Trang nhất » Tin Tức » HOẰNG PHÁP

Bức tranh Phật giáo Ấn Độ ngày nay

Thứ hai - 11/11/2013 07:15
GNO - Mỗi năm có khoảng một triệu người Dalit tập trung tại địa điểm quy y Phật giáo đầu tiên ở Nagpur, Ấn Độ. Từ năm 1956 hàng triệu người Dalit đã đáp ứng lời kêu gọi của tiến sĩ Ambedkar chấp nhận Phật giáo và thoát khỏi hệ thống giai cấp.
Bức tranh Phật giáo Ấn Độ ngày nay

Bức tranh Phật giáo Ấn Độ ngày nay

Ngày nay trong hàng ngàn ngôi làng và thị trấn của người dân Dalit đều có đền thờ với hình ảnh của Đức Phật và tiến sĩ Ambedkar - một người mà họ tôn kính như một vị Bồ-tát. Cứ mỗi tháng mười hơn một triệu Phật tử Dalit đến Nagpur để kỷ niệm lần cải đạo ban đầu (ảnh).

 

Mặc dù nghèo đói, thiếu giáo dục và nguồn lực, các Phật tử mới của Ấn Độ đang làm việc để tạo ra một xã hội công bằng và phát triển sự hiểu biết của họ về Phật pháp. Ở nhiều nơi đền thờ, trung tâm thiền định và các dự án xã hội đã được phát triển, và các thế hệ Phật tử trẻ tuổi mới đang làm việc để thực hiện tầm nhìn công bằng xã hội và phát triển cá nhân của tiến sĩ Ambedkar dựa trên giáo lý cổ xưa của Đức Phật.

Cuộc cách mạng hòa bình Phật giáo

Ấn Độ là hiện trường của một phong trào xã hội đặc biệt. Lấy cảm hứng từ một trong những nhà cải cách phi thường nhất của thế kỷ XX, hàng triệu người từ các phần thấp nhất của xã hội đã chuyển sang Phật giáo và bỏ lại đằng sau sự kỳ thị và đàn áp của hệ thống đẳng cấp.

Áp bức giai cấp

Hệ thống đẳng cấp là hệ thống áp bức xã hội lâu đời nhất và cố hữu nhất trong thế giới ngày nay. Xã hội Ấn Độ được chia thành hàng ngàn cộng đồng theo một hệ thống thứ bậc “phân loại bất bình đẳng” coi thường con người dựa trên nơi xuất sinh của họ.

Khoảng 160 đến 200 triệu người ở Ấn Độ thuộc về cộng đồng Dalit, nhóm xã hội thấp nhất còn được gọi là “Người không thể chạm đến”. Theo hệ thống đẳng cấp những người này được coi là không trong sạch  - kém hơn con người. Họ buộc phải làm những loại công việc chân tay tồi tệ nhất như dọn phân người, và là đối tượng bị bóc lột kinh tế thậm tệ, nghèo đói, phân biệt đối xử và bạo lực.

Theo Theo dõi Nhân quyền: "Những người “Không được chạm đến” của Ấn Độ là những người đang làm những công việc thấp hèn nhất, và sống trong sợ hãi liên tục bo bị công khai làm nhục, diễu hành khỏa thân, bị đánh đập, hãm hiếp và bị trừng phạt bởi những người Hindu thuộc đẳng cấp cao hơn đang tìm cách kìm hãm vị trí của họ. Đơn thuần chỉ mỗi việc đi bộ qua khu vực thuộc đẳng cấp trên cũng là một hành vi phạm tội đe dọa đến tính mạng".

Tiến sĩ Ambedkar và Phật giáo

Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar, nhà lãnh đạo vĩ đại của người Dalit, quyết tâm giải phóng con người khỏi đói nghèo, bất công và áp bức giai cấp. Giữa năm 1923 và năm 1956 ông đã làm việc không mệt mỏi trong hệ thống chính trị của Ấn Độ như một người ủng hộ nhân quyền, và vươn lên trở thành Bộ trưởng Bộ Luật đầu tiên của nước Ấn Độ mới và là tác giả chính của Hiến pháp nước này.

Hiến pháp mới xem những tiện dân là bất hợp pháp, nhưng Tiến sĩ Ambedkar tin tưởng rằng sự thay đổi xã hội thực sự chỉ có thể đến bằng việc bỏ lại phía sau những tín ngưỡng văn hóa và tôn giáo vốn biện minh cho hệ thống đẳng cấp. Vào năm 1956, không lâu trước khi qua đời, ông bắt đầu một làn sóng cải đạo hàng loạt sang Phật giáo - một truyền thống tâm linh giải thoát khỏi thành kiến.

