Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

101 Truyện Thiền bình giải

Thứ hai - 05/12/2011 08:40

81. Ngủ đi

Gasan đang ngồi bên giường thầy của mình, Tekisui, ba ngày trước khi thầy qua đời. Tekisui đã chọn Gasan làm truyền nhân.
Một ngôi chùa đã bị cháy gần đây và Gasan đang bận rộn xây chùa lại. Tekisui hỏi Gasan: “Khi xây xong chùa rồi con sẽ làm gì?”

“Khi thầy khỏe lại, tụi con muốn thầy giảng ở đó,” Gasan nói.

“Nếu như thầy không sống đến lúc đó thì sao?”

“Thì con sẽ tìm một người khác,” Gasan trả lời.

“Nếu con không tìm được người khác thì sao?” Tekisui tiếp tục.

Gasan trả lời lớn tiếng: “Đừng hỏi điên vậy nữa. Thầy ngủ đi.”.

Bình:

• Các câu hỏi này rất ngớ ngẩn. Có lẽ là Tekisui đang trong trạng trái nửa mê nửa tỉnh, sắp chết.

Gasan chỉ muốn Tekisui tích cực (nghĩ đến lúc mình hết bệnh) hay là nằm nghỉ.

• Bên ngoài các lý‎ lẽ thường tình này, Thiền là sống ở đây lúc này. Thiền sư chẳng quan tâm đến các chuyện chưa tới “nếu này… nếu nọ…” Các câu bắt đầu bằng chữ “nếu” luôn luôn làm cho người ta sống với những cái “nếu” chưa đến, và không bao giờ sống thực.

Người mà cứ lo “nếu” hoài thì mê sảng như người bệnh sắp chết.

.

Just Go to Sleep

Gasan was sitting at the bedside of Tekisui three days before his teacher’s passing. Tekisui had already chosen him as his successor.

A temple recently had burned and Gasan was busy rebuilding the structure. Tekisui asked him: “What are you going to do when you get the temple rebuilt?”

“When your sickness is over we want you to speak there,” said Gasan.

“Suppose I do not live until then?”

“Then we will get someone else,” replied Gasan.

“Suppose you cannot find anyone?” continued Tekisui.

Gasan answered loudly: “Don’t ask such foolish questions. Just go to sleep.”

82. Chẳng có gì hiện hữu

Yamaoka Tesshu, lúc còn là một thiền sinh trẻ, thăm hết thiền sư này đến thiền sư nọ. Chàng đến thăm Dokuon ở chùa Shokoku.


Muốn chứng tỏ là mình đã ngộ, Yamaoka nói: “Tâm, Phật, và mọi sinh linh, rốt cuộc, đều không hiện hữu. Bản chất thật của mọi hiện tượng là không. Không có đạt đạo, không có ảo ảnh, không có thánh nhân, không có phàm phu. Không có bố thí, không có nhận bố thí.”

Dokuon, đang hồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Đột nhiên Dokuon lấy ống píp tre đánh Yamaoka. Chàng thiền sinh tức giận.

“Nếu không có gì hiện hữu,” Dokuon thắc mắc, “vậy thì cơn giận này đến từ đâu?”.

Bình:

• Chàng thiền sinh trẻ Yamaoka này về sau thành thầy của Thiên hoàng.

• Nói rằng mọi sự “có” tức là “chấp có”, nói rằng mọi sự “không có” là “chấp không”. Cả hai chấp đều là chấp.

Con đường Phật pháp là “trung đạo” (đường giữa)—có mà là không, không mà là có (sắc bất dị không, không bắc dị sắc—sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc).

Có đó mà mất đó. Đóa hoa hôm nay thấy đây, ngày mai có thể héo tàn rủ chết.

Con người của ta hôm qua đã chết rồi, và hôm nay đã là một người mới. Sinh tử sinh tử nối tiếp từng sát-na ngắn ngủi trong dòng sống. Trong bài Tái sinh trong nguồn sáng, chúng ta có nói: “Mỗi giây đồng hồ, từ 200 ngàn đến 3 triệu tế bào trong cơ thể chúng ta chết đi và được thay thế bằng tế bào mới. Sau một giây đồng hồ, ta đã là con người mới với ngần ấy tế bào mới. Đời ta là một chuỗi của vô lượng cuộc tái sinh như thế, cũng như một đường kẻ thẳng chỉ là một chuỗi các điểm chấm nằm sát nhau.”

