THẦN MẬT

Phép thần thông có là do ba cái mật : thân mật, khẩu mật, ý mật. Thân mật là không hay làm. Y mật là không hay tưởng nhớ. Ba cái mật là ba sự kín đáo bên trong, nói, làm, tưởng, không cho phát lộ ra ngoài. Làm, nói sanh ra tưởng loạn. Không làm, không nói thì tưởng định. Thân, khẩu sanh ra ý, và khi không còn thân, khảu là không còn ý. Cái ý của thân, khẩu bên ngoài, là ý loạn.
THẦN MẬT

 

Phép thần thông có là do ba cái mật : thân mật, khẩu mật, ý mật.

Thân mật là không hay làm.

Y mật là không hay tưởng nhớ.

Ba cái mật là ba sự kín đáo bên trong, nói, làm, tưởng, không cho phát lộ ra ngoài.

Làm, nói sanh ra tưởng loạn. Không làm, không nói thì tưởng định. Thân, khẩu sanh ra ý, và khi không còn thân, khảu là không còn ý.

Cái ý của thân, khẩu bên ngoài, là ý loạn.

Và cái ý của thân, khẩu bên trong, hay là không còn thân, khẩu, thì ý định. Ý định gọi là chơn-như, hay là không có ý. Nghĩa là không có ý vọng động. Cũng như vỏ ruột sanh ra cái ngòi mộng. Ngòi mộng sanh ra cây, cây còn vỏ ruột mộng mất. Cái ý trước là ngòi mộng, cái ý sau là cây. Cây là phép thần thông, phép thần thông là do ý mật. Ma qủy không có nói làm, ý mật với linh thiêng. Vậy nên phép thần  thông có là do ý mật, mà ý mật phải do nơi thân mật khẩu mật.

Thân, khẩu, ý ẩn mật kín đáo, cũng như cái hột còn tốt nguyên vẹn chẳng hư hao. Một cái hột kín đáo tròn trịa không nứt bể, ruột chẳng hở lòi, ngòi mộng không sứt gãy, thì chắc chắn sẽ sinh cây, vỏ ruột ấy chắc-chắn sẽ nuôi được ngòi mộng, và hương vị thật hoàn-toàn, tánh chất nguyên vẹn.

Một cái hột sống, là vỏ ruột mộng không hở bể. Một cái tâm chơn, là thân mật, khẩu mật ý mật. Bởi thân mật, khẩu mật, mới sanh ý mật, ý mật là thần thông, vậy nên gọi phép thần-thông có là do ba cái mật. Trong ba cái mật này, thì thân khẩu kể như không có, ví dầu đang có cũng như không, cho nên kẻ chết người sống cũng như nhau, kẻ sống tập thân mật, khẩu mật, nhưng người chết không có thân khẩu, thế nên kẻ sống người chết đều có đủ ba cái mật. Trong ba cái mật ấy, thân, khẩu nuôi ý, và phép thần-thông có là do ý mật.

Tâm-hồn của người ta có ba phần : linh, giác và thần. Thần là sự sống, giác là cái biết, linh là linh nghiệm. Người sống đời, có sống, có biết, mà không linh-nghiệm, thì cũng như kẻ thiếu bộ máy ngũ tạng, giữa thân mình, kẻ ấy không sao sống được, biết được. Người ở đời phải bị muôn ngàn sự hiếp đáp, người không được toại ý, người biết vật-chất là ác-trược giả-dối khổ-sở, mà người phải ôm đeo theomã mãi muôn đời ngàn kiếp, là tại thiếu sự linh-nghiệm thần thông. Sự linh-nghiệm thần-thông thiếu là bởi vọng-động bên ngoài, mảng lo làm, nói nhớ tưởng, mất cái tự-nhiên yên-lặng. Tự-nhiên yên-lăng là linh có sẵn chớ chẳng đợi tìm đâu. Ai ai cũng có linh-thiêng hết, sống chết đều linh, không linh là tại người kia vọng-động, nơi chổ tự-nhiên yên-lặng, hòn đá sẽ linh, cái cây sẽ linh, cục đất còn linh, huống chi người ta sao lại chẳng linh ? Đúng chơn-lý sự thật của mỗi chúng-sanh là tự-nhiên yên-lặng, chơn nguyên linh-ứng, tất cả chúng-sanh đều đang ở trongcái yên-lặng phủ-trùm, giờ phút nào không vọng-động là tự-nhiên yên-lặng.

