Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

101 Truyện Thiền bình giải

Thứ hai - 05/12/2011 08:38

71. Học im lặng

Học trò tông Thiên Thai từng học tĩnh tâm trước khi Thiền du nhập vào Nhật. Bốn cậu học trò Thiên Thai, là bạn thân với nhau, cùng hứa là sẽ giữ bảy ngày lặng im.


Ngày đầu tiên mọi người đều im lặng. Cuộc tĩnh tâm khởi sự tốt, nhưng đến đêm các cây đèn dầu bắt đầu yếu dần, một cậu không chịu nổi bèn gọi người giúp việc: “Chỉnh mấy cây đèn lại.”

Cậu thứ nhì ngạc nhiên nghe cậu kia nói. “Chúng ta không được nói tiếng nào,” cậu ta nói.

“Hai cậu ngu quá đỗi. Tại sao các cậu nói?” câu thứ ba hỏi.

“Tớ là người duy nhất không nói,” cậu thứ tư kết luận.
.

Bình:

 

• Bình thường ta tưởng ta tĩnh lặng, nhưng giữ được tâm tĩnh lặng khi đụng chuyện mới là tĩnh lặng.

Tâm chưa tĩnh lặng thì khi có một tí tí chuyện là quên mất tĩnh lặng.

Cho nên lúc phải chú tâm giữ tĩnh lặng nhất là lúc có chuyện..

 

Learning to Be Silent

The pupils of the Tendai school used to study meditation before Zen entered Japan. Four of them who were intimate friends promised one another to observe seven days of silence.

On the first day all were silent. Their meditation had begun auspiciously, but when night came and the oil lamps were growing dim one of the pupils could not help exclaiming to a servant: “Fix those lamps.”

The second pupil was surprised to hear the first one talk. “We are not supposed to say a word,” he remarked.

“You two are stupid. Why did you talk?” asked the third.

“I am the only one who has not talked,” concluded the fourth pupil.
72. Lãnh chúa đầu đặc

Hai thiền sư, Daigu và Gudo, được mời đến thăm một lãnh chúa. Đến nơi, Gudo nói với lãnh chúa: “Chúa quân bản tính rất thông thái và có một năng kiếu bẩm sinh để học Thiền.”

“Nhảm nhí,” Daigu nói. “Tại sao anh nịnh anh chàng đầu đặc này? Anh này có thể là lãnh chúa, nhưng chẳng biết tí gì về Thiền cả.”

Vậy, thay vì xây một ngôi chùa cho Gudo, vị lãnh chúa xây chùa cho Daigu và học Thiền với Daigu.
.

Bình:

 

• Xây chủa và làm đệ tử kẻ chê mình dốt, người có trí tuệ mới làm được thế. Vì vậy, lãnh chúa có thể xây chùa và làm đệ tử của Daigu, nhưng Gudo vẫn đúng là lãnh chúa rất thông thái và có năng khiếu bấm sinh để học Thiền.

• Có lẽ lãnh chúa này có máu nhà binh nên thích những người ăn nói bộc trực.

• Mỗi thiền sư thường có một cá tính rất mạnh, rất rõ, có thể rất khác xa các thiền sư khác. Tâm thì tĩnh lặng như sau, nhưng cách sống bên ngoài rất khác nhau.

Đừng nhầm tâm với tay, chân, hay miệng..

 

The Blockhead Lord

Two Zen teachers, Daigu and Gudo, were invited to visit a lord. Upon arriving, Gudo said to the lord: “You are wise by nature and have an inborn ability to learn Zen.”

“Nonsense,” said Daigu. “Why do you flatter this blockhead? He may be a lord, but he doesn’t know anything of Zen.”

So, instead of building a temple for Gudo, the lord built it for Daigu and studied Zen with him.
73. Mười truyền nhân

Thiền sinh có lời tuyên thệ là nếu họ bị chết dưới tay thầy họ vẫn qu‎yết tâm học Thiền. Thường là họ cắt ngón tay và dùng máu để thề. Theo thời gian, lời thề này trở thành hình thức mà thôi, và chính vì l‎ý do đó mà người học trò chết dưới tay Ekido đã được xem như là tử vì đạo.

http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2010/04/zazenzendo.jpg?w=250&h=134


Ekido đã trở thành một người thầy nghiêm khắc. Học trò rất sợ. Một học trò đang làm nhiệm vụ đánh chiêng để báo giờ, bị trật nhịp khi mắt của anh ta bị lôi cuốn theo một cô gái đẹp đang đi qua trước cổng chùa.

