Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

Kí ức sinh tồn

Thứ năm - 30/07/2015 21:17
Mấy chú xe ôm vẫn thức khuya và đang trò chuyện với nhau về công việc làm ăn. Tuy trời mưa nhưng họ vẫn kiên trì ngồi chờ khách bằng những chiếc áo tơi mỏng manh. Đứng đợi được mười phút, những chuyến xe chở hàng tuyến Bắc Nam chạy qua và để lại những vết đất trên những tán cây ven đường. Vài chuyến xe khách tấp lại, bốn chú xe ôm phóng xe bắt khách. Khi chở khách về địa điểm cần đến, họ lại quay về chỗ đứng cũ để chờ những chuyến xe kế tiếp. Hai cha con tôi đứng cạnh bên một chú xe ôm, thỉnh thoảng họ bắt chuyện bằng những lời hỏi thăm: Anh đi xe nào? À ! Xe Thuận Thảo gần tới rồi đấy... Hai cha con cũng cực đấy... Cha tôi đứng nhìn ra mặt đường đối diện, những bộn bong bóng nổi lềnh bềnh trên trũng nước.
Kí ức sinh tồn

Kí ức sinh tồn

1, Ngày tôi ra Nghệ An nhập học, đất trời mưa âm ỉ suốt ngày đêm, màu trắng tái phủ kín những sườn đồi, phía xa cánh cò bay lác đác trên những bãi ngô. Cha tôi năm nay đã về hưu, tóc cha bạc nhiều. Mẹ tôi gói gắm tiền bạc cho hai cha con tôi ra Nghệ An. Tôi vốn mê nghề luật sư, nên đã bỏ lửng hai năm đèn sách tại một trường đại học gần nhà và một trường tôi vừa mới học nhưng lại bỏ ngang sương.

Khuya, mưa làm lạnh làn khói thuốc  trên tay cha tôi. Mưa tạt vào góc cửa phòng, nơi hai cha con đang mòn mỏi chờ đợi chuyến xe khách.

Một giờ sáng, trời âm u và tối mịt, chỉ có ngọn đèn vàng phía Metro là còn mơ hồ giữa những trận lốc xoáy. Cha vác hành lí lên vai, hai cha con đi lùi lũi trong màn mưa câm lặng. 


Mấy chú xe ôm vẫn thức khuya và đang trò chuyện với nhau về công việc làm ăn. Tuy trời mưa nhưng họ vẫn kiên trì ngồi chờ khách bằng những chiếc áo tơi mỏng manh. Đứng đợi được mười phút, những chuyến xe chở hàng tuyến Bắc Nam chạy qua và để lại những vết đất trên những tán cây ven đường. Vài chuyến xe khách tấp lại, bốn chú  xe ôm phóng xe bắt khách. Khi chở khách về địa điểm cần đến, họ lại quay về chỗ đứng cũ để chờ những chuyến xe kế tiếp. Hai cha con tôi đứng cạnh bên một chú xe ôm, thỉnh thoảng họ bắt chuyện bằng những lời hỏi thăm: Anh đi xe nào? À ! Xe Thuận Thảo gần tới rồi đấy... Hai cha con cũng cực đấy... Cha tôi đứng nhìn ra mặt đường đối diện, những bộn bong bóng nổi lềnh bềnh trên trũng nước.


Một chiếc Liberty đang phóng về phía hai cha con tôi đang đứng. Gã đàn ông to cao, đầu hối, thân hình xăm trổ kỳ dị đang bước xuốngxe sau làn khói có mùi thơm vừa tan biến.

Hắn lại gần và vắt tay lên vai một chú xe ôm:


- Đêm nay sao rồi! đóng tiền cho anh đi chứ.


Mặt chú xe ôm có vẻ sợ sệt :


- Anh hai thông cảm, đêm nay trời mưa nên ít khách, bọn em làm ăn không được bao nhiêu anh ạ.


Gã đầu hói nhìn đăm đăm vào mặt chúxe ôm:


- Tụi bay coi nộp tiền bảo kê, còn không thì về bú vú vợ mà sống.