Tại vì họ lạc lầm say mê giả-dối cảnh vật bên ngoài, bỏ mất thần-thống bám níu theo trần, để phải không ta, không của ta, vô-thường khổ não, thầt là đáng tiếc. Nhưng trong khi ấy, nếu lúc nào họ chịu bỏ trần, ở vào trong cái tự nhiên yên-lặng, tức là linh-thiêng trở lại. Cũng như mặt kiếng, bên ngoài không dính bụi, tức thì sáng rỡ. Người ta mắc phải tai-nạn chết thảm, là cũngtại nơi sự lo tưởng nói làm.

Một cái hột nứt vỏ, ruột hôi, thúi mộng, thì không còn dùng được. Một bông hoa quý giá, là bởi nơi sự búpkín. Một cái tâm-hồn tốt đẹp, là bởi ba cái mật, không ai xem thấy kiếm-tìm nó được. Một viên ngọc vô giá là bởi món ít có và khó gặp.

Vậy nên những kẻ tu tâm là giữ-gìn ba cái mật, cho thật hoàn-toàn ẩn bên trong kín-đáo. Tức là kẻ ấy biết sống bằng linh-hồn, kẻ ấy sống trong hai cảnh giới, có thân khẩu và không thân khẩu; người thông suốt trong cõi hữu-vi và vô-vi; người ta không còn tai-nạn sợ-sệt chi nữa hết.

Một sức mạnh ngoài sự ước-lượng, một sức mạnh toàn năng, một sức mạnh tài hay giỏi lạ, một thần-lực không ai sánh kịp, tức là ba cái mật, cái ấy dời non lấp biển, động-địa kinh-thiên, việc chi dầu nhỏ nhít tới đâu, dầu lớn lao thế mấy, nó cũng làm xong tức khắc, không chút nhọc-mệt. Người được toàn-giác, người được sống đời,, người làm chủ thì giờ sống chết, người muốn sao cũng được, người sai khiến tất cả, người bay cùng khắp nơi, cả thảy đều do ba cái mật, là một sức mạnh.

Trần thế không có gì ngăn bít được người, người ở đi trong cái gì cũng được. Ngườibiết được qúa-khứ vị-lai không phải đơi ai cần dạy, người nhớ ra hết thảy từ muôn kiếp, người biết rõ ý-niệm trong tâm người, người thấp khắp cùng, ngươì nghe khắp cùng, người biết mạng số tất cả, người được an-hòa bình-tỉnh nghị-lực, một sức mạnh, một cứng rắn, ấy là ba cái mật của tự-nhiên ; yên-lặng, mà người ta thường gọi đó là phép thần thông.

Mặt nước đặc là bởi không xao động, một linh hồn cứng chắc là bởi không [phiền não.

Một cục sắc đỏ dưới nhác búa của người thợ rèn lửa văng tứ phía, cục sắc ấy bể lần. Sự phóng tâm loạn vọng làm tổn hại tâm người, cuĩng y như thế, nó làm cho tâm phải mềm yếu, bể nát là lần hồi tiêu hoại. Cái ý bị tan nát không còn nguyên khối, là không còn sức mạnh. Cũng y như thế, là bởi xúc-phạm đối-chọi với vật sắc bên ngoài mà nó phải hao mòn.

Một người chuyên môn quán-tưởng một việc, lâu gày cái ý định trụ, thành ra một sức mạnh linh-thiêng. Một người thôi miên học nhờ chăm chú một việc ngưng bỏ nói làm, cái tư-tưởng gom hiệp thành một sức-lực. Người tu tập thần nhãn, nhìn nhó ngay ngọc đèn, ngôi sao, mặt trăng, mặt trời, tập lần-lần, cho ý định trụ, nó sẽ có một thần-lực, người ta có thể dùng mắt khei61n sai qủy thần, bảo đứng bảo đi, bảo bay bảo chạy, bằng thần nhãn ấy. Vì mắt là thần, chủ của tâm, tâm thường ở nơi mắt, vì vậy mà mắt ma là loạn, mắt Phật là định.

