên bố như vậy chính là bằng chứng ngược lại.


Thiền sư Mu-nan chỉ có một truyền nhân. Tên của anh ta là Shoju. Sau khi Shoju đã hoàn tất Thiền học, Mu-nan gọi Shoju vào phòng. “Thầy già rồi,” Mu-nan nói, “và theo thầy biết, Shoju, con là người duy nhất sẽ tiếp tục gánh vác giáo pháp này. Đây là một quyển sách. Nó đã được truyền tay từ sư phụ đến sư phụ cả 7 đời. Thầy cũng đã thêm nhiều điểm vào đó, theo hiểu biết của thầy. Quyến sách rất có giá trị, và thầy trao nó lại cho con làm biểu tượng cho sự thừa kế của con.”

“Nếu quyến sách quan trọng như vậy, thầy nên giữ nó,” Shoju trả lời. “Con đã nhận Thiền của thầy không từ ngữ và con hài lòng với nó như vậy.”

“Thầy biết vậy,” Mu-nan nói. “Dù vậy thì quyển cách này cũng đã được cả 7 đời sư phụ mang nó, vậy con có thể giữ nó như là một biểu tượng là con đã tiếp nhận giáo pháp. Đây nè.”

Lúc đó hai người đang nói chuyện trước một lò than. Ngay khi quyển sách vừa chạm tay, Shoju ném nó ngay vào đống than hừng hực. Shoju chẳng tha thiết gì đến việc sở hữu.

Mu-nan, người chưa bao giờ nổi giận trước đó, la: “Con làm gì vậy!”

Shoju la lại: “Thầy nói gì vậy!”.

 

Bình:

 

• Shoju là thiền sư Shoju Rojin, thầy của thiền sư Vậy À Hakuin.

Dù Hakuin chỉ học với Shoju tám tháng, Hakuin luôn luôn xem Shoju là vị thầy chính của mình. Shoju là một vị thầy cực kỳ đòi hỏi, chưởi mắng la lối Hakuin thường xuyên để thúc Hakuin đến giác ngộ.

• Shoju nói với thầy Mu-nan: “Con đã nhận Thiền của thầy không từ ngữ”. Vậy có nghĩa là tiến trình huấn luyện của Mu-nan cho Shoju chẳng lệ thuộc vào kinh sách, và có lẽ là lệ thuộc nhiều vào thiền định để quán các công án (vì đây là cách huấn luyện chính của Hakuin cho dòng thiền Lâm Tế sau này).

• Thế có nghĩa là không cần sách.

Nhưng không cần thì cũng cứ giữ nó như là biểu tượng của kế vị, mắc gì mà phải “ném sách vào mặt thầy” và ngang nhiên xóa bỏ truyền thống của cả 7 đời tổ sư của môn phái?

Việc này có lẽ quan trọng hơn là việc cần đọc sách hay không, hoặc Shoju có nhấm một lít sakê trước đó không.

Truyền thống thừa kế chỉ truyền lại cho một người–như là người duy nhất có được giáo pháp–làm cho giáo pháp không phát triển được, cứ như là một cây mà tất cả các cành đều bị chặt bỏ và luôn luôn chỉ chừa một cành. Cây đó cũng sẽ èo uột mà chết. Đây là một cái hại cần dẹp bỏ.

Hakuin kể lại lời Shoju: “Thiền tông của chúng ta bắt đầu xuống dốc vào cuối đời Nam Tống. Đến đời Minh, việc truyền học đã rơi xuống đất, tiêu tán dần. Ngày nay, cái còn lại chỉ là thuốc độc thật ở Nhật. Nhưng vậy mà cũng chẳng được nhiều. Cứ như là tìm sao trên trời giữa ban ngày. Còn các con, mấy thằng mù thối tha trọc đầu, mấy thằng nhóc đần độn rách rưới, chúng mày chưa đạp nhằm Thiền ngay cả trong mộng.”

Có lẽ chính vì vậy mà cần cải tổ chính sách, không thể gạt bỏ nhân tài được, cần phải chấm dứt chế độ truyền giáo pháp cho chỉ một người.

Hakuin sống từ 1686 đến1769. Shoju cũng chỉ sớm hơn Hakuin vài mươi năm. Cả 1,000 năm trước đó, lục tổ Huệ Năng ( 638-713) ở Trung quốc đã bãi bỏ tục lệ truyền y bát cho truyền nhân (vì vậy mà thiền tông không có tổ nào sau tổ thứ sáu).