Lập tức bốn chú xe ôm móc ví đưa tiền cho hắn. Nhận xong tiền hắn quay lại phía hai cha con tôi đang đứng: - Còn chú này thì sao?
Cha tôi dường như chưa biết phản ứng ra sao thì một chú xe ôm lên tiếng:
- Hai cha con đi Nghệ An đêm nay, mong anh hai thông cảm, do chờ xe nên họ còn đứng đây.
Đôi mắt sắc lạnh của hắn đang lờm cha tôi. Tôi thấy lạnh cả người. Hai cha con đứng lặng một lúc lâu chờ khi hắn lao xe vào bóng tối, mới dám nhích chân nép dưới mái liều cuả bà chủ hàng nước bỏ lại.

Trên những con dốc gồ ghề, cha tôi nằm gát tay lên trán rồi nhìn ra khung cửa kính. Tại những trạm dừng chân, những vùng đất mới thường làm cho tôi có cảm giác mơ hồ. Hàng dừa trên đất Tam Quan chi chít trái, gợi nhắc những ngày thơ khi cha đèo tôi trên chiếc xe đằng dông đi chơi. Hồi ấy tôi chỉ mới năm tuổi, vừa mới học xong lớp mẫu giáo gửi. Cha tôi là công nhân của công ty đường sắt Nghĩa Bình. Cha dẫn tôi đi xem xiếc, đi nhảy ngựa, tôi chỉ nhớ những chú ngựa gỗ bị treo lơ lửng  vàxoay quanh một cái trục. Trời mờ sáng, tôi buồn ngủ nên thiếp đi lúc nào cũng không hay. Khi mở mắt mới biết mình đã đi tới Huế. Xe qua đèo Hải Vân, cha chỉ cho tôi những đoạn đường mà cha đã từng đi qua và làm việc. Mưa lại rơi, những hạt mưa nhỏ bé rơi lớt phớt trên những hàng thông, mặt trời chỉ hé những tia sáng nhỏ nhoi yếu ớt. Sáng mờ sương, phá Tam Giang trải dài một màu chàm cổ tích. Những chiếc thuyền nan  nằm trầm mặc trên phá làm tôi thấy thích thú lạ kì.


Khi đi qua Hà Tĩnh, mưa cuốn trôi xác lá. Nhìn xa xa ngọn núi treo những dòng thác trắng xóa. Cánh đồng ngập nước với những đám lục bình nổi trôi. Hành khách trên xe đều mệt mỏi vì chặng đường xa.

Xe chạy cho đến khi ánh chiều buông thì đã tới bến xe Vinh. Tôi cùng cha đón xe ôm để đi tới thành phố. Đêm, hai cha con ngủ ở nhà nghỉ Quân Khu 4. Tiết trời ở đây rất khắc nghiệt, cái lạnh thấm sâu vào tận sương tủy. Tôi nằm ngủ mê mang, cho đến nửa đêm tôi bàng hoàng bật dậy. Hình như tôi đã gọi mẹ thật to, to đến nỗi dánh thức cả cha tôi dậy.

Cha nhìn tôi:

- Có chuyện gì không con.

 Tôi nhìn cha, hai sống mắt của tôi vẫn còn cay:

-Dạ, con ngủ mớ chớ không có chuyện gì đâu , cha ngủ tiếp đi để sáng mai cha con mình đi tìm phòng trọ nữa.

Cha nằm xuống và dặn tôi ngủ sớm.


Sáng ngày, hai cha con đi tìm nhà trọ. Ở quanh trường nhà trọ có giá rất cao, nên loay hoay mãi cho đến chiều tối mới tìm được một căn nhà trọ nhỏ ở đường Nguyễn Thiếp. Lúc đi trên đường phố, cha đi chậm chạp, tay mang nhiều thứ, thỉnh thoảng đôi mắt rớm lệ. Khi nhìn thâý cha nhọc nhằn lê từng bước chân, trong tôi nổi lên sự bực tức vì trời đã tối mà sao cha cứ đi chậm như thế thì biết chừng nào mới tìm được phòng trọ. Ấy vậy mà tối đến khi thấy cha ngồi xoa xoa bàn chân, tôi lại gần mới biết dưới bàn chân cha là một cái trũng sâu bị đất cát chui vào và làm mủ. Vâng!tôi đã ân hận, tôi hỏi cha có đau không, cha nhìn tôi rồi mỉm cười:
- Không sao đâu con, lúc ở nhà cha đi làm ruộng và dẫm phải vỏ ốc bưu nên bị cắt ở lòng bàn chân, cũng hơi đau nhưng vệt thuốc vào là khỏi nhanh thôi. 