Một người lực sĩ muốn nhấc bổng một khối đá to phải gom đủ sức của ba cái mật :m miệng phải ngậm kín lại nói thầm bên trong rằng : phải nhẹ lên ! Thân phải rùng mình lấy sức-lực ! Ý phải tưởng-tượng xem coi khối đá ấy nhẹ lên như thúng trấu ! Gồm đủ ba cái sức-lực ấy, cục đá qủa-nhiên nhẹ lên như thúng trấu. MỘt người võ sĩ mới tấp võ-nghệ, miệng họ thét đều, thì tay chưn phải theo liần với miệng, và cái ý của họ phải gắng y theo chổ đó. Cũng như người đi xe máy, cái ý tại đâu là chân tay đến đó, miệng họ cũng nói theo cái ý. Một người tài xế xe hơi, bánh xa đi theo chân miệng ý. Kẻ nhỏ thân, miệng ló lộ ra ngoài. Người lớn thì thân, miệng, ýấn kín bên trong ! Dầu làm việc chi cũng vậy, thân khẩu ý rời-rạc là không kết qủa. Miệng nói bên này thì tay không thể làm việc bên kia, ý lo việc khác thì miệng không nói được việc đàng nầy...

Một người thân, khẩu, ý chưa trọn ác, thì chưa được gọi là trọn ác. Cũng như nói thiện, làm thiện mà ý tưởngkhông thiện, thì chưa được gọi là một hạt giống thiện. Thiếu một phần thì không thành tựu hột giống. Thân, khẩu, ý là tâm, là hột giống. Vậy nên tu tâm là thân, khẩ, ý phải giữ-gìn trau sửa, cho được tự-nhiên vắng- lặng, ẩn mặt kín-đáo trở lại, bởi chúng-sanh là đã tập quen tánh xao-động bên ngoài từ lâu, tự mình tạo sanh khổ-nạn.

Muốn tập giữ ba cái mật, không phải dễ, người ta cần phải mượn đức tin, mượn phép hộ-niệm, để cho được sự tinh-tấn bất thối. Cũng như là mượn sự chứng- kiến, sự giúp đỡ của một kẻ khác, sự gìn giữ bởi một kẻ khác. Trước khi thật hành đến ba cái mật, người ta niệm tưởng đến một danh hiệu Phật mà họ ưa thích hơn hết, hoặc tự họ đặt ra một cái tên Tiên Phật gì đó, họ tin-tưởng như là có thiệt, ở trước mặt, ở trên đầu, ở sau lưng, hay là ở vào trong thân miệng ý, nhờ như thế mà họ tinh-tấn và kết qủa linh-thiêng.

Cũng vì thế mà người ta hiểu lầm là : có tin mới có linh ! Chớ họ không biết cái linh ấy là do tư-tưởng của thân, khẩu, ý mật ! Mà cũng không phải như vậy, có tin mới có mật, không tin không có mật, vì không có đức tin, thì không thành-tựu việc chi hết. Cũng như người làm ruộng, mua bán, thiếu đức tin thì không thật-hành được. Có đức tin, có hy-vọng, có chắn-chắn kết qủa, thì ta mới có siêng-năng gắng chí.

Vậy ta nên phải mượn lấy đức tin, dầu không có. Tiên Phật đi nữa ta cũng phải tin là có, như vậy dễ bề cho ta hành đạo.

Cũng như các nhà sư thường hay bịa đặt ra tên Phật, Thánh, Thần, Tiên, các Ngài vẽ vòng pháp chung-quanh chỗ ngồi rồi đặt tên vị nầy vị kia trấn giữ, tin tưởng như có thật, để trấn tịnh chơn tâm, để cho tâm mạnh-mẽ cứnÿÿÿõi, không sợ-sệt. Cũng vì thế mà các sư hay chế ra chơn ngôn pháp ấn, đặt tên Phật Thánh nầy kia, rồi chăm chú quán-tưởng trụ tâm, thân, khẩu, ý không cho loạn vọng. Là phát sanh thần-mật. Người ta luyện tập các câu chú, quán nhìn chữ, niệm mãi danh hiệu Phật, bằng đức tin, để tạo thành ba cái mật, phát thần-thông cũng được. Nhứ thế cũng là pháplàm cho lục-căn thanh-tịnh, hày là ba nghiệp trong sạch, thì thần-thông xuất hiện.