Đó là chuyển dịch liên tục, thay đổi liên tục. Đó là “vô thường” (không cố định, không thường hằng).

• Cô Bình hôm qua rất là sừng sộ, dữ dằn. Nhưng có thể cô Bình đó đã chết rồi và cô Bình hôm nay là một cô Bình mới có thể đầy yêu thương và nhân ái. Cho nên đừng lấy hình ảnh cô Bình hôm qua để đối xử với cô Bình hôm nay.

Thái độ rộng mở như vậy gọi là “vô chấp”.

 

Vì thế gian “vô thường”, nên ta cần “vô chấp.”

 

• (Đối với mọi người phần bên trên là đủ, phần này chỉ thêm cho người rất vững về lý luận. Người chưa thật vững về lý luận thì không nên đọc, hoặc nếu đọc vì tò mò thì sau khi đọc xong hãy quên ngay đi).

Khi chúng ta nói “mọi sự đều là Không” (tạm thời dùng chữ “Không” viết hoa), thì Không đây không có nghĩ là không có, mà là bản tính thật của mọi sự, với cái tên là Không.

Thí dụ dễ hiểu nhất là nước và sóng. Đứng nhìn biển ta thấy sóng—sóng là hiện tượng vô thường, biến hiện từng giây đồng hồ, sóng sinh ra rồi sóng tan, để con sóng mới đến… Sóng thì phù du vô thường, nhưng nước thì luôn luôn ở đó. Sóng là “hiện tượng” vô thường (non-permanent phenomenon), nước là “bản tính” thường hằng (permanent essence).

Thí dụ cao hơn: Hãy tưởng tượng vũ trụ là một khoảng Không vĩ đại. Từ khoảng Không đó mọi thứ sinh ra – cây cỏ, trái đất, tinh tú, tôi, bạn…–và khi sự gì chết đi thì lại trở về với khoảng Không đó. Mọi sự có sống có chết là hiện tượng vô thường (non-permanent phenomenon). Khoảng Không chẳng bao giờ thay đổi đó là bản tính thường hằng (permanent essence).

Suy tưởng mức cao hơn: Tất cả mọi thứ trong vũ trụ mà ta có thể tưởng tượng được đều là phù du vô thường (non-permanent phenomenon) hay “tương đối” (relative), và đều được sinh ra từ một cái nền vĩ đại thường hằng (permanent essence) hay “tuyệt đối” (absolute)–cái thường hằng vĩ đại này là Không, là Thượng Đế, là Allah, là Tuyệt Đối.

Đó là liên hệ giữa tương đối (relative) và tuyệt đối (absolute) mà mọi triết thuyết đông tây đều cố gắng khai triển.

Mọi tương đối đều từ Tuyệt Đối mà ra và luôn luôn nằm trong Tuyệt Đối.

Nhà Phật nói rằng mọi sự là Không, từ Không mà đến, và lại trở về Không là như thế. Đây là chữ Không của Bát Nhã Tâm Kinh.

(Đổi chữ Không thành chữ Chúa hay Allah, thì thành câu nói Thiên chúa giáo hay Hồi giáo: Mọi sự từ Chúa/Allah mà đến, và lại trở về Chúa/Allah).
.

Nothing Exists

Yamaoka Tesshu, as a young student of Zen, visited one master after another. He called upon Dokuon of Shokoku.

Desiring to show his attainment, he said: “The mind, Buddha, and sentient beings, after all, do not exist. The true nature of phenomena is emptiness. There is no realization, no delusion, no sage, no mediocrity. There is no giving and nothing to be received.”

Dokuon, who was smoking quietly, said nothing. Suddenly he whacked Yamaoka with his bamboo pipe. This made the youth quite angry.

“If nothing exists,” inquired Dokuon, “where did this anger come from?”

83. Không làm, không ăn

Hyakujo, thiền sư người Trung quốc, thường làm việc lao động với các học trò ngay cả khi cả đã tám mươi, dọn vườn, cắt cỏ, tỉa cây.


Các học trò lo lắng thấy vị thầy già làm việc cực quá, nhưng họ biết thầy chẳng nghe lời khuyên của họ mà nghỉ ngơi, nên họ dấu đồ nghề làm vườn.