Vào ngay lúc đó Ekido đang đứng sau lưng người học trò, dùng roi đánh người học trò và sự chấn động bất ngờ giết chết anh học trò.

Người giám hộ của người học trò, nghe tin, đến gặp Ekido. Biết là thiền sư không có lỗi, người giám hộ ca ngợi thiền sư về giáo dục nghiêm khắc. Ekido vẫn giữ thái độ như là người học trò vẫn còn sống.

Sau khi chuyện này xảy ra, Ekido đã đào tạo được hơn 10 truyền nhân giác ngộ, một con số bất thường.
.

Bình:

 

• Ngày xưa thầy lỡ tay đánh chết học trò thì không sao, ngày nay như vậy là có thể vi phạm luật pháp quốc gia.

• Điểm chính là giáo dục nghiêm khắc. Hầu như tất cả các truyện thiền đều nhấn mạnh đến giáo dục nghiêm khắc của thầy, và quyết tâm tăng tiến mạnh mẽ của trò. Đó đương nhiên là yếu tố thành công cho những môn học và nghệ thuật khó khăn.

• Ngày nay thì chúng ta đi ngược lại, mang Thiền đến cho mọi người. Dĩ nhiên là nhiều người được một chút lợi ích, nhưng Thiền cũng bị hiểu sai rất nhiều…

Thế thì làm thế nào để có hệ thống giáo dục Thiền để thiền sinh vẫn có thể đi đúng đường, hiểu đúng đường, đến được điểm đến đúng, nếu thiền sinh đó tiếp tục học lên?

Hay, hỏi một cách khác: Làm thế nào để đào tạo các thiền sư không lạc đường?

Làm thế nào để phổ thông hóa Thiền ở cấp thấp, nhưng vẫn giữ được tinh túy Thiền ở đỉnh cao?.

 

Ten Successors

Zen pupils take a vow that even if they are killed by their teacher, they intend to learn Zen. Usually they cut a finger and seal their resolution with blood. In time the vow has become a mere formality, and for this reason the pupil who died by the hand of Ekido was made to appear a martyr.

Ekido had become a severe teacher. His pupils feared him. One of them on duty, striking the gong to tell the time of day, missed his beats when his eye was attracted by a beautiful girl passing the temple gate.

At that moment Ekido, who was directly behind him, hit him with a stick and the shock happened to kill him.

The pupil’s guardian, hearing of the accident, went directly to Ekido. Knowing that he was not to blame he praised the master for his severe teaching. Ekido’s attitude was just the same as if the pupil were still alive.

After this took place, he was able to produce under his guidance more than ten enlightened successors, a very unusual number.
74. Hối cải thực sự

Ryokan tận hiến cả đời mình để tu học Thiền. Ngày nọ thiền sư nghe là người cháu trai đang tiêu tiền cho một cô ca kỹ. Vì người cháu đã thay thế Ryokan để quản lý tài sản gia đình và gia tài này đang có nguy cơ bị tiêu tán, người nhà phải nhờ Ryoken nhúng tay vào.


Ryokan phải đi một quãng đường rất xa để thăm người cháu thiền sư đã nhiều năm không gặp. Người cháu có vẻ rất vui được gặp lại chú và mời chú ở lại qua đêm.

Cả đêm Ryokan ngồi thiền định. Vào lúc ra đi buổi sáng, thiền sư nói với người cháu: “Chú chắc là già rồi, tay chú run lắm. Cháu có thể giúp chú buộc giây giày của chú được không?”

Người cháu hăng hái giúp. “Cám ơn cháu,” Ryokan kết thúc, “cháu thấy không, người ta mỗi ngày mỗi già và yếu đi. Hãy tự chăm sóc cháu tử tế.” Rồi Ryokan ra đi, chẳng hề nói một lời đến các phàn nàn của người nhà. Nhưng, từ buổi sáng hôm đó, sự hoang phí của người cháu chấm dứt.
.

Bình:

 

• Việc chú của mình phải đi rất xa để gặp mình sau nhiều năm không gặp, đủ để nói với người cháu sự nghiêm trọng của vấn đề.

Cho nên, câu nhắn nhủ ngắn của chú trước lúc ra đi, mang trọn tính cách nghiêm trọng đó.