Sau Shoju, Hakuin dạy cả nghìn học trò, và chứng nhận cho hơn 80 học trò là truyền nhân chính thức (và tất cả mọi thiền sư Lâm Tế Nhật Bản ngày nay là từ Hakuin mà ra).

• Shoju bỏ tục lệ đó, ngay trước mặt thầy, ngay giây phút được kế vị, vì Shoju yêu thầy và thành thật với thầy, không nỡ gạt thầy là chẳng có gì xảy ra cả, đợi đến khi thầy chết mới lo cải tổ.

Và phải làm chớp nhoáng như thế, nếu không thì sẽ kẹt với tình cảm sâu đậm của thầy với quyển sách đã qua 7 đời truyền kế.

• Có lẽ là theo truyền thống, ngay giây phút truyền thừa, thầy hết việc và truyền nhân chịu trách nhiệm 100%..

 

What Are You Doing! What Are You Saying!

In modern times a great deal of nonsense is talked about masters and disciples, and about the inheritance of a master’s teaching by favorite pupils, entitling them to pass the truth on to their adherents. Of course Zen should be imparted in this way, from heart to heart, and in the past it was really accomplished. Silence and humility reigned rather than profession and assertion. The one who received such a teaching kept the matter hidden even after twenty years. Not until another discovered through his own need that a real master was at hand was it learned that the teaching had been imparted, and even then the occasion arose quite naturally and the teaching made its way in its own right. Under no circumstance did the teacher even claim “I am the successor of So-and-so.” Such a claim would prove quite the contrary.

The Zen master Mu-nan had only one successor. His name was Shoju. After Shoju had completed his study of Zen, Mu-nan called him into his room. “I am getting old,” he said, “and as far as I know, Shoju, you are the only one who will carry on this teaching. Here is a book. It has been passed down from master to master for seven generations. I have also added many points according to my understanding. The book is very valuable, and I am giving it to you to represent your successorhip.”

“If the book is such an important thing, you had better keep it,” Shoju replied. “I received your Zen without writing and am satisfied with it as it is.”

“I know that,” said Mu-nan. “Even so, this work has been carried from master to master for seven generations, so you may keep it as a symbol of having received the teaching. Here.”

They happened to be talking before a brazier. The instant Shoju felt the book in his hands he thrust it into the flaming coals. He had no lust for possessions.

Mu-nan, who never had been angry before, yelled: “What are you doing!”

Shoju shouted back: “What are you saying!”
68. Một nốt thiền

Sau khi Kakua viếng thăm Thiên hoàng, thiền sư biến mất và chẳng ai biết được tông tích. Kakua là người Nhật đầu tiên học Thiền 

http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/03/shakuhachi.jpg?w=165&h=250



Trung quốc, nhưng vì thiền sư chẳng tỏ lộ một tí gì, ngoại trừ một nốt nhạc, người ta không hề nhớ đến thiền sư như là người đã mang Thiền vào nước Nhật.

Kakua viếng thăm Trung quốc và học được giáo pháp chân thật. Thiền sư không đi xa nhiều khi ở Trung quốc. Thiền sư sống trong một góc núi hẻo lánh, thiền định thường xuyên. Khi nào có người tìm thấy thiền sư và xin thiền sư dạy, thiền sư nói vài chữ, rồi di chuyển đến một góc núi khác nơi người ta khó tìm thấy hơn.

Khi Kakua trở về Nhật, Thiên hoàng nghe về thiền sư và hỏi thiền sư giảng Thiền để soi sáng cho Thiên hoàng và quần thần.

Kakua đứng tĩnh lặng trước Thiên hoàng. Rồi thiền sư lấy một ống sáo từ trong vạt áo, và thổi một nốt ngắn. Cúi chào lễ độ, thiền sư đi mất.
.

Bình:

 

• Một tiếng sáo ngắn vang lên từ trong tĩnh lặng, rồi biết mất vào tĩnh lặng.

Một thoáng phù du đến từ Không, rồi biến mất vào Không.

 

One Note of Zen

After Kakua visited the emperor he disappeared and no one knew what became of him. He was the first Japanese to study Zen in China, but since he showed nothing of it, save one note, he is not remembered for having brought Zen into his country.

Kakua visited China and accepted the true teaching. He did not travel while he was there. Meditating constantly, he lived on a remote part of a mountain. Whenever people found him and asked him to preach he would say a few words and then move to another part of the mountain where he could be found less easily.

The emperor heard about Kakua when he returned to Japan and asked him to preach Zen for his edification and that of his subjects.

Kakua stood before the emperor in silence. He then produced a flute from the folds of his robe, and blew one short note. Bowing politely, he disappeared.