Ngày đó sư phụ chẳng ăn. Ngày kế tiếp thầy cũng chẳng ăn, và ngày kế tiếp cũng vậy. “Có lẽ thầy giận mình đã dấu đồ nghề,” các học trò đoán, “Mình phải trả lại thôi.”

Ngày họ trả lại đồ nghề, thầy làm việc và ăn như trước đó. Tối đó thầy dạy học trò: “Không làm, không ăn.”
.

Bình:

 

• Thiền sư già này là Bách Trượng Hoài Hải, đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất, một trong ba người có ảnh hưởng lớn nhất trong Thiền tông–Sư tổ Bồ Đề Đạt Đa, Lục tổ Huệ Năng, Mã Tổ Đạo Nhất.

Sau khi Mã Tổ sáng lập tu viện Tòng Lâm, Bách Trượng Hoài Hải nối tiếp lập ra hệ thống các quy tắc trong tu viện. Chủ trương cuộc sống “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Ngày nào không làm, ngày đó không ăn) của Bách Trượng từng gặp nhiều khó khăn, bị chỉ trích vì trái với quy củ, giới luật trước đây của người tu hành Phật Giáo, thậm chí có người còn cho sư là kẻ ngoại đạo.

• Thiền tông từ đó trở thành tích cực hơn. Các thiền sư có lối sống “vào đời” rất tích cực. Các vị không chỉ ngồi thiền cả ngày, chẳng làm gì như mọi người lầm tưởng. Thiền có thể thực hành mỗi giây phút, dù ta đang làm việc gì. Thiền không có nghĩa chỉ là ngồi Thiền.

• Ngay trong hàng khất sĩ, khất thực (xin ăn) là một loại tu tập tích cực hàng ngày. Đi khất thực là một công việc khó khăn, để tu tập hạnh khiêm tốn và tĩnh lặng cho mình, đồng thời giúp mọi người thực hành hạnh bố thí.

• “Không làm, không ăn” hay “làm để ăn” là quy luật tự nhiên. “Sống là làm”—đây là một triết lý tự nhiên về hoạt động tích cực trong đời sống. .

 

No Work, No Food

Hyakujo, the Chinese Zen master, used to labor with his pupils even at the age of eighty, trimming the gardens, cleaning the grounds, and pruning the trees.

The pupils felt sorry to see the old teacher working so hard, but they knew he would not listen to their advice to stop, so they hid away his tools.

That day the master did not eat. The next day he did not eat, nor the next. “He may be angry because we have hidden his tools,” the pupils surmised. “We had better put them back.”

The day they did, the teacher worked and ate the same as before. In the evening he instructed them: “No work, no food.”

84. Bạn thật

Ngày xưa lâu lắm rồi ở Trung quốc có hai người bạn, một người đàn hay và một người nghe hay.


Khi người đàn về núi cao, người nghe nói: “Tôi có thể thấy núi cao trước mặt ta.”

Khi người đàn về nước, người nghe nói: “Đây là dòng nước chảy!”

Nhưng người nghe gặp bạo bệnh mà chết. Người đàn cắt đứt dây đàn và không bao giờ đàn nữa. Từ đó trở đi, cắt đứt dây đàn là biểu tượng của tình bạn thắm thiết..

Bình:

• Đây là câu chuyện về Bá Nha Tử Kỳ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha, làm quan, là người đàn; Tử Kỳ, người nghe, là tiều phu. Gặp nhau và kết nghĩa anh em vì “tri âm” (hiểu được âm thanh), cho nên ngày nay ta có từ “bạn tri âm”.

Cây đàn mà Bá Nha dùng có lẽ là cây Cổ Cầm, mà ngày nay vẫn còn dùng. Cổ cầm còn là tiền thân của Thập Lục Huyền Cầm (hay Tam Thập Lục Huyền Cầm), tức là Đàn Tranh (16 dây hay 36 dây) ngày nay.

• Hiểu nhau không cần phải ở chung với nhau 20 năm. Chưa gặp nhau cũng đã có thể hiểu nhau ngay chỉ qua tiếng đàn.

• Hiểu nhau không cần nói nhiều.

• Nhưng hiểu nhau cần: (1) Người biết diễn đạt đúng điều mình muốn diễn đạt, và (2) người biết nghe điều người kia diễn đạt.

Điều quan trọng ở đây là: Người diễn đạt, không chỉ làm ra âm bằng tay, mà là hồn mình đang nói những lời lẽ sâu kín trong tâm. Và người nghe không chỉ nghe âm bằng tai, mà hồn mình đang trực nhận những thì thầm từ hồn người kia.