Tôi nghẹn ngào khi nghĩ về hành động của mình lúc chiều, bây giờ tôi mới thật sự cảm nhận được hết tình thương của cha dành cho tôi.


Đêm, cơn mưa xứ Nghệ rơi lộp độp trên nóc nhà, vài giọt rơi qua vết nức của tấm tênh xuống chỗ cha nằm, hai cha con đã thấm mệt, nên ngủ mê mang, nửa đêm cơn giông trời làm tôi trực giấc.... nước mắt chảy dài trên má, tôi ngồi với tiếng mũi vo ve ở ngoài chăn, tiếng nấc trong cổ  làm tôi nghẹn ngào đến ngạt thở.

Sáng ngày, tôi lên trường để làm hồ sơ nhập học. Nhưng rồi không biết nguồn cơn tại đâu,tôi lại quăng bộ hồ sơ nhập học vào thùng rác  và đi lang thang trong thành phố. Quảng trường tự do lạnh màu đá Granite. Tôi thấy những người đàn ông cầm điếu cày ngồi rít từng hơi rột roạt rồi phả ra giữa màu trời tím taí nhúm rói bàng bạc...


Tôi ghé vào quán cà phê đối diện với hồ Hàm Tử để ngồi nhìn mưa bay ngoài đường. Người bán sách dạo lại gần tôi, tôi mua cuốn Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê rồi cẩn thận cất vào ngăn cặp. 


Rời quán cà phê, tôi đi một vòng xung quanh thành phố rồi bắt xe ôm ra cầu Bến Thủy. Tôi đứng nhìn dòng nước đục chảy duới chân cầu mà trừu tượng về những phương trời xa xôi heo hút. Lòng tôi đã không còn muốn ở lại nơi này, nhưng tôi sẽ đi về đâu và cha tôi sẽ phản ứng như thế nào khi tôi đòi về.


Nhánh sông phiá xa chia ra thành hai ngả, tôi đứng một mình run rẩy trước những cơn gió mùa đông tê tái. Tôi vốn là một người thích lao đầu vào những ý nghĩ mơ hồ, đôi khi tôi cũng chẳng biết mình đang làm gì. Đất xứ Nghệ có mùi hương phù xa của mưa nguồn, tôi như cơn thác lũ chảy ầm ì dưới chân cầu  Bến Thủy. Hôm nay tôi đã nghe tin bão sẽ vào khu vực miền trung. Tôi lên xe buýt  để đi đến bến xe Vinh  và đặt hai vé vào ngày mai. Một vé vào 9h sáng cho cha tôi và một vé vào 10h cho tôi. Tôi đã lên kế hoạch sẵn để thực hiện ý đồ trở về mà không cho cha hay. Trưa tôi về phòng, và tôi đã nói láo với cha là  đã nộp hồ sơ nhập học, nên đã mua vé xe cho cha vào sáng mai. Cha nhìn tôi, đôi mắt cha mờ dần, hình như cha không muốn về vì sợ tôi ở không quen. Lúc này tôi nhớ lại câu chuyện của buổi tối hôm trước. Vì muốn tôi ở cho có bạn, bà chủ nhà đã giới thiệu hai người bạn vào ở chung, nhưng khi đêm đến  họ  bàn tính sẽ đánh tôi một trận và đuổi tôi ra khỏi phòng. Chỉ vì tôi là người ở tỉnh khác và cha tôi sẽ ra về sau khi tôi nhập học. Thân cô thế cô, nên tôi đã nghĩ ngợi nhiều điều và  đã thức trắng đêm khi nghĩ về dự tính của hai kẻ mà tôi đã cho ở trọ cùng. Tôi sợ cha lo lắng nên cũng không kể cho cha biết.  Nhưng rồi cũng sau đêm đó tôi đã nông nỗi tính đến chuyện  bỏ đi. Vì vậy tôi quyết định mua tiếp một vé xe đã đặt sẵn  qua điện thoại cho cha vào chiều nay. Tôi gọi hai chiếc xe ôm và hai cha con ra cầu Bến Thủy đứng đợi xe. Khi nhìn chiếc xe khách chạy trong màn mưa mịt mù, tôi trở lại phòng và ngồi trầm tư một lúc lâu. Trên tay tôi vẫn còn hai vé xe vào ngày mai, nhưng dường như tôi không còn kiểm soát được lý trí thế là tôi gom đồ và bỏ phòng để bắt chuyến xe tiếp theo để về Bình Định.