Một cuộc cách mạng Giáo pháp

Ngày nay, cuộc cách mạng hòa bình Phật giáo đang lan rộng khắp Ấn Độ. Với ít nguồn lực và phải đối mặt với các chướng ngại từ hệ thống xã hội được thành lập, người dân thuộc cộng đồng Dalit đang làm việc để cải thiện điều kiện sống của họ, thực hiện các quyền dân sự được Hiến pháp Ấn Độ hứa hẹn, và sống với nhân phẩm của mình tự do khỏi sự áp bức giai cấp. Họ đang thiết lập các chương trình xã hội và y tế, các chương trình giáo dục, ký túc xá và trung tâm cộng đồng trên khắp Ấn Độ.

Tiến sĩ Ambedkar tin rằng giáo lý và các giá trị của truyền thống Phật giáo là nền tảng cần thiết cho thành công, sự đổi thay bất bạo động của xã hội Ấn Độ. Ngày nay những người theo ông đang đưa những lời dạy của Đức Phật vào thực tế như một truyền thống tâm linh sống cân bằng giữa phát triển cá nhân với sự tham gia xã hội tích cực.

Người tham gia phong trào phục hưng Phật giáo có nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ việc chú trọng vào thực hành tâm linh đến sự tập trung vào biến đổi xã hội. Một số người cam kết giảng dạy và thực hành giáo pháp, và có nhiều người dồn hết tâm trí vào tổ chức cộng đồng, công tác xã hội và giáo dục.

Các tổ chức sau đây minh họa cho sự đa dạng của các hoạt động tạo nên phong trào hồi sinh Phật giáo trên diện rộng:

1 - Trung tâm Nagaloka www.nagaloka.org

Nagaloka là một trung tâm đào tạo dành cho các nhà hoạt động Phật giáo nằm gần Nagpur. Nó đang vận hành những khóa học mười tháng cung cấp việc hướng dẫn hành thiền, giáo lý Phật pháp và tổ chức cộng đồng cho hơn 600 thanh thiếu niên từ năm 2001.

Nagaloka cũng là một trung tâm hội nghị của các bậc thầy Phật giáo nổi tiếng, chẳng hạn như Đức Dalai Lama và Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Mỗi năm hàng ngàn khách hành hương tham quan tượng Phật đi ở trung tâm của khuôn viên Nagaloka.

2 - Triratna Bauddha MahasanghaTriratna Bauddha Mahasangha

Từ năm 1972 tăng đoàn Phật giáo này đã đạt đến hàng trăm hàng ngàn người thông qua các lớp học thiền định và giáo lý Phật pháp, diễn thuyết công cộng, trung tâm y tế, trường mầm non và ký túc xá cho trẻ em.

Trực thuộc International Triratna Buddhist Order, tổ chức này cam kết thực hiện tầm nhìn của Ambedkar về Phật pháp như một phương tiện chuyển hóa bản thân và xã hội.

3 - National Network of Buddhist Youth (NNBY)www.nnby.org

NNBY là một tổ chức của những người trẻ kém may mắn, những người đã bỏ lại danh tính đẳng cấp của họ và làm việc cùng nhau như một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau nhấn mạnh giáo dục, hỗ trợ đồng đẳng, trách nhiệm xã hội và đời sống đạo đức.

4 - Hội Thanh niên Phật giáo

Được thành lập vào năm 1986 ở miền Bắc Ấn Độ, Hội Thanh niên Phật giáo (YBS) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên lĩnh vực giải quyết các vấn đề đói nghèo và xã hội trong hàng ngàn ngôi làng nghèo kém. YBS tài trợ các buổi nói Pháp, chương trình giáo dục, tuần hành hòa bình và xây dựng các trung tâm cộng đồng.

5 - Học viện Manuski InstituteManuski - www.manuski.org

Manuski hoạt động để vượt qua rào cản đẳng cấp thông qua các chương trình phát triển xã hội và các hoạt động pháp lý chống lại phân biệt đối xử. Các nhân viên tại Manuski cũng đang làm việc để phát triển vai trò lãnh đạo cho phụ nữ Dalit và tạo ra cầu nối giữa các nhóm Dalit và các tổ chức khác nhau.

Manuski đã rất thành công trong việc mang lại sự chú ý của quốc tế liên quan tới sự cố bạo lực cực đoan nhắm mục tiêu vào người Dalit ở Ấn Độ.

Tác giả bài viết: Văn Công Hưng (Theo BTN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 29


Hôm nayHôm nay : 3501

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 85437

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8536214