Vậy thì, để có tri âm, khi nói chuyện, ta có nói thành thật những sâu kín của hồn ta không, hay ta màu mè, bày vẻ, thiếu thành tâm? Nếu ta không thành tâm thì rất khó có bạn tri âm.

Và khi ta nghe, ta có dùng tâm hồn để nghe tâm hồn không, hay ta chỉ biết nghe âm bằng tai? Nếu không biết nghe thì làm sao “tri âm” ai được?

• Giữa đàn và nghe, điều nào khó hơn? Dĩ nhiên ở mức cao thì làm gì cũng khó. Nhưng có lẽ là nghe khó hơn đàn, vì đàn là đàn điều mình nghĩ, nghe là nghe điều người khác nghĩ. Mình biết mình nghĩ gì để diễn đạt, nhưng người nghe thì lại không biết người kia nghĩ gì, phải lấy âm thanh mà suy đoán.

Nói bao giờ cũng dễ hơn nghe. Vậy thì trong liên hệ con người, nói cẩn thận, nhưng phải nghe cực kỳ chăm chú..

 

True Friends

A long time ago in China there were two friends, one who played the harp skillfully and one who listen skillfully.

When the one played or sang about a mountain, the other would say: “I can see the mountain before us.”

When the one played about water, the listener would exclaim: “Here is the running stream!”

But the listener fell sick and died. The first friend cut the strings of his harp and never played again. Since that time the cutting of harp strings has always been a sign of intimate friendship.

85. Giờ chết

Thiền sư Ikkyu rất thông minh lúc còn nhỏ. Thầy của Ikkyu có một tách trà quý, đồ cổ hiếm có. Ikkyu lỡ làm vỡ tách này và rất bối rối. Nghe tiếng chân thầy, Ikkyu dấu chiếc tách sau lưng. Khi thầy đến, Ikkyu hỏi: “Tại sao người ta phải chết?”

“Đó là tự nhiên,” vị thầy già giải thích. “Tất cả mọi thứ đều chết và chỉ có một thời gian để sống.”

Ikkyu, đưa cái tách vỡ ra, và thêm: “Giờ chết của cái tách của thầy đã đến.”
.

Bình

• Các quy luật tự nhiên thì ai cũng biết. Nhưng khi đụng chuyện thì ta quên mất. Ví dụ: Người đang stress thì hay nói bất bình thường. Tuy nhiên, khi nghe ta vẫn giận dỗi, mà quên mất là người đó đang stress. Rốt cuộc, stress chiến thắng được cả hai người—người nói và người nghe.

Vì vậy, khi đụng chuyện, ta cũng nên nghe lời nhắc nhở của người khác về các quy luật tự nhiên đang hoạt động trong cuộc sống của ta.
.

Time to Die

Ikkyu, the Zen master, was very clever even as a boy. His teacher had a precious teacup, a rare antique. Ikkyu happened to break this cup and was greatly perplexed. Hearing the footsteps of his teacher, he held the pieces of the cup behind him. When the master appeared, Ikkyu asked: “Why do people have to die?”

“This is natural,” explained the older man. “Everything has to die and has just so long to live.”

Ikkyu, producing the shattered cup, added: “It was time for your cup to die.”

86. Phật sống và thợ làm bồn tắm

Các thiền sư cho giáo huấn cá nhân trong một phòng kín. Không ai vào phòng được khi thầy và trò đang ở trong đó.

Nấm Bất Tử, tranh Mokurai


Mokurai, thiền sư của thiền viện Kennin ở Kyoto, thích nói chuyện với các doanh nhân, nhà báo, cũng như với đệ tử của mình. Có một anh thợ làm bồn tắm gần như là thất học. Anh ta hay hỏi Mokurai một mớ các câu hỏi khùng điên, uống trà, rồi đi.

Ngày nọ khi anh thợ làm bồn tắm đang ở đó Mokurai muốn giáo huấn cá nhân cho một đệ tử, nên thiền sư bảo anh thợ sang phòng khác đợi.

“Tôi biết thầy là một vị Phật sống,” anh ta phản đối. “Ngay cả các ông Phật đá trong chùa không bao giờ từ chối bao nhiêu người đến trước các vị. Vậy tại sao tôi lại bị mời ra?”

