Trang nhất » Tin Tức » HOẰNG PHÁP

BA THỜI KỲ PHẬT GIÁO

Thứ sáu - 11/03/2016 20:42
BA THỜI KỲ PHẬT GIÁO

BA THỜI KỲ PHẬT GIÁO

1. Người khai sáng đạo Phật

- Sanh năm 624 BC tại Lumbini. Con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. 

- Năm 29 tuổi cưới công chúa Da-du-đà-la. 10 tháng sau rời hoàng cung, gia đình vợ con, thành đạo sĩ.

- 6 năm tu khổ hạnh, mong tìm ra con đường diệt khổ.

- Năm 35 tuổi giác ngộ dưới cội cây Bồ đề ở Gaya, sau 49 ngày thiền định.

- Chuyển pháp luân tại Sarnath: Kinh Chuyển Pháp Luân, Kinh Vô ngã tướng, Kinh Thế gian bốc cháy.

- Suốt 45 năm tiếp theo, thuyết giảng hàng ngàn Kinh về triết học, đạo đức, giải phóng khổ đau.

- Năm 544 BC, qua đời tại Kusinagara, tròn 80 tuổi.

2. Thời kỳ nguyên thủy (100 năm: 589-489 BC) 544-444 BC

- 5 bộ Nikaya với hàng ngàn bài giảng, cho mọi tầng lớp xã hội.

- Tiếng Magadhi, được truyền khẩu và chuyển dịch nhiều ngôn ngữ địa phương.

- Phật qua đời năm 544 BC, tôn giả Ca Diếp triệu tập hội đồng 500 tu sĩ tại đồi núi Vương Xá (Rajagaha) để kết tập (sangiti, chanting together) kinh điển lần 1. Mục đích tập hợp lời Phật, hệ thống hóa, thống nhất, truyền thừa. Ngài A Nan trùng tuyên Kinh, ngài Ưu Ba Ly trùng tuyên giới luật. Nội dung: Kinh tạng (bốn bộ Nikaya) và Luật Tạng (chưa có Bồ-tát giới).

- Phật Giáo Đại thừa (Mahāyāna): Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Việt Nam.

- Phật Giáo Nguyên thủy (Theravāda): Ấn Độ, Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam (cộng đồng Khmer tại miền Nam, cộng đồng Việt 1940.

- Ba thời kỳ Phật giáo: Thời kỳ nguyên thủy (100 năm), thời kỳ bộ phái (400 năm), và thời kỳ chuyển hóa (500 năm).

3. Thời kỳ bộ phái (400 năm: 489-089 BC)

- Năm 244 BC, một trăm năm sau đó, Đại Hội Kết Tập Lần Thứ III được triệu tập dưới thời vua A Dục (Asoka), 268-232 BC. Dưới sự chỉ đạo của ngài Mục Kiền Liên Đế Tu  (Moggaliputta Tissa). Đối tượng gồm 1000 tu sĩ. Nội dung: Kinh Tạng (5 bộ) và Thắng Pháp Tạng. Tăng đoàn giới hạnh trang nghiêm theo truyền thống Trưởng Lão Thuyết được chấn chỉnh lại theo đúng các giới luật.

- Đại Chúng Bộ có bốn lần phân chia, thành 7 tông phái trong vòng 200 năm.

- Nhiều giáo đoàn truyền đạo khắp Trung Ấn, mạn Nam và mạn Tây xứ Ấn Độ.

- Nhu cầu tiếp biến văn hóa gia tăng, thúc đẩy nhu cầu cải cách.

- Năm 344 BC, 100 năm sau ngày Đức Phật nhập, Đại Hội Kết Tập Lần Thứ II tại thành Vaisali. Đối tượng: 700 tăng sĩ. Mục đích giải quyết các tranh chấp về 10 điều luật căn bản. Nội dung: Kinh tạng (vài tập Tiểu bộ). Giữ nguyên giới luật. Phân hóa đầu tiên trong Tăng đoàn: Trưởng Lão Thuyết Bộ (Sthaviravada) bảo thủ và Đại Chúng Bộ (Mahasanghika) cải cách.

- Trưởng Lão Thuyết Bộ cũng bị phân chia bảy lần, tạo ra 11 tông phái.

- Vua A-dục (Asoka) 304-202 TTL, triều đại Maurya, có công  truyền bá. Phái con trai Mahinda (284-204 TTL) và 4 Tăng sĩ truyền bá đạo Phật vào Tích Lan. Con gái là Trưởng lão ni Sanghamitta (281-202 TTL) thành lập dòng Tỳ-khưu-ni tại Sri Lanka.

- Phật giáo phát triển mạnh ở Kashmir. Tư tưởng Đại thừa thành hình, thâm nhập vào Đại Chúng Bộ, chẳng hạn như tông Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravadin).