Người cháu đương nhiên là biết chú về để giáo huấn mình, mà có lẽ đã phập phồng cả đêm không biết mình sẽ bị sỉ vả cách nào đây.

Nhưng rốt cuộc cậu ta nhận một giáo huấn rất nghiêm trọng, một cách rất nhẹ nhàng. Cho nên ảnh hưởng rất mạnh.

• Nhưng cũng có thể vì một lý do khác nữa. Đó là việc Ryokan nhúng tay vào vấn đề. Người cháu có thể nghĩ: “Chú mình sẵn sàng nhúng tay vào chuyện thì không ổn rồi. Giả sử chú rút lại quyền của mình, tự tay quản lý tài sản gia đình, hay giao quyền cho ai đó khác thì sao?”

Câu hỏi: Ngưởi tu trì có nên cho “người đời” biết là mình sẵn sàng nhúng tay vào các việc sai trái ở đời khi cần không?
.

True Reformation

Ryokan devoted his life to the study of Zen. One day he heard that his nephew, despite the admonitions of relatives, was spending his money on a courtesan. Inasmuch as the nephew had taken Ryokan’s place in managing the family estate and the property was in danger of being dissipated, the relatives asked Ryoken to do something about it.

Ryokan had to travel a long way to visit his nephew, whom he had not seen for many years. The nephew seemed pleased to meet his uncle again and invited him to remain overnight.

All night Ryokan sat in meditation. As he was departing in the morning he said to the young man: “I must be getting old, my hand shakes so. Will you help me tie the string of my straw sandal?”

The nephew helped him willingly. “Thank you,” finished Ryokan, “you see, a man becomes older and feebler day by day. Take good care of yourself.” Then Ryokan left, never mentioning a word about the courtesan or the complaints of the relatives. But, from that morning on, the dissipations of the nephew ended.

75. Tính nóng

Một thiền sinh đến than phiền với Bankei: “Thưa thầy, con có tính nóng không trị được. Làm sao để con sửa nó.”


“Con có một cái thật lạ,” Bankei trả lời. “Đưa cho thầy coi cái con có.”

“Ngay bây giờ thì con không đưa cho thầy coi được,” thiền sinh trả lời.

“Khi nào thì con cho thầy coi được?” Bankei hỏi.

“Nó đến bất chợt,” thiền sinh trả lời.

“Vậy thì,” Bankei kết luận, “nó nhất định không phải bản tính thật của con. Nếu nó là bản tính thật, thì con có thể cho thầy coi bất kỳ lúc nào. Khi con sinh ra con không có nó, và cha mẹ con không cho con cái đó. Hãy nghĩ lại xem.”
.

Bình:

 

• Vậy thì nó từ đâu tới?

Nóng giận đến khi có điều gì đó không hợp ‎ý ta, như làm việc gì không được, nói điều gì đó mà người không nghe, người nói điều gì đó ta không thích, người làm điều gì đó ta không ưa, thấy điều gì đó mà ta kỵ…

(1) Gặp một điều không thích, (2) ta phản ứng lại bằng cách nổi nóng.

Vậy thì, muốn hết nóng thì phải phá một trong hai vế trên.

1. Hoặc biến điều không thích thành điều trung tính hay điều mình thích. Ví dụ: Ghét người da đen thì tập không ghét người da đen hay tập yêu người da đen.

2. Hoặc điều không thích đến thì cũng không phản ứng bằng cách nổi nóng.

Hệ thần kinh của ta đã quen phản ứng kiểu nổi nóng, không dễ để “đổi đường dây” trong một ngày. Nhưng nếu ta cố gắng luyện tập mỗi ngày thì hệ thần kinh của ta có thể tự “đổi dây” từ từ, vì hệ thần kinh là một hệ thống sống, có thể đâm chồi nẩy mộng, lập thêm lối mới, thay đổi lập trình được.

• Điểm quan trọng ở đây, đúng với tất cả các hiện tượng tâm lý—nóng giận, buồn vui, tự ái, lo lắng, sợ hãi…–là, tất cả các hiện tượng tâm lý đều là phản ứng của ta với một tác nhân nào đó, chứ chúng không phải là bản tính thật của ta. Nếu ta luyện tập để tâm ta không còn phản ứng kiểu phản xạ như thế nữa, thì tâm sẽ hoàn toàn tĩnh lặng, đúng bản chất thật của tâm là tĩnh lặng
.