Mohurai phải đi ra khỏi phòng để gặp học trò..

Bình:

• Mokurai, Takeda Mokurai (1854-1930), là Tiếng Sấm Tĩnh Lặng chúng ta đã nói đến trong bài Tiếng vỗ của một bàn tay.

• Dĩ nhiên là anh chàng thợ làm bồn tắm này vừa sai, vừa bất lịch sự, vừa gàn.

Chịu thua là thượng sách. Người thông thái biết khi nào nên thua.

• Ở một góc độ tâm linh nào đó, anh gàn này có thể đúng: Phật sống thì phải tử tế hơn Phật đá. Đó tâm thượng thừa của Phật.

Trong các vấn đề tâm linh, phải chăng những người ít học và ngay thẳng lại có được mắt trí tuệ (tuệ nhãn) hơn đa số mọi người có học?

Phải chăng đó cũng là lý do tại sao nhiều vị khoa bảng bằng cấp cao lại không quan tâm gì đến vấn đề tâm linh—cho đó là chuyện nhảm nhí hay mê tín dị đoan chỉ vì không lý giải được hết bằng lý luận hay chứng minh được hết bằng khoa học–và ngược lại những người bình dân ít học lại thường chăm chú vào tâm linh hơn?

Phải chăng đó cũng là lý do lục tổ thiền tông Huệ Năng, không biết chữ, không học kinh sách bao giờ, nhưng khi nghe người hàng xóm đọc Kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì hốt nhiên đại ngộ?
.

The Living Buddha and the Tubmaker

Zen masters give personal guidance in a secluded room. No one enters while teacher and pupil are together.

Mokurai, the Zen master of Kennin temple in Kyoto, used to enjoy talking with merchants and newspapermen as well as with his pupils. A certain tubmaker was almost illiterate. He would ask foolish questions of Mokurai, have tea, and then go away.

One day while the tubmaker was there Mokurai wished to give personal guidance to a disciple, so he asked the tubmaker to wait in another room.

“I understand you are a living Buddha,” the man protested. “Even the stone Buddhas in the temple never refuse the numerous persons who come together before them. Why then should I be excluded?”

Mokurai had to go outside to see his disciple.

87. Ba loại đệ tử

Một thiền sư tên Gettan sống vào cuối đời sứ quân Tokugawa. Thiền sư thường nói: “Có ba loại đệ tử: Loại truyền Thiền cho người khác, loại giữ gìn chùa chiền và bàn thờ, và rồi có phường giá áo túi cơm.”

Gasan diễn tả cùng một y’ tưởng. Khi Gasan đang học với Tekisui, vị thầy này rất khắc nghiệt. Đôi khi thiền sư đánh Gasan. Các đệ tử khác không chịu lối dạy thế này và nghỉ học. Gasan ở lại với thầy, nói rằng: “Đệ tử dở dựa oai thầy. Đệ tử trung bình ái mộ sự hiền dịu của thầy. Đệ tử giỏi lớn mạnh trong kỹ luật của thầy.”.

Bình:

• Dù ngôn từ khác nhau, Gettan và Gasan diễn tả cùng một ‎ ý tưởng: Đệ tử giá áo túi cơm dựa oai thầy. Đệ tử trung bình giữ chùa chiền bàn thờ, ái mộ sự hiền dịu của thầy. Đệ tử giỏi truyền Thiền cho người khác, lớn mạnh trong kỹ luật của thầy.

• Tùy theo vị thầy đào tạo loại đệ tử nào, vị thầy có cung cách dạy cho loại đệ tử đó. Dạy phường giá áo túi cơm thì “sao cũng được”. Dạy đám trung bình thì nhẹ nhàng. Đào tạo các bận thượng thừa thì cực kỳ khắt khe. Chẳng có huấn luyện viên của các đội thể thao và vận động viên vô địch quốc tế nào mà xìu xìu ển ển, vuốt ve cả.

Cho nên nếu ta muốn thành vô địch mà tìm thầy của hạng trung bình cho nhẹ nhàng, thì không thể thành vô địch được. Biết là mình muốn gì, rồi tìm thầy cho đúng mục đích đó. Rồi chịu đựng kỹ luật của thầy.

• Cho nên việc học là tùy đệ tử hơn là tùy thầy. Thầy dạy cách của thầy, nếu đệ tử không thích thì tìm thầy khác. Thầy có mục đích đào tạo và dùng phương pháp hợp cho mục đích đó, Đệ tử không cùng mục đích thì tìm thầy khác. Cùng mục đích thì ở lại và chịu đựng giáo huấn.