Đứng ở đầu cầu Bến Thủy, cơn mưa hắt vào mặt tôi những giọt nước tê tái. Gió thổi mạnh, thổi qua những khoảng trời mây heo hút. Tôi lên xe trong khi trời vẫn mưa.

  Trên chuyến xe trống ghế, chỉ có một tài xế, hai lê xe và tôi cùng những chiếc canh đựng xăng dầu. Xe đã cũ và có vài chỗ ngồi bị hỏng. Rời thành phố xe chạy qua những cánh đồng ngập nước. nhìn xa xa thấy bồn bồn trắng xóa và ảo não. Ở nơiđất khách quê người, tôi thấy mình đang trôi vô định trong cõi đời vô tận. Xe càng đi thì trời càng xẫm đen. Tối nay vào lúc 20h sẽ bão đổ vào eo đất Miền Trung. Trên đường những tàn cây cổ thụ gãy từng đoạn và nằm lác đác trên lànnước mưa. Mưa xối vào kính, vào buồng lái vào những kẽ hở trên xe. Gió mạnh dần, và khi xe đi tới Quảng Bình cũng là lúc chuyến xe định mệnh của đời tôi đã đi vào tâm bão. Đôi mắt tôi đã muốn rũ xuống cùng đôi bàn tay số phận. Phía trước hai, ba chiếc xe đã ngừng lại để chờ bão đi qua. Bão mạnh đến mức nó hút nước từ hai bên vệ đường tạt thẳng vào thành xe, khiến chiếc xe muốn đổ nhào. Trong lúc ấy tôi bỗng nhớ lời ngoại dặn. Ngoại dặn tôi hãy niệm “ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”. Tôi nhắm mắt và niệm câu phật hiệu. Tâm thức tôi dần dần lắng xuống, tôi không còn nghe tiếng gió giật,tiếng mưa rơi giữa khoảng trời điên đảo. Tôi ngồi và niệm cho đến khi mở mắt ra thì bão đã bắt đầu yếu dần. Điện thoại của tôi đã mất sóng, tôi chợt nhớ là cha tôi cũng đi về trong đêm nay. Chờ khi xe đi được khoảng ba tiếng đồng hồ  tôi mới nhìn vào điện thoại. Tôi gọi cho cha,  nghe được giọng nói của cha tôi mới thấy an tâm. Cha dặn tôi ở lại và cố gắng học rồi tết về xum họp gia đình….

 

Qua một đêm mệt mỏi và rệu rã, tôi nằm ngủ thiếp đi trong tiếng mưa ngoài đường. Lúc mở mắt, tôi thấy những cột điện đổ nhào hai bên đường của tỉnh Quảng Trị, lúc này chỉ mới 0 h nhưng tôi cứ nghĩ là đã sáng. Tôi lại ngủ thiếp đi cho tới khi xe chạy về ngã ba Phú Tài- Bình Định.

Tôi muốn về nhà nhưng lại không dám bởi vì nếu tôi trở về nhà trong lúc này thì cha tôi sẽ ra sao và anh chị ,bà con, hàng xóm họ sẽ nghĩ như thế nào. Tôi dại khờ đến thế là cùng, tôi còn một khoảng tiền đủ để đi vào lại Sài Gòn một lần nữa.