Temper

A Zen student came to Bankei and complained: “Master, I have an ungovernable temper. How can I cure it?”

“You have something very strange,” replied Bankei. “Let me see what you have.”

“Just now I cannot show it to you,” replied the other.

“When can you show it to me?” asked Bankei.

“It arises unexpectedly,” replied the student.

“Then,” concluded Bankei, “it must not be your own true nature. If it were, you could show it to me at any time. When you were born you did not have it, and your parents did not give it to you. Think that over.”

76. Tâm đá

Hogen, một thiền sư Trung quốc, sống một mình trong một ngôi chùa nhỏ ở nhà quê. Một ngày nọ bốn vị sư đi đường ghé qua và xin đốt một đông lửa trong sân chùa để sưởi ấm.


Trong khi họ đang đốt lửa, Hogen nghe họ tranh luận về tính chủ quan và khách quan. Hogen nhập bọn và nói: “Đây là một viên đá lớn. Các bạn nghĩ là nó ở trong tâm mình hay ở ngoài tâm mình?”

Một trong bốn vị sư trả lời: “Theo quan điểm Phật giáo, mọi thứ đều là dự phóng của tâm, cho nên tôi nghĩ là viên đá ở trong tâm tôi.”

“Đầu của anh chắc phải cảm thấy nặng lắm,” Hogen nhận xét, “nếu anh mang viên đá như vậy trong tâm anh.”.

Bình:

• Nếu cầm viên đá gõ vào đầu mấy cái, chảy máu đầu và sưng u một cục, thì ta biết ngay viên đá ở trong tâm hay ngoài tâm.

Nhưng người ta vẫn nói viên đá ta thấy chỉ là dự phóng của tâm ta, vì viên đá thì có đó, nhưng ta chỉ thấy điều gì tâm ta thấy—chỉ mặt ngoài và hình dáng của viên đá, đẹp hay xấu, màu sắc thế nào…

Chuyên gia về đá có thể thấy những điều người khác không thấy.

Chuyên gia về trang trí nhà cửa có thể thấy trong viên đá nét thẩm mỹ người khác không thấy.

Triết gia, thi sĩ… mỗi người nhìn viên đá và thấy những ‎y’ nghĩa, những nét khác nhau…

Mỗi người chúng ta chỉ thấy một phiên bản khác nhau của cùng một viên đá.

Cho nên, viên đá thì có đó, đó là khách quan, nhưng “viên đá ta thấy” chỉ là một phiên bản trong tâm ta, đó là chủ quan.

• Vì cái “biết” chỉ là một phiên bản chủ quan, không đầy đủ, của ta, cho nên cái “biết” của mỗi người rất tương đối. Ví dụ: Ta biết “ông An” qua một phiên bản ông An của ta, những người khác lại thấy ông An khác ta, qua phiên bản ông An của riêng họ. Mọi phiên bản đều không đầy đủ, cho nên không nên tranh nhau như người mù sờ voi. Cũng không nên cố chấp về cái “biết” của mình.
.

The Stone Mind

Hogen, a Chinese Zen teacher, lived alone in a small temple in the country. One day four traveling monks appeared and asked if they might make a fire in his yard to warm themselves.

While they were building the fire, Hogen heard them arguing about subjectivity and objectivity. He joined them and said: “There is a big stone. Do you consider it to be inside or outside your mind?”

One of the monks replied: “From the Buddhist viewpoint everything is an objectification of mind, so I would say that the stone is inside my mind.”

“Your head must feel very heavy,” observed Hogen, “if you are carrying around a stone like that in your mind.”

77. Không bám bụi

Zengetsu, một thiền sư Trung quốc đời Đường, viết lời khuyên sau đây cho các đệ tử:

Sống trong thế gian nhưng không bám bụi đất thế gian là đường thật của Thiền.


Khi thấy một việc thiện của người nào thì hãy cố học theo gương đó. Nghe thấy lỗi lầm của ai thì tự bảo là không bắt chước.

Dù đang ở trong phòng tối, hành động như đang đối diện một vị khách quí. Bộc lộ cảm xúc, nhưng không bộc lộ hơn là bản tính thật của mình.

Nghèo khó là kho báu. Đừng bao giờ đổi nghèo khó lấy một đời sống dễ dàng.