 

Three Kinds of Disciples

A Zen master named Gettan lived in the latter part of the Tokugawa era. He used to say: “There are three kinds of disciples: those who impart Zen to others, those who maintain the temples and shrines, and then there are the rice bags and the clothes-hangers.”

Gasan expressed the same idea. When he was studying under Tekisui, his teacher was very severe. Sometimes he even beat him. Other pupils would not stand this kind of teaching and quit. Gasan remained, saying: “A poor disciple utilizes a teacher’s influence. A fair disciple admires a teacher’s kindness. A good disciple grows strong under a teacher’s discipline.”

88. Làm sao để viết một bài thơ Tàu

Một thi sĩ nổi tiếng của Nhật được hỏi làm thế nào để làm một bài thơ Tàu.


“Thơ Tàu thường có 4 hàng,” thi sĩ giải thích. “Hàng đầu là câu đầu tiên; hàng thứ nhì là tiếp tục của câu đầu; hàng thứ ba bỏ chủ đề này và bắt đầu chủ đề mới; và hàng thứ tư liên kết ba hàng đầu với nhau. Một bài hát phổ thông của Nhật minh họa điều này:

Hai tiểu thơ nhà bán lụa ở Kyoto
Cô chị hai mươi em mười tám
Chiến binh giết người bằng gươm dáo
Hai cô giết người bằng đôi mắt
.

Bình:

• Bốn câu thơ trong một bài tứ tuyệt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

• Chính vì sắc đẹp có thể giết người mà khi Ryonen, sắc đẹp khuynh thành, xin đi tu thiền, cả thiền sư Tetsugya và Hakuo đều từ chối ngay lập tức. Ryonen phải dùng sắt nóng đốt mặt mình, hủy hoại nhan sắc vĩnh viễn, mới được Hakuo nhận làm đệ tử.

Các thiền sư thường chẳng sợ gì cả, nhưng xem ra sợ sắc đẹp.

• Sắc đẹp là một trong ba mục tiêu lớn của tham—tiền tài, sắc đẹp, và danh vọng. Phụ nữ tham sắc đẹp cho mình. Đàn ông tham chiếm hữu phụ nữ nhan sắc. Tham là một trong ba độc: tham sân si.

• Sắc đẹp giết người thì rõ rồi. Nhưng có thật thế không? Sắc đẹp giết người, hay “long tham sắc” giết người? Tiền giết người hay “lòng tham tiền” giết người?

• “Lòng tham” là tâm. Vậy thì, chính tâm ta giết ta, sao lại đổ lỗi cho tiền bạc hay sắc đẹp?

• Mọi thứ khác của ba độc tham sân si cũng thế:

– Tôi chửi hắn vì hắn làm thế. Không, không phải vì hắn làm thế, mà vì tôi nổi lòng sân hận. Hắn làm thế là việc của hắn, nổi nóng và chửi hắn hay tĩnh lặng là việc của ta. Đừng nhầm lẫn, đừng đổ lỗi cho người khác.

– Tôi nói xấu hắn, vì hắn nói xấu tôi. Không, đó là vì tôi không quản được tâm tôi và cái miệng của tôi, không phải vì hắn. Tôi không phải là hình nộm mà hắn muốn giật dây tôi lúc nào thì tôi cũng sẵn sàng nhảy theo lệnh của hắn lúc đó.

– Hắn làm việc xấu, tôi nói cho mọi người biết là việc đương nhiên. Không, đó chẳng là việc đương nhiên. Thứ nhất, chuyện của bạn nói về hắn thường là không đúng 100% và nếu có mặt hắn đó để giải thích hay biện hộ, thì câu chuyện có thể khác đi rất nhiều. Nói chuyện một chiều giản dị là nói dối, vì nó không thật. Thứ hai, nếu bạn nói xấu về hắn thì được gì cho xã hội, ngoài việc thỏa mãn thói quen của cái miệng thích nói hành nói tỏi của bạn? Nói hay không là vì mình có quản được cái tâm và cái miệng của mình không. Đừng đổ lỗi vì người này, người kia.

– Mọi người đều tham nhũng hết, tôi phải tham nhũng để sống.