69. Ăn tội

Ngày nọ có trục trặc gì đó mà việc nấu ăn tối cho thiền sư Tào Động Fugai và các đệ tử bị trễ. Người đầu bếp hấp tấp cầm lưỡi hái chạy ra vườn cắt một mớ rau, băm nhỏ, rồi nấu canh, không biết là vì vội vàng mà anh ta đã băm luôn một phần của con rắn bị cắt trong vườn.


Các đệ tử của Fugai nghĩ là họ chưa bao giờ được ăn canh ngon như vậy. Nhưng khi thiền sư thấy một đầu rắn trong chén của mình, thiền sư gọi đầu bếp lên. “Cái gì đây?” giơ cao đầu rắn.

“Ồ, dạ, cám ơn thầy,” người đầu bếp trả lời, lấy đầu rắn và ăn nó rất nhanh..

Bình:

• Tu sĩ phải ăn chay, không được ăn thịt. Mọi người đã bị phá giới ăn canh rắn. Nhưng họ không biết. Không biết thì không tội.

Anh đầu bếp, lấy đầu rắn từ thầy và nuốt lẹ, tức là cố tình phá giới, phạm tội với giáo pháp, ngay trước mắt thầy, không chối cãi được. Và dòng Tào Động rất gắt gao về giới luật.

Nhưng anh ta làm thế để giúp cho tất cả mọi người khác tiếp tục không biết là họ đã bị phá giới và ăn thịt rắn, không có cảm tưởng có tội trong lòng.

• Tâm Bồ tát: Sẵn sàng phá giới và mang tội vào mình (nếu đó là tội) để giữ an vui cho người khác.

• Giới luật luôn có đó. Giữ giới hay không là do mình quyết định theo đòi hỏi của từng trường hợp.

 

Eating the Blame

Circumstances arose one day which delayed preparation of the dinner of a Soto Zen master, Fukai, and his followers. In haste the cook went to the garden with his curved knife and cut off the tops of green vegetables, chopped them together and made soup, unaware that in his haste he had included a part of a snake in the vegetables.

The followers of Fugai thought they never tasted such good soup. But when the master himself found the snake’s head in his bowl, he summoned the cook. “What is this?” he demanded, holding up the head of the snake.

“Oh, thank you, master,” replied the cook, taking the morsel and eating it quickly.
70. Cái quí giá nhất trên thế giới

Sozan, một thiền sư Trung quốc, được một người học trò hỏi: “Cái gì qu‎í giá nhất trên thế giới?”

Thiền sư trả lời: “Đầu của con mèo chết.”

“Tại sao đầu của con mèo chết là cái quí giá nhất trên thế giới?” người học trò thắc mắc.

Sozen trả lời: “Bởi vì chẳng ai có thể định giá nó được.”

 

Bình

 

• Thiền sư Sozan là Sozan Honjaku, tức Tào Sơn Bản Tịch, người đã cùng thầy là Động Sơn Lương Giới lập ra dòng thiền Tào Động tại Trung quốc vào thế kỷ thứ 9. “Tào Động” là ghép hai họ của hai vị tổ sư này.

Vào thế kỷ 13, thiền sư Nhật là Đạo Nguyên Hi Huyền (dōgen kigen) đưa tông này qua Nhật và Tào Động trở thành môn phái Thiền quan trọng, ngày nay vẫn còn. Thiền Tào Động khác với thiền Lâm Tế (Nhật) ở chỗ Tào Động chú trọng đến thiền chỉ, chỉ an nhiên tọa thiền là đủ. Lâm Tế chú trọng đến thiền quán, nhất là quán công án.

• Đầu mèo chết chẳng có giá trị gì hết. Người ta ăn đủ loại đầu—đầu heo, đầu bò, đầu cá, đầu gà…—nhưng làm thịt mèo thì vất đầu mèo.

Nếu “cái quí giá nhất thế giới” (đầu mèo chết) chỉ là rác chẳng có giá trị gì cả, thì không phải là tất cả mọi thứ khác trên thế giới cũng đều là rác chẳng có giá trị gì hết hay sao?

Tại sao?

Tại vì đời là mộng, huyễn, bào, ảnh (mộng, ảo, bọt, bóng – Kinh Kim Cang)..

 

The Most Valuable Thing in the World

Sozan, a Chinese Zen master, was asked by a student: “What is the most valuable thing in the world?”

The master replied: “The head of a dead cat.”

“Why is the head of a dead cat the most valuable thing in the world?” inquired the student.

Sozan replied: “Because no one can name its price.”

Tiếp theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 16


Hôm nayHôm nay : 2258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 48254

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8428815