Một người có thể nhìn như một người điên, nhưng không điên. Có thể là anh ta chỉ bảo vệ cẩn thận sự thông thái của mình.

Đức hạnh là hoa trái của tự kỹ luật và chẳng rơi từ trời xuống như mưa hay tuyết.

Khiêm tốn là nền tảng của tất cả mọi đức hạnh. Hãy để láng giềng khám phá ra bạn trước khi bạn tự trưng bày bạn cho họ.

Một trái tim cao thượng không bao giờ xấn tới trước. Lời nói của nó là ngọc quí, it khi trưng bày, và có giá trị rất lớn.

Đối với một thiền sinh thành thật, mỗi ngày là một ngày ân phúc. Thời gian trôi qua nhưng thiền sinh không bao giờ trễ nãi. Cả vinh quang cũng như nhục nhã đều không làm thiền sinh bị xao động.

Khắt khe với chính mình, nhưng không với người khác. Đừng bàn luận đúng hay sai.

Vài điều, dù là đúng, vẫn bị xem là sai nhiều thế hệ. Vì giá trị của phẩm hạnh có thể được nhận ra sau nhiều thế kỷ, nên chẳng cần ham được nhận biết tức thì.

Sống với nhân và để luật lớn của vũ trụ lo quả. Sống mỗi ngày trong thiền định an bình.
.

Bình:

 

• Không chạy trốn cuộc đời. Sống trong cuộc đời bụi bặm, nhưng không bám bụi. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ta có làm được thế không?

Thưa, được, nếu bạn đừng phạm lỗi lầm nhiều người đang phạm, là sống thì phải “thực tế” thế này, “thực tế” thế kia. “Thực tế” thì chẳng có gì là sai sót cả, ngọai trừ ngày nay “thực tế” chỉ là từ lịch sự để chỉ “làm bậy như người khác”, cũng như “bồi dưỡng” là từ lịch sự cho “tham nhũng.”

Chỉ có một việc cần phải làm là đứng vững trên các giá trị nhân phẩm của mình, dù là chuyện gì xảy ra. Giản dị vậy thôi. Và đó cũng là thử thách tối hậu. Ta có quyết tâm không mà thôi.

• Nghèo khó là kho báu: Nếu bạn may mắn làm ăn thành công thành triệu phú, bạn có thể giữ được con tim khiêm tốn của người nghèo khổ không?

• Khiêm tốn là nền tảng mọi đức hạnh: Khiêm tốn là vô ngã. Người đạt được vô ngã là người giác ngộ.

Trong Bảy Trọng Tội Đầu Tiên (seven cardinal sins) của Thiên chúa giáo thì tội kiêu ngạo là tội đầu tiên, tội số một trên tất cả mọi tội khác.

• Sống với nhân và để luật lớn của vũ trụ lo quả: Làm việc thiện, và chuyện gì đến thì mặc nó. Nói thật, và chuyện gì đến cũng mặc nó. Ngay thẳng, và chuyện gì đến cũng mặc nó. Làm ăn trong sạch, và chuyện gì đến cũng mặc nó. Hy sinh bảo vệ công lý, và chuyện gì đến cũng mặc nó.

Gieo nhân tốt, và để mặc luật tự nhiên lo việc quả. Dù cho ta thấy quả thế nào trước mắt, thì trong trường kỳ, đương nhiên là nhân tốt phải mang đến quả tốt.

Nếu ta chỉ lo nhân, mà không quan tâm đến quả, ta sẽ có sức mạnh vô song. Sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách.

Nếu ta chỉ cứ chăm chăm lo quả–tiền tới, danh tiếng tới, danh dự tới, an ninh cho đời sống—ta chỉ mất nguyên lý sống của chính mình và chỉ hèn đi thôi.
.

No Attachment to Dust

Zengetsu, a Chinese master of the T’ang dynasty, wrote the following advice for his pupils:

Living in the world yet not forming attachments to the dust of the world is the way of a true Zen student.

When witnessing the good action of another encourage yourself to follow his example. Hearing of the mistaken action of another, advise yourself not to emulate it.

Even though alone in a dark room, be as if you were facing a noble guest. Express your feelings, but become no more expressive than your true nature.

Poverty is your treasure. Never exchange it for an easy life.

A person may appear a fool and yet not be one. He may only be guarding his wisdom carefully.

Virtues are the fruit of self-discipline and do not drop from heaven of themselves as does rain or snow.