4. Thời kỳ phát triển (Theravāda): 500 năm: 1-500 STL

- Sau hơn 500 năm truyền khẩu, vào 29-17 BC, đại hội V gồm 500 tu sĩ phái Mahavihara tập họp và biên tập Kinh, Luật và Thắng Pháp lá bối đa. Lưu truyền cho đến ngày nay. Pali được dùng vì ngôn ngữ Tây Ấn.

- Đại Tạng Kinh này được truyền bá sang Miến Điện, Thái Lan, Lào, và Cam Bốt.

- Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) thế kỷ 4 C.N., Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammattha Sangaha) của ngài Anuruddha, ... cũng được lưu truyền.

- Theravāda = Sthaviravada = học thuyết của các vị trưởng lão (Doctrine of the Elders).

- Trưởng Lão Thuyết Bộ chuẩn hơn Trưởng Lão Bộ, Thượng Tọa Bộ, một trong hai bộ phái chính từ thời kỳ nguyên thủy.

- Theravāda = truyền thống Phật giáo Nam tông, bắt nguồn từ Tích Lan, chịu ảnh hưởng của phái Đại Tự Viện (Mahavihara), do Đại đức Mahinda và các tu sĩ thuộc tông phái Phân Biệt Thuyết Bộ (Vibhajyavada), một nhánh của Trưởng Lão Thuyết Bộ, truyền bá vào Tích Lan khoảng 200 năm trước Công nguyên.

5. Thời kỳ phát triển (Mahāyāna)

a) Bối cảnh: 200 năm Phật nhập Niết Bàn, Đại Chúng Bộ phát triển và phân hóa thành nhiều tông phái. Dùng kinh điển A hàm (Agama) bằng ngôn ngữ Sanskrit, hàm chứa tư tưởng đại thừa.

b) Giai đoạn: 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN. Từ vài bài kinh ngắn, sau kết tập lại thành những bộ kinh lớn.

- Lúc đầu là Bồ-tát thừa (Bodhisattva-yana) đến TK 1 đổi thành Đại thừa, qua kinh Diệu Pháp Liên Hoa. 

c)Nguồn gốc: Trí tuệ tập thể, không thuộc cá nhân nào. Mahāyāna ảnh hưởng từ Đại Chúng Bộ vì thoáng về giới luật. Tư tưởng của phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivadin), Nhất Thuyết Bộ (Ekavyavaharika), Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravadin), Kế Dẫn Bộ (Kaukutika) góp phần hình thành Đại thừa. Phong trào lớn mạnh toàn Ấn Độ.

- Đại Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, A Di Đà còn bản Sanskrit; các kinh đầu của Đại thừa bị thất lạc.

d) Các Bồ-tát lớn: Các Bồ-tát Mã Minh, Long Thọ, Long Trí, Đề Bà, Vô Trước, Thế Thân trong 4 tk đầu Công nguyên làm Đại thừa phát triển toàn Ấn Độ. TK7, Huyền Trang ước tính 100,000/200,000 theo phong trào Đại thừa.

e) Bản chất: Các kinh Đại thừa là tư tưởng cải cách để đại chúng hóa đạo Phật, đối kháng lại đường lối thủ cựu, giáo điều, chấp kiến, chứ không ám chỉ riêng tông phái nào.

 

 

 

 

 

 

·        Timeline

o   This is a rough timeline of the development of the different schools/traditions:

 

TÀI LIỆU

Bộ sách của GS. Kimura Taiken (木村泰賢- Mộc Thôn Thái Hiền, 1881-1930):

—  1. Nguyên thủy Phật giáo Tư tưởng luận (Genshi Bukkyō Shisōron 原始佛敎思想論), Âu Dương Hãn Tồn (歐陽瀚存) dịch từ Nhật ngữ sang Hán ngữ; HT. Quảng Độ dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ.

—  2. Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận (Shōjō Bukkyō Shisōron (小乘佛敎思想論), Pháp sư Diễn Bồi (演培) dịch từ Nhật ngữ sang Hán ngữ; HT. Quảng Độ dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ.

—  3. Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận (Daijō Bukkyō Shisōron (大乘佛教思想論), Pháp sư Diễn Bồi (演培) dịch từ Nhật ngữ sang Hán ngữ; HT. Quảng Độ dịch từ Hán ngữ sang Việt ngữ.

—  4. Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa(Aspects of Mahāyāna Buddhism and its Relation to Hīnayāna) của GS. Nalinaksha Dutt, HT. Thích Minh Châu dịch, 1971, 1999.

—  5. Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thích Tâm Trí dịch. NXB Phương Đông, TP.HCM, 2008.

—  6. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, THPG TP.HCM, 1989.

—  7. Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, NXB Phương Đông, TP.HCM, 2006.

Tác giả bài viết: TT. Thích Nhật Từ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 514

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 34235

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 7768351