Nhưng trước khi đi tôi lần mò về ngôi tịnh xá cũ  để thắp nhan cầu nguyện. Tôi nhìn đức phật mà đôi mắt tôi rưng rưng. Bao nhiêu nông nỗi, bao nhiêu khổ sầu và bao nhiêu câu hỏi trong đầu tôi vẫn còn y nguyên . Phải chăng tôi đang đi tìm những câu trả lời cho cuộc hành trình vô định của mình?

Sư ông đã đi Hà Nội để làm phật sự. Ngôi tịnh xá vắng người, cảnh vật trở nên hoang lạnh. Thế giới vô cùng tận, tôi lại vác ba lô lên vai và đi về thành phố.

Tôi gặp lại Mây trong hoàn cảnh éo le như vậy, và tôi đã nghỉ chân ở nhà nghỉ 386 đường Nguyễn Thái Học.

Bao nhiêu kí ức lại ùa về trong cơn mê ngủ. Những quãng đường trên chuyến xe Bắc- Nam vẫn còn đầy ám ảnh trong tôi. Lúc 4h sáng tôi thu xếp hành lí, Mây nhìn tôi và hỏi tôi đi đâu. Tôi trả lời:

-Khi nào hết tiền thì xẽ không đi nữa nhưng bây giờ còn tiền thì đi đâu về đâu cũng được.

2,

 

Ngày hôm qua trời mưa, nhưng hôm nay trời nắng ráo. Tôi thức dậy và như mọi khi, tôi mở cửa nhìn con đường đang ráo sương sớm…hôm nay là buổi sáng đẹp, vì nó làm tôi thổn thức khi đứng dưới mặt trời.

Tôi đã ở lại thành phố này vì Mây muốn tôi phải suy nghĩ thật kĩ trước khi đi vào Sài Gòn và tôi đã đồng ý.


Dạo này tôi không còn buồn nữa. Tôi hay đi lang lang với Mây trong những buổi chiều gió mát. 


Có hôm hai đứa lên đồi ngồi uống rượu bầu đá. Trời mưa lất phất, hai thằng chung một bầu tâm sự.

- Uống đi Mây, tuổi trẻ quá buồn phải không?.

Gió tung màn mưa diễm ảo cả buổi chiều. Tuổi trẻ đã làm chúng tôi biết nhớ nhung,  biết trăn trở về cuộc đời và có đôi khi lại  làm chúng tôi muốn nổi loạn...


Vào một đêm trăng huyền ảo. Tôi đi lang thang giữa phố. Trước những cổng chùa tôi thấy những chiếc lồng đèn màu đỏ, và thoang thoảng hương thơm của hoa huệ trắng, nó làm tôi nghĩ đến những cuốn sách viết về vùng trời Tây Tạng qua những nét chữ của dịch giả Nguyên Phong. Đêm nay tôi và Mây đi lang thang  giữa phố, nơi của những chú lân đang nhảy nhót trong lễ hội trung thu. Con đường  đêm được dát bởi một màu trăng cổ tích. Mây nhìn tôi, tôi mỉm cười. Thế là hai thằng kéo nhau ra biển ngắm trăng. Mây tinh ý hơn tôi, trong lúc ra biển Mây đã ghé vào quán rượu mua khô mực với một chai Vookad để hai thằng ra biển ngồi nhâm nhi.


Biển sóng, trăng mơ màng trên bãi cát trải dài lấp lánh. Hai thằng ngồi trên chiếc thúng câu lật úp, uống và uống và cười và âm thanh của biển của tôi của Mây trộn lẫn vào nhau dưới những chiếc đèn lồng đang bay lên bầu trời,  hai thằng nổi hứng vật nhau cù nhau trên biển…

 

Tiếng cười tiếng hét tiếng la ó của lũ còng gió của hai thằng tôi cứ mặc nhiên vung vãi ra bốn phương trời, đêm thanh khuyết hồn người, đêm giặt giũ đôi mắt khổ sầu, tôi thấy cõi lòng thảnh thơi lạ kì….


Sau đêm, tôi không còn gặp Mây nữa. Hình như đêm qua Mây đã đưa tôi về phòng và Mây đã bỏ tôi đi. Giờ thì nỗi buồn lại xâm thực vào tôi. Tôi đã hứa với chính tôi, rằng tôi sẽ bỏ thành phố này và đi lang bạc cùng trời cuối đất. 


