Trang nhất » Tin Tức » VĂN HỌC

Sống giữa đô thị ồn ào, ta mới cảm thấy trọn vẹn nỗi cô đơn*

Chủ nhật - 15/03/2015 09:17
Trong những tháng ngày ở cùng người nơi phố thị, căn phòng của người đầy sách và những chỉnh rượu đầy. Nhiều đêm hôn mê với bóng đèn, nơi góc nhỏ, trầm mặc khuya buồn.
Sống giữa đô thị ồn ào, ta mới cảm thấy trọn vẹn nỗi cô đơn*

Sống giữa đô thị ồn ào, ta mới cảm thấy trọn vẹn nỗi cô đơn*

Nhiều đêm đi về một mình…chiếc xe cà tàng nép vào khoảng trống sau lưng ngôi chùa cổ.  Lặng nhìn con đường dẫn vào ga tối, trong thung sâu của mong manh kí ức. Những mảnh vụn được ghép nối bởi tiếng gió. Tôi đến với giọt nước mong manh, chạm vào, thấy bóng mình tan vào hư vô.

 

Tôi cảm được cái lạnh, lúc nụ cười muốn khép lại sau một ngày không nắng, mở trang sách thơm và dày đặc những chữ. Bắt đầu say mê một hình bóng, rồi có khi thấy mình hạnh phúc, muốn nằm im suy nghĩ, trầm tư một mình.

 

- Hình bóng ấy là Võ Hồng.

 

Nét đáng yêu trong truyện ngắn Võ Hồng là sự hồn nhiên trong lối viết gần gũi với đời sống thực. Người đọc sẽ có những giây phút trầm tư, có khi lại rưng rưng nước mắt, khóc cho cái quá khứ đã lùi nhưng nỗi đau vẫn còn in hằn trên từng trang kí ức. Tôi đã yêu, thậm chí đã hồi sinh trong nỗi buồn của tuổi trẻ từ những lời văn chất chứa triết lý sống, với tôi nó luôn là sự vĩnh hằng...

 

Từ tập truyện " Vết hằn năm tháng" cho tới tập " Trầm Mặc Cây Rừng" tôi say mê đọc, như sống cùng với những vết tích, với rừng Vạn Gĩa, với Phú Yên, Nha Trang, Với miền Trung bao la, với tiếng chuông chùa, với Hoa khế lưng đồi*... và với dải nắng, dải mưa trong từng câu chữ " Qúy phái mà bình dân" như lời của một người học trò của ông.


Và chiều nay, lòng bâng quơ, buồn bã. Tôi lại lục tìm trên internet, tôi tìm cái tên ông, như tìm một vị thầy.... tôi đọc " Một bông hồng cho cha" tôi đọc " Nghĩ về mẹ".  chiều Sài Gòn gió mát, bắt ghế ngồi trước lan can, hương hoa thoang thoảng, nắng nhạt, tôi say mê đọc, say mê trầm tư, và tôi đã vui trở lại.

 

Bước ra đường, nhằm ngay hướng Vạn Kiếp* mà đi. Gia đình, bè bạn… những sợi tơ trời giăng trong màn mưa câm lặng. Lại trở về phòng, người đi đâu, chỉ còn đâu đây tiếng chim sẻ chóc chóc kêu dưới mái phố, trong con hẻm gầy. Tôi đợi ngày tàn, đêm người sẽ về, và mang theo làn khói thuốc…mốc, rêu. Từng sợi ẻo lả, tôi muốn nhìn nó bay lên, khỏa ra, và hiện một khoảng xa xôi nào đó.

 

Chợt tôi nghĩ về xứ sở, về lời ru, hay về một câu văn của Võ Hồng:

“Truyện Mục Kiền Liên, ở một kiếp nào đó là một người mê vợ đẹp. Vợ thuê người dắt mẹ Mục Kiền Liên đem bỏ trên núi cho chết đói, nhưng bà cụ dẫu mù mắt cũng lần về được. Lần này vợ sai chính Mục Kiền Liên dẫn mẹ lên núi và bắt phải đánh cho chết. Nào ngờ Mục Kiền Liên vừa đập một gậy thì mẹ kêu lên : "Con ơi, chạy lẹ đi ! Kẻo cướp nó đánh chết !".

(Trích: Tiếng chuông triêu mộ- Võ Hồng )

Chú Thích:

*Trầm tư Võ Hồng

*Vạn Kiếp: Tên một con đường ở Quận Bình Thạnh- Sài Gòn

* Hoa khế lưng đồi: Tên một truyện ngắn của nhà văn Võ Hồng lấy cảm hứng từ hai câu thơ của Phạm Công Thiện:

“ Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn

 Cây khế đồi cao trổ hết bông”

                                (P.C.T)

Tác giả bài viết: Trần Quốc Toàn - Thiện Hưng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 25


Hôm nayHôm nay : 368

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 46364

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8426925