Modesty is the foundation of all virtues. Let your neighbors discover you before you make yourself known to them.

A noble heart never forces itself forward. Its words are as rare gems, seldom displayed and of great value.

To a sincere student, every day is a fortunate day. Time passes but he never lags behind. Neither glory nor shame can move him.

Censure yourself, never another. Do not discuss right and wrong.

Some things, though right, were considered wrong for generations. Since the value of righteousness may be recognized after centuries, there is no need to crave immediate appreciation.

Live with cause and leave results to the great law of the universe. Pass each day in peaceful contemplation.

78. Thịnh vượng thật

Một người giàu nhờ Sengai viết vài chữ cho thịnh vượng của gia đình ông ta, để gia đình có thể xem đó như báu vật truyền từ đời này sang đời kia.


Sengai lấy một tờ giấy lớn là viết: “Cha chết, con chết, cháu chết.”

Ông nhà giàu nổi giận. “Tôi hỏi thầy viết vài chữ cho hạnh phúc gia đình tôi! Tại sao thầy làm chuyện giễu thế này?”

“Đâu có chuyện giễu,” Sengai giải thích. “Nếu trước khi anh chết mà con anh chết, anh sẽ rất đau khổ. Nếu cháu anh chết trước khi con anh chết, cả anh và con anh sẽ rất đau lòng. Nếu gia đình anh, từ đời này sang đời kia, chết theo thứ tự tôi viết, đó sẽ là dòng tự nhiên của cuộc đời. Tôi gọi đó là thịnh vượng thật.”
.

Bình:

• Người giàu nhờ viết vài chữ về thịnh vượng: Đây cũng chính là câu hỏi Cái gì quí giá nhất thế gian mà một thiền sinh đã hỏi thiền sư Sozan. Sozan trả lời “Đầu con mèo chết”, và trong bài này thì cũng trả lời câu hỏi về thịnh vượng bằng ba chữ chết.

Cuộc đời phù du, mộng ảo bọt bóng, chẳng có gì là giá trị, chẳng có gì là thịnh vượng, mọi sự, ngay chính cả ta, có đó rồi chết đó.

• Tất cả mọi sự ở đời đều không chắc, chẳng có thịnh vượng nào bền vững. Chỉ có cái chết là ta nắm chắc trong tay.

• Chết thì không vui. Cho nên, những cái chết càng ít buồn thì đó chính là càng hạnh phúc.

Chính vì vậy mà các thiền sư thường sắp xếp phút cuối của đời mình nhẹ nhàng như một chuyến về nhà. Các bài thơ trước khi chết của các thiền sư thường xem rất nhẹ đời sống, như Bài thơ cuối cùng của Hoshin.

Tôi đến từ sự sáng
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Kaa!

• Dù vậy, xem ra các thiền sư hay bị ám ảnh bởi cái chết, vì hay lấy “chết” ra trả lời cho nhiều câu hỏi khác nhau?

Từ “ám ảnh” thì hơi nhiều cảm tính, nên không được khách quan lắm. Nhưng, sự thật là đối với mỗi người chúng ta, và trong tất cả mọi truyền thống tâm linh của con người, sự chết là một sự kiện quan trọng của đời sống. Sinh là khởi đầu, tử là điểm cuối, của cuộc đời của ta ở thế giới này. Ta không kiểm soát được sự sinh của ta, nhưng ta có thể dành cả đời để chuẩn bị cho sự tử, dù là ta có nghĩ đến “chuẩn bị” hay không.

Đời là một cuộc thi. “Chết” là tiếng kẻng báo giờ thi đã hết. Sau đó là đỗ hay rớt, lên lớp hay xuống lớp. Cho nên, dù là không sợ chết, sự chết vẫn quan trọng với mỗi người chúng ta—điểm cuối cùng của một cuộc chạy đường dài..

 

Real Prosperity

A rich man asked Sengai to write something for the continued prosperity of his family so that it might be treasured from generation to generation.

Sengai obtained a large sheet of paper and wrote: “Father dies, son dies, grandson dies.”

The rich man became angry. “I asked you to write something for the happiness of my family! Why do you make such a joke of this?”

“No joke is intended,” explained Sengai. “If before you yourself die your son should die, this would grieve you greatly. If your grandson should pass away before your son, both of you would be broken-hearted. If your family, generation after generation, passes away in the order I have named, it will be the natural course of life. I call this real prosperity.”