Tôi bỏ phố biển và lên cao nguyên lộng gió. Mùa hoa cúc quỳ nở rộ hai bên đường. Thông reo trong nắng. Gia Lai đèo cao rừng thẳm, tôi đã ở đây suốt những ngày nắng ráo, gia đình tôi không ai hay biết cả. Bạn bè lâu không gặp cũng dần quên tên nhau trong kí ức. Tôi ở lại những ngôi chùa mà tôi quen biết, khi nào chán lại bỏ đi lang thang. Tôi đi vào Sài Gòn, và trong khoảng thời gian vô định đó, tôi đã được học những bài học nhớ đời khi lang thang vào miền đất hứa. Lúc tôi  trở về, tôi ra bến xe Miền Đông và gặp phải một chị làm nghề cò lái, chị hỏi tôi:

- Ê! cưng, cưng đi xe nào chị chỉ cho. Thế là chị chỉ ngay chiếc xe tôi định đi. Khi xong việc chị đưa tôi hai lon nước yến và bảo tôi trả một trăm ngàn tiền nước. Tôi đờ mặt ra và nghe chị quát:

- Ê! cưng, không trả tiền thì chị vả vào mồm à!


Hôm đó tôi lên xe trong khi túi tiền chỉ còn vài chục ngàn.


Xe dừng lại ở trạm, hành khách được nghỉ ngơi và dùng cơm. Tôi ngồi trong phòng ăn, mắt nhìn ra ngoài trời khuya. Ngọn đèn vàng ven quốc lộ bị phủ mờ bởi một lớp bụi. Đây là trạm xe Phương Trang, màn trời ún những giọt mưa, bụi đất dần lắng xuống trên những ô cửa kính. Tôi ngồi nhìn làn khói bay mơ hồ trong phòng, màu mắt bỗng nhòa xuống, râu ria trên cằm mọc thêm một đoạn nhỏ. Bên cạnh tôi là một chú bé con đang nằm trên vòng tay của mẹ, nó nhìn tôi.. Tôi chớp mắt, nó cười. Tôi bước ra khỏi phòng, lặng im châm điếu thuốc, phả ra, bụi đường dạt vào những bụi cây ven quốc lộ, tôi nhìn lên trên, đồi núi bao phủ trong một vùng mây kín. Dưới gốc cây, ông lão bán vé số nằm ngủ, chiếc mũ vành che một nửa khuôn mặt. Tay ông cầm  túi đựng vé số, tôi lại gần khẽ gọi ông, rồi tôi thò tay vào trong túi quần của tôi để lấy một ít tiền, tôi đặt vào tay ông lão, ông nhìn tôi và gật đầu. Màu nâu của đất trượt dài trên làn da nhăn nheo. Ông là bồ tát của tôi, tôi nhìn ông và cầu nguyện. Hôm nay tôi rời Sài Gòn để đi những nơi nào mà tôi chưa nghĩ đến, tôi đang ngủ mê chăng? Không. Trong óc tôi phát ra tiếng nói, những cột đèn vàng buồn buồn, những xa xôi heo hút đang hiện ra trước cơn mưa nhẹ. 


Lên xe, tôi nằm cuộn chăn và chỉ chừa một khoảng nhỏ đủ để nhìn ra ngoài trời.


Những lần thực hiện những ý nghĩ điên rồ, hình như tôi thấy mẹ tôi đang ngồi trước cửa, thấy cha tôi đốt hết gói thuốc và thức trắng đêm.


Tôi ngắm mình qua ổ cửa kính, mặt tôi đen và dày đặt những đau khổ, tôi không muốn thấy mình trong những lúc soi gương. 