Vậy sao?
Mọi người đều hút thuốc hết, tôi phải hút để sống?
Mọi người đều uống rượu hết, tôi phải uống rượu để sống?
Mọi người đều đánh nhau hết, tôi phải đánh nhau để sống?
Mọi người đều nói dối hết, tôi phải nói dối để sống?

Hơn nữa, từ “mọi người” là phóng đại quá rồi. “Một số người” thì đúng hơn.

Tham nhũng hay không là do lòng tham của mình. Đừng đổ lỗi cho người khác.

• Tóm lại: Tâm là chủ.

Nghĩa là ta làm gì, tốt hay xấu, cũng là do tâm ta. Hãy nhận trách nhiệm 100% cho mọi tư tưởng và hành động của mình. Đừng chỉ ngón tay vào người khác, vật khác.
.

How to Write a Chinese Poem

A well-known Japanese poet was asked how to compose a Chinese poem.

“The usual Chinese poem is four lines,” he explains. “The first line contains the initial phase; the second line, the continuation of that phase; the third line turns from this subject and begins a new one; and the fourth line brings the first three lines together. A popular Japanese song illustrates this:

Two daughters of a silk merchant live in Kyoto.
The elder is twenty, the younger, eighteen.
A soldier may kill with his sword.
But these girls slay men with their eyes.

89. Đối thoại thiền

Thiền sư thường dạy học trò biểu lộ chính mình. Có hai thiền viện, mỗi thiền viện có một thiền sinh nhỏ. Một em, mỗi sáng đi mua rau, gặp em kia trên đường đi.

“Bạn đi đâu đó?” một em hỏi.

“Tôi đi nơi nào chân tôi đi,” em kia trả lời.

Câu trả lời làm em này bối rối, nên em về hỏi thầy giúp đở. “Sáng mai,” thầy bảo em, “khi con gặp bạn, hỏi câu hỏi đó lại. Nó sẽ trả lời y như cũ, rồi con hỏi nó: ‘Nếu bạn không có chân, thì bạn đang đi đâu?’ Vậy sẽ chỉnh được nó.”

Hai bé lại gặp nhau sáng hôm sau.

“Bạn đang đí đâu dó?” em thứ nhất hỏi.

“Tôi đi nơi nào gió thổi đi,” em kia trả lời.

Câu trả lời này lại làm em choáng váng. Em mang thất bại về hỏi thầy.

“Hỏi nó đang đi đâu nếu không có gió,” thầy chỉ.

Hôm sau hai bé gặp nhau lần thứ ba.

“Bạn đang đi đâu dó?” em thứ nhất hỏi.

“Tôi đang đến chợ mua rau,” em kia trả lời.
.

Bình:

 

• “Biểu lộ chính mình” là nói điều gì mình muốn nói, bằng cách mình muốn nói. “Tôi đi nơi nào chân tôi đi” hay “Tôi đi nơi nào gió thổi đi” cũng như chúng ta hay nói “Đi vòng vòng” hay “Đi lang thang”, tức là đi nơi nào hai chân đưa đi.

• Đối thoại có nghĩa là nếu hỏi thì trả lời, không phải là đấu chữ. Thiền sư đôi khi dùng từ rất thi ca trong cách nói, làm người ta tưởng các vị đấu chữ. Không phải là một vị nói ra một câu văn vẻ, vị khi phải đối lại bằng một câu văn vẻ hơn, hay câu siêu hơn có thể làm cho vị trước bị bí—đó không phải là đối thoại. Và đó là thái độ sai lầm của em bé hỏi đầu tiên, và thầy của em.

• “Biểu lộ chính mình” là nói điều gì đang xảy ra. Đó là đối thoại thành thật, với thực tại đang xảy ra.

Nếu dùng công thức, hôm qua nói sao hôm nay nói vậy, thì đó là không thành thật, vì hôm qua khác nay khác, nói cùng một câu sao được? Đối thoại chứ đâu phải trả bài học thuộc lòng!

• Đối thoại Thiền là sống Thiền—sống ở đây lúc này, nói ở đây lúc này, với tâm trống rỗng, không màu mè, không đóng kịch, không ngầm hạ nhau.

Mỗi ngày chúng ta đối thoại thế nào? Chúng ta đối thoại, hay chỉ lảm nhảm công thức đã thuộc lòng, chẳng nghĩa l‎y’ gì cả? Đối thoại thật sự hay ngầm đấu đá để tìm cách hạ nhau?