79. Lư hương

Một phụ nữ ở Nagasaki tên Kame là một trong số rất ít nghệ nhân làm lư hương ở Nhật. Mỗi lư hương là một

tác phẩm nghệ thuật, chỉ đặt trong phòng trà, trước bàn thờ gia đình.

Trước Kame, bố của chị đã là một nghệ nhân như vậy, và Kame rất mê uống rượu. Chị cũng hút thuốc và giao tiếp với đàn ông thường xuyên. Khi nào có được ít tiền, chị làm tiệc mời nghệ sĩ, thi sĩ, thợ mộc, lao động, đàn ông đủ mọi ngành nghề chính cũng như nghề tay trái. Nhờ giao thiệp với đàn ông, Kame triển khai các thiết kế nghệ thuật của chị.

Kame làm việc rất chậm, nhưng khi một tác phẩm đã xong nó luôn luôn là một đại tác phẩm. Các lư hương của chị được qúy trọng trong các gia đình mà phụ nữ không bao giờ uống rượu, hút thuốc, hay giap tiếp tự do với đàn ông.

Có một lần thì trưởng thành phố Nagasaki nhờ chị làm một lư hương cho ông. Chị trì hoãn cả nửa năm. Rồi thị trưởng được thăng chức vào một chức vụ tại một thành phố khác, đến thăm chị. Ông hối chị khởi sự làm lư hương cho ông.

Cuối cùng cũng tìm ra hứng khởi, Kame làm lư hương. Sau khi hoàn tất, chị đặt nó trên bàn. Ngắm nghía thật lâu và cẩn thận. Chị hút thuốc và uống rượu trước nó như là trước mặt bạn bè. Chỉ quan sát nó cả ngày.

Cuối cùng, cầm cái búa, chị đập nó thành từng mảnh vụn. Chị thấy nó không được hoàn toàn như tâm chị đòi hỏi.
.

Bình:

 

• Kame sống theo cách mà người đời cho là bậy bạ, là xấu, nhất là vào thời xưa.

Kame tạo ra cái mà người đời tôn trọng nhất trong nhà—đặt trước bàn thờ tổ tiên để đốt hương.

Vì sao?

Vì cách sống của Kame cho Kame ‎ý tưởng sáng tạo (từ các người bạn nam), và vì Kame đặt hết tim óc vào việc sáng tạo. Chị tuân theo kỹ luật sáng tạo—có hứng khởi mới làm, không hứng không làm.

Dù là thị trưởng đặt hàng thì hứng không có là không có, và không có hứng thì không làm, kể cả làm cho thị trưởng.

Làm xong, không ưng ‎ý là đập bỏ, dù thị trưởng đã đợi hơn 6 tháng rồi.

• Sản phẩm của tim óc đến từ khả năng của tim óc lấy chất liệu từ chính cuộc sống của mình—dù đó là cuộc sống người khác cho là xấu–và biến chất liệu đó thành sản phẩm với kỹ luật cao nhất của sáng tạo.

• Các thiền sư Ikkyu hay Tosui, sống kiểu “phóng túng”–lang thang ngoài đường hơn là tu trong chùa–hay Tanzan uống rượu, lấy chật liệu từ cuộc sống đó, dùng kỹ luật của tim óc để tạo ra những tư tưởng Phật pháp–như các bài thiền thi nổi tiếng của Ikkyu hay câu chuyện bế người đẹp qua vũng bùn của Tanzan. Những giáo pháp đó cũng được người đời qúy trọng.

• Không thể dùng cách sống bên ngoài để định giá tâm hay sản phẩm của tâm được.

• Khi tâm đã vững như các thiền sư đã giác ngộ, thì bên ngoài thế nào cũng chẳng nghĩa lý gì đến tâm.

Nhưng, nếu tâm chưa ngộ, chưa vững, mà phóng túng bên ngoài thì đó chẳng phải là nuôi khỉ hoang mà chẳng có chuồng sao?

Cho nên bên ngoài thường quan trọng cho người chưa ngộ, và không quan trọng cho người đã ngộ.

Người chưa ngộ phải nắm bên ngoài mà tu tập, nhưng nếu không biết khi nào phải bỏ bên ngoài, tức là cứ “chấp” vào bên ngoài, thì cũng chẳng bao giờ giải phóng tâm bên trong được.
.