Ven đường, lúc trời gần sáng. Ninh Hòa heo hút gió lạnh, mưa rơi dày trên mặt đường, những cánh hoa lục bình tơi tắn, làm tôi tưởng là giấc ngủ lúc khuya đã làm mắt tôi bị ảo giác đánh lừa. Nhưng không, trong ý nghĩ của tôi chợt sáng, tôi thấy lạnh và đói, những câu hỏi tôi đặt ra trong những đêm dài ở gác trọ Sài Gòn như: -Vì sao tôi lại tồn tại ở đây, vì sao tôi lại phải đi học trong khi tôi muốn đi lang thang và nhặt nhạnh những bài học ngoài đường. Những khoảnh khắc cứ vồ dập và bắt buộc tôi phải tự trả lời... vùng hoa hoang, cỏ dại kia sao êm đềm và ướt át mộng tưởng. Tôi xa phố, xa nỗi lo tiền bạc, nhiều lúc tôi tính toán với cả những người đã từng giúp đỡ tôi, tại sao vậy?  Bất chợt mưa rơi trắng cả một vùng trời, tôi không còn thấy mây, thấy màu hoa trên đồng, thấy tôi, và những kí ức ở phố. Nghe mưa dội từng tràng hạt, những lỗ chơn lông co lại, tôi thấy lạnh cả một quãng đời niên thiếu. 


3, Buổi sáng mưa rớt, mặt đất nổi bụi mưa, gió thổi... Ai đó đã đánh thức tôi dậy, hình như là tôi, tôi đang ngủ mê mệt vì đói... Tôi nhìn mưa và thèm thấy bếp lửa ở nhà. Giờ tôi lớn khôn, tôi không học lại bỏ trường, trường học là gì? sao lại xa lạ với tôi…Lúc này tôi mới hai mươi tuổi, nhưng có cái gì đó thúc đẩy tôi hằng đêm, có khi lại mất ngủ dài ngày, mặt đờ đẫn. Trời thì cao, đất thì rộng, tôi ngồi trên chuyến xe xa lạ. Chuyến xe đêm đã đi xuyên qua đoạn đường mệt mỏi trong tôi. Tôi đã hết tiền và đi lang thang trên biển. Tôi đã mệt, đã rã rời từng đoạn ruột. Tôi lại nhớ nhà, nhớ bữa cơm mẹ nấu, nhớ cả khoảng sân trước nhà mà ngày nào tôi còn ngồi nghe mưa thiu thỉu ngủ gật. 


Đường khuya giăng đầy mưa, mưa âm ỉ suốt ngày, tiếng sóng của biển cứ dập dờn, màu hoa sữa rữa trắng trong mưa, tôi trở lại bến xe, đứng nhìn những chuyến xe chạy, những chuyến xe về...


Tôi chả còn gì để hỏi, chả còn gì để biện hộ cho hành động nông nổi của mình, tôi chụm hai tay thành hình búp sen để húp vội những giọt mưa đọng. Ba lô nặng sũng vai vì ướt, vài ánh mắt nhìn tôi, tò mò. Tôi đang đứng trong thành phố, thành phố mà tôi đã bỏ quên trong kí ức, nay gặp lại, mưa làm tôi ngậm ngùi. Gió quất vào tôi, tôi không khóc, ánh mắt nhìn về phía trước và tôi rời bến xe.


Lê từng bước trên đường khuya, con đường ngày nào tôi đạp xe đạp từ quê lên phố học. Kia là ghế đá lúc nửa đêm tôi say và ngồi độc thoại, kia là cầu Đôi nơi tôi dừng xe châm điếu thuốc hút cho đỡ lạnh khi mùa đông tới và kia nữa những những rã rời lúc đạp xe giữa trưa tấp vào quán nước uống cho đỡ khát. Tôi như cái xác không hồn, lẽo đẽo trong mưa…

Về tới thị trấn, những hàng quán đã ngủ yên trong mưa, ngọn đồi xa xa, heo hút… Tôi lại bước đi…

Về tới thôn, con đường làng vi vu gió thổi, từng hạt mưa tan chảy trên mặt, mắt cay cay, tôi đang về nhà. Trước cửa, tôi đứng lặng im, tôi đã mệt... và bây giờ tôi phải gọi cho mẹ, cho cha và cho cả nhà tôi biết là tôi đã trở về....đứa con ngu ngốc của cha mẹ đã trở về rồi… cha mẹ ơi! Mở cửa cho con…

Tác giả bài viết: Ngọc Tử Kỳ Lân- (Phật Tử Thiện Hưng)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: chú xe, chuyến xe, những
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 81


Hôm nayHôm nay : 6870

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 54934

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7789050