 

Zen Dialogue

Zen teachers train their young pupils to express themselves. Two Zen temples each had a child protégé. One child, going to obtain vegetables each morning, would meet the other on the way.

“Where are you going?” asked the one.

“I am going wherever my feet go,” the other responded.

This reply puzzled the first child who went to his teacher for help. “Tomorrow morning,” the teacher told him, “when you meet that little fellow, ask him the same question. He will give you the same answer, and then you ask him: ‘Suppose you have no feet, then where are you going?’ That will fix him.”

The children met again the following morning.

“Where are you going?” asked the first child.

“I am going wherever the wind blows,” answered the other.

This again nonplussed the youngster, who took his defeat to his teacher.

“Ask him where he is going if there is no wind,” suggested the teacher.

The next day the children met a third time.

“Where are you going?” asked the first child.

“I am going to the market to buy vegetables,” the other replied.

9. Cú đầu lần cuối

Tangen đã học với Sengai từ hồi còn bé. Lúc lên 20 Tangen muốn rời thầy và thăm viếng các thầy khác để học đối chiếu. Nhưng Sengai không cho phép. Mỗi lần tangent nhắc đến chuyện đó, Sengai lại cho Tangen một cái cú đầu.


Cuối cùng Tangen hỏi một sư huynh xin thầy hộ. Sư huỵnh làm được và cho tangent biết: “Xong rồi. Anh đã sắp xếp để em bắt đầu cuộc hành hương ngay lập tức.”

Tangen đến găp Sengai để cám ơn thầy đã cho phép. Sư phụ trả lời Tangen bằng một cái cú đầu.

Khi Tangen kể lại chuyện cho sư huynh, sư huynh nói: “Chuyện gì vậy? Thầy không thể cho phép xong rồi thay đổi ‎ý kiến. Anh sẽ nói với thầy như vậy.” Và sư huynh đến gặp thầy.

“Thầy đâu có hủy phép,” Sengai nói. “Thầy chỉ muốn cho nó cái cú đầu cuối cùng, vì khi nó trở về nó sẽ giác ngộ và thầy không thể la mắng nó nữa.”.

Bình:

• Bài này tóm tắt triết lý giáo dục thiền tông mà ta đã quen thuộc trong những bài trước. Thầy dùng đủ hình thức giáo dục để giúp học trò tỉnh thức, từ dịu dàng nhẹ nhàng, đến la mắng, đập bàn, gõ nền nhà, đôi khi cho cái tát tai, cái cú đầu, hay một gậy. Nhưng các hình thức “giáo dục nặng” không vì thầy giân dữ, mà chỉ là một phương cách để đánh động tâm trí học trò tỉnh thức.

• Khi học trò đã tỉnh thức, tức là đã đạt ngộ, người học trò trở thành thầy, và mọi hình thức giáo dục cũ chấm dứt. Bây giờ thầy trò đều là thầy cả, đều đã đạt ngộ, không cần và không thể giáo dục nặng nữa. Cùng lắm là bàn với nhau vài ba câu.

• Ngày nay chúng ta cũng có các câu hỏi trong hệ thống giáo dục: Giáo viên có nên sử dụng hình phạt thể chất (physical punishment—quỳ gối, khẻ mông, v.v..) với học sinh? Nếu có thì trong những trường hợp nào, và những hình phạt nào có thể chấp nhận được? Giáo viên có được huấn luyện để biết rằng hình phạt là giáo dục, chứ không phải là cách để làm cho mình hả giận không?
.

The Last Rap

Tangen had studied with Sengai since childhood. When he was twenty he wanted to leave his teacher and visit others for comparative study, but Sengai would not permit this. Every time Tangen suggested it, Sengai would give him a rap on the head.

Finally Tangen asked an elder brother to coax permission from Sengai. This the brother did and then reported to Tangen: “It is arranged. I have fixed it for you to start your pilgrimage at once.”

Tangen went to Sengai to thank him for his permission. The master answered by giving him another rap.

When Tangen related this to his elder brother the other said: “What is the matter? Sengai has no business giving permission and then changing his mind. I will tell him so.” And off he went to see the teacher.

“I did not cancel my permission,” said Sengai. “I just wished to give him one last smack over the head, for when he returns he will be enlightened and I will not be able to reprimand him again.”

Tiếp theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 35


Hôm nayHôm nay : 2746

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 89264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8540041