Incense Burner

A woman of Nagasaki named Kame was one of the few makers of incense burners in Japan. Such a burner is a work of art to be used only in a tearoom, before a family shrine.

Kame, whose father before her had been such an artist, was fond of drinking. She also smoked and associated with men most of the time. Whenever she made a little money she gave a feast inviting artists, poets, carpenters, workers, men of many vocations and avocations. In their association she evolved her designs.

Kame was exceedingly slow in creating, but when her work was finished it was always a masterpiece. Her burners were treasured in homes whose womanfolk never drank, smoked, or associated freely with men.

The mayor of Nagasaki once requested Kame to design an incense burner for him. She delayed doing so until almost half a year had passed. At that time the mayor, who had been promoted to office in a distant city, visited her. He urged Kame to begin work on his burner.

At last receiving the inspiration, Kame made the incense burner. After it was completed she placed it upon a table. She looked at it long and carefully. She smoked and drank before it as if it were her own company. All day she observed it.

At last, picking up a hammer, Kame smashed it to bits. She saw it was not the perfect creation her mind demanded.

8. Phép lạ thật

Khi Bankei đang giảng thuyết tại chùa Ryumon, một sư Chân Tông, tin rằng có thể được cứu độ nhờ niệm phật Adiđà liên tục, ganh tị với Bankei vì đông người nghe Bankei và muốn cãi nhau với thiền sư.


Bankei đang giảng bài nửa chừng thì vị sư này xuất hiện, và làm rộn đến nỗi Bankei phải ngưng giảng và hỏi điều gì gây ồn ào.

“Tổ sư của tông chúng tôi,” vị sư nói, “có những quyền lực mầu nhiệm đến nỗi tổ cầm cây cọ đứng bên này sông, người phụ tá cầm tờ giấy đứng bên kia sông, và tổ viết thánh hiệu Adiđà trên tờ giấy, xuyên qua không gian. Ông có làm được phép lạ như thế không?

Bankei trả lời nhẹ nhàng: “Có lẽ con chồn của ông có thể làm xảo thuật đó, nhưng đó không phải cung cách của Thiền. Phép lạ của tôi là khi tôi đói tôi ăn, và khi tôi khát tôi uống.”
.

Bình:

 

• Shinshu là jodo shinshu, tịnh độ chân tông.

• Người ta hay nói đến những phép thần thông mà quên mất đời sống thật. Thiền hay ngộ là sống bình thường, giản dị, với một tâm rỗng lặng. Trần Nhân Tông, thiền tổ thiền Trúc Lâm viết bài Cư trần lạc đạo:

 

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu báo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền       (Trần Nhân Tông - Trần Khâm 1258-1308)

Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
Đói thì ăn no mệt ngủ liền
Trong nhà có của, đừng tìm nữa
Nhìn cảnh vô tâm, hỏi chi thiền

 

Các phép thần thông chẳng ăn nhập gì đến Thiền cả.

• Chúng ta tu tập đạo pháp để làm mọi việc hàng ngày một cách bình thường. Người không tu tập thì làm mọi việc hàng ngày một cách căng thằng và phức tạp.

Chúng ta tu tập để loại bỏ tất cả mọi thói quen và gánh nặng phức tạp, để trở thành “như trẻ em.” Chúng ta không tu tập để có thêm thần thông phức tạp.

• Rất tiếc là cho đến ngày nay các món bùa phép mê tín dị đoan cũng vẫn còn rất thịnh hành trong hàng phật tử ít học. Phật giáo thực sự là đạo giáo của trí tuệ khai mở..

 

The Real Miracle

When Bankei was preaching at Ryumon temple, a Shinshu priest, who believed in salvation through repetition of the name of the Buddha of Love, was jealous of his large audience and wanted to debate with him.

Bankei was in the midst of a talk when the priest appeared, but the fellow made such a disturbance that Bankei stopped his discourse and asked about the noise.

“The founder of our sect,” boasted the priest, “had such miraculous powers that he held a brush in his hand on one bank of the river, his attendant held up a paper on the other bank, and the teacher wrote the holy name of Amida through the air. Can you do such a wonderful thing?”

Bankei replied lightly: “Perhaps your fox can perform that trick, but that is not the manner of Zen. My miracle is that when I feel hungry I eat, and when I feel thirsty I drink.”

Tiếp theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 34


Hôm nayHôm nay : 2765

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 89283

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8540060