Trang nhất » Tin Tức » HOẰNG PHÁP

TRƯỞNG LÃO BAKKULA

Thứ hai - 23/04/2012 13:37

Đệ nhất hạnh vô bệnh

I. Gia thế:

Trước khi Đức Thế Tôn xuất hiện trên thế gian, tại thành Kosambi, gia đình vị Tế sư nọ ở Kosambi có một đứa con trai. Một hôm, người vú nuôi bồng đứa bé ra bờ sông Yamunā để tắm, vì theo quan niệm Bà-la-môn thì khi tắm nước của dòng sông này sẽ được sức khỏe. Bất ngờ, có một con cá kình rất lớn vồ lên và nuốt mất đứa bé từ trong tay người vú nuôi.

Con cá đó không bao lâu sau thì bị một ngư phủ câu được và đem vào thành Bāranasī bán. Lúc bấy giờ, phu nhân của vị Tế sư đi chợ ngang qua liền thấy con cá quá to nên muốn mua về. Khi về đến nhà, lúc mổ bụng để làm thịt thì thấy có một đứa bé nằm trong bụng con cá. Biết đứa bé còn sống nên ông bà nhận đứa bé làm con nuôi của mình. Đây cũng là phần phước duyên của một vị đã tạo đủ Ba-la-mật để chứng đắc A-la-hán trong kiếp này.

Nói về gia đình vợ chồng ông trưởng giả ở thành Kosambi, hai ông bà rất đau khổ khi bị mất đứa con yêu quý và vẫn nuôi hy vọng đứa bé vẫn còn sống nên cho người đi dò la tung tích khắp mọi nơi. Chẳng bao lâu thì được tin báo con trai mình vẫn còn sống và hiện đang ở Bāranasī, hai ông bà liền đi đến đó xin nhận lại đứa con trai nhưng gia đình cha mẹ nuôi không đồng ý. Sự việc không được thỏa thuận nên trình lên đức vua. Đức vua nghe xong câu chuyện liền phán rằng: “Cả hai gia đình đều có công và yêu mến đứa bé, vậy đứa bé là con của cả hai gia đình, sau này sẽ thừa tự tài sản của hai gia đình”. Do sự kiện đó, đứa bé được đặt tên là Bakkula, nghĩa là người của hai gia đình.

Đứa bé lớn lên trong sự chăm sóc và giáo dục của hai gia đình. Về sau được thừa tự 800 triệu đồng tiền vàng Kahāpaṇa. Hiển nhiên trở thành một vị trưởng giả giàu có với sự nghiệp gia tài đồ sộ lúc đương thời.

II. Xuất gia:

Hưởng thụ mọi thú vui thế gian suốt 80 năm, trưởng giả Bakkula không hề biết đến bệnh là gì. Nhưng do duyên lành đã tròn đủ, một hôm, sau khi được nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp đã khởi niềm tin và muốn được đi xuất gia trong giáo pháp.

Vì xuất gia lúc tuổi cao nên Tỳ-khưu Bakkula nỗ lực phát triển sức mạnh của thiền quán Vipassanā nên chỉ sau 7 ngày từ khi xuất gia, vào ngày thứ 8, Tỳ-khưu Bakkula đã chứng đạt được tất cả các pháp thượng nhân của một bậc thinh văn A-la-hán (Tam minh, Lục thông, Tứ tuệ phân tích).

Ngài là một trong bốn vị đại đệ tử có đại thần thông thuộc hàng thâm hậu nhất trong các vị đệ tử (bốn vị đó là Tôn giả Sāriputta, Tôn giả Moggallāna, Tôn giả Bakkula và Trưởng lão Ni Yasodharā).

Trong cuộc đời xuất gia của ngài, Tôn giả Bakkula có nhiều đặc hạnh rất đặc biệt, một vài ví dụ điển hình như là:

- Không bao giờ khởi lên dục tưởng.

- Không bao giờ khởi lên sân tưởng.

- Không bao giờ khởi lên dục tầm.

- Không bao giờ khởi lên sân tầm, não hại tầm.

- Không bao giờ nhận y của cư sĩ.

- Không bao giờ may y Kaṭhina.

- Không bao giờ nhận lời mời đi thọ thực.

- Không bao giờ thuyết pháp cho nữ nhân.

- Không bao giờ thuyết pháp cho Tỳ-khưu ni, sa di ni, học nữ.

- Không bao giờ làm thầy tế độ cho vị nào xuất gia.

- Không bao giờ làm thấy yết ma hoặc thầy y chỉ.

- Không bao giờ nhờ vị sa di nào phục dịch mình.

- Không bao giờ có tật bệnh.

- Không bao giờ nằm dựa vào tấm gỗ.

- Không bao giờ nằm dài mà ngủ.

Ngài còn được Đức Thế Tôn tán dương là một vị Thinh văn đệ nhất về hạnh vô bệnh trong hàng đệ tử.

Và cũng có lẽ, Ngài là một vị thánh đệ tử có tuổi đời và tuổi hạ cao nhất trong Phật giáo. Ngài xuất gia năm 80 tuổi, hạ lạp được 80 hạ, Ngài viên tịch Níp-bàn năm 160 tuổi.

III. Tiền thân:

Vào thời kỳ Đức Phật Anomadassī, Ngài sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn nhưng sau đó đi vào rừng xuất gia làm đạo sĩ, rồi chứng đạt được bát thiền ngũ thông. Khi biết được Đức Phật đang thuyết pháp độ đời thì đạo sĩ liền đi đến nghe pháp. Sau khi nghe pháp đã phát khởi niềm tin và đã xin quy y Tam bảo. Một lần nọ, đạo sĩ biết Đức Thế Tôn bị bệnh đau bụng nên liền đến dâng thuốc cho Ngài sử dụng. Với phước báu đó, đạo sĩ phát nguyện trong vòng luân hồi sẽ trở thành một người vô bệnh.

Vào thời kỳĐức Phật Padumuttara, Ngài sanh ra trong một gia đình giàu có tại thành Haṃsavatī. Một hôm, đi đến tịnh xá nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp thì thấy được Đức Thế Tôn đang tán dương một vị Tỳ-khưu có đặc hạnh đệ nhất về sự vô bệnh trong hàng Thinh văn đệ tử. Chàng thanh niên đó hoan hỷ nên đã thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng đến tư gia làm phước cúng dường. Sau khi làm phước, chàng quỳ trước Đức Phật và phát nguyện muốn trở thành vị Thinh văn đệ tử đệ nhất về hạnh vô bệnh trong thời của Đức Phật vị lai.

IV. Kệ ngôn của Ngài Bakkula:

“Với ai những công việc

Cần phải làm từ trước

Về sau vị ấy mới

Có ý định muốn làm

Vị ấy tự phá hoại

Căn cứ địa an lạc

Về sau chịu khổ đau

Trong nung nấu hối tiếc”. (225)

“Hãy nói điều có làm

Không nói điều không làm

Bậc hiền trí biết rõ

Người chỉ nói, không làm”. (226)

“Níp bàn nhiệm màu lạc

Bậc Chánh Giác thuyết giảng

Không sầu muộn là tham

Thật sự là an ổn

Tại đấy, sự đau khổ

Được đoạn diệt hoàn toàn”. (227)

Tác giả bài viết: theo kinh Đại Tạng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 16


Hôm nayHôm nay : 3177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 89695

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8540472