Nhơn Duyên Của Mỗi Qủa Địa Cầu

Cũng như một em bé, lấy ống trúc chấm bọt xà bông, thổi phù ra, hơi lên mạnh, vẹt chất xà bông, cuốn tròn làm bọt và bay lững đững. -Trích từ Phẩm Võ Trụ Quan từ bộ Chơn Lý cửa Tổ Sư Minh Đăng Quang
Nhơn Duyên Của Mỗi Qủa Địa Cầu
  • Ta là tất cả đó mà
    Ở trong Võ Trụ một nhà nhân duyên
    Hợp tan là lẽ tự nhiên
    Cho nên đừng có ưu phiền mà chi.
    Minh-Quang tỏ rạng tà huy
    Mạch nguồn rúng động thiên di mấy lần
    Trong tử lại có sự sanh
    Trong sanh có tử ngọn ngành là đâu.
    Tàn tiêu như đám mây bay
    Lẽ sanh lẽ hóa hết ngày lại đêm
  • Thẳm sâu Võ Trụ điềm nhiên
    Giữa không và có Nhân-thiên khác nào.
    Cái không mà lấy ra xem
    Khác nào mù-quáng làm hoen mắt mình
    Cho dù là bóng là hình
    Cũng thời tàn cuộc điêu linh mấy hồi.
    Vạn vật tương đối đó thôi
    Có không, không có...mây trôi kiếp nào
    Nếu mà đức hạnh dồi trao
    Sẽ thành bậc trí thanh cao cõi người.
    Sự là có, lý là không
    Cho nên đừng có đèo bồng mà chi
    Rốt rồi cũng bỏ mà đi
    Cửa nhà vật chất có chi đâu là
    Ngẫm từ lý- sự tâm ta
    Lên thuyền Bát nhã mà qua bến bờ
    Lý trở về sự là mơ
    Sự từ lý, lý sinh sự nên thơ ta bà.
    Lửa từ sáng thế sinh ra
    Địa cầu nổ-xẹp tha ma núi đồi
    Lớp dày lớp mỏng tích bồi
    Về sau đất nặng lóng nơi cuối cùng.
    Hơi thì nhẹ hẫng lên trên
    Nước ở chặng giữa bồng bềnh mà trôi
    Rồi khi cái cũ thu hồi
    Cái mới sanh khởi tùy thời phát sinh.
    Mỗi quả địa cầu thành hình
    Như bọt bong bóng phùng phình tròn to
    Như thân đứa trẻ nằm co
    Nương thân thể mẹ sầu lo tháng ngày.
    Lửa bốc lên và thổi bay
    Làm cho trái đất lăn quay cuộn tròn
    Luân hồi sinh tử mất- còn
    Lâu mau hay chậm cũng hòn đất thôi.
    Thác rồi nằm xuống mồ côi
    Nhơn duyên tan hợp có rồi lại không
  • Không không có có trên đời
    Vi trùng chết yểu thân người là đây.
    Sống cùng muôn thú cỏ cây
    Hòa chung sự sống đừng đày đọa nhau
    Để cho duyên kiếp mai sau
    Võ Trụ sanh hóa gặp nhau mấy hồi?

Tác giả bài viết: Ngọc Kỳ Lân- Cư Sĩ Thiện Hưng