Vì trong định thì có qủa linh và đạo-lý, trong yên lặng thì có trí huệ và thần- thông. Mà muốn định yên lặng thì phải nhớ niệm, có giữ một niệm thì ghi nhớ một việc, một chỗ thì thân, khẩu, ý mới định, phát sanh thần mật. Có tầm tõi quán xét, một câu một nghĩa lý, thấu đáo được nghĩa lý thì tâm mới được sự mừng vui trong sạch và yên-lặng, trong cái chơn như là ý yên-lặng chăm chú, một sự gì là thân, khẩu, ý yên-lặng !!! bao nhiêu muôn, ngàn, triệu, ức pháp, pháp nào cũng có thê làm cho pháp sanh thần-mật, pháp nào cũng có thể làm cho lục-căn thanh-tịnh, pháp nào cũng có thể làm cho tam nghiệp yên-lặng được ; Nhưng mà khó nhứt là sự bền công, vì vậy nên phải mượn tạm đức tin hay là bổn nguyện...

Muốn định thì phải giữ giới, thiện lành trong sạch đã, thì mới mong phát đạt trí-huệ thành Phật. Trí-huệ là sự quán xét diệt trừ Phiền-não, để bảo giữ cái định là thần mật.

Ma quỷ kia cũng định, cũng đắc thần-mật linh-thiêng, nhưng khác hơn Phật, là ma qủy không có trí-huệ, và không có giữ giới thiện lành trong sạch. Nếu không có giới-huệ, thì định chẳng bền lâu, phép linh có ngày mất. Kẻ tàn ác mà có phép linh, thật là nguy hiểm cho tánh mạng nó, nó sẽ tự cao, nó sẽ ham danh lợi, người ta càng tôn nó, thì tội ác của nó càng sanh, sự tà quấy cuả nó càng trội, tram-sân-si phiền-não càng dấy, phép thần thông của nó sẽ mất, lại bị sa vào địa-ngục, vì tật chướng lậm mang, không thế gì ra khỏi đặng.

Vậy nên người  tu phải biết rằng : quả linh vốn sẵn có tự nhiên nơi yên-lặng, chớ không phải tìm kiếm mong cầu theo niệm ấy ! Mà người tu là nên phải biết quý tâm thần-mật để diệt trừ phiền-não, tội lỗi sái quấy thôi ! Hay hơn nữa là tu để cho tâm hồn tốt đẹp quý-báu, giúp ích cho đời đặng đền ơn cho chúng-sanh và Tam-bảo, như thế mới dứt trừ được nghiệp tội ! Vì gốc của chúng-sanh là tội khổ, cần phải tránh sự tự-cao,đọa-lạc. Như thế thì phép linh là phụ thuộc, chỉ có trí-huệ, tâm-chơn mới thật là của cải !

Nhưng có phép linh cũng đỡ chota được nhiều việc nơi thân xác,cũng đôi khi gíup ích cho chúng-sanh trong cơn tai nạn ! Có như thế họ mới dạn-dĩ ham tu,vì phần nhiều có kẻ thấy phép thiện hiện,cùng phép ý sanh thân, và các phép thần thông biến hoá của Phật là linh-thiêng,chớ họ chưa hiểu biết Phậ tlà Niết-Bàn chơn-như trí-tuệ.

Một người đi núi là bởi tin-tưởng Thần-Tiên, họ đi mỗi bước, hằng tưỏng có Thần-tiên nơi trên đầu trước mặt, đi bộ lên nửa chừng,dốc núi, dầu mệt tới đâu, mà miệng nói thầm : khỏe khỏe,chân cố gượng đi như khỏe thật, ý tưởng đã khỏe rồi như ngày thường,thêm nhờ mượn đức tin nơi Thần-Tiên,thế là họ khỏe thật, họ có thể đi cả ba hòn núi nữa cũng chưa biết mệt, thật là thần diệu. Chính đức tin và ba cái mật thành tựu sự linh-ứng,chớ không có vị Thần Tiên nào nơi đó cả.

Một người đi đường xa đói bụng quá, họ nhớ lại ưa ăn bánh ngọt, họ tưởng-tượng ăn năm cái bánh, đã vào bao tử, và tay chân họ cử động như lúc ăn no, thế là họ sẽ thấy ngọt miệng no bụng, tinh thần hăng-hái trở lại ! Và nếu họ giữ mãi đề-mục ấy nơi thân, khẩu, ý, thêm mượn đức tin nguyện vái nơi một vị Phật Tiên hoài, thì dầu cho họ có nhịn thêm một ngày,một bữa, hoặc bao lâu nữa cũng được, nếu tâm không xao lãng !

Một người kia đầu mắc phải bệnh đại tiểu, bịnh chỉ trong thân thể, nóng lạnh,ngăn hơi,tim mệt, nhức đầu v...v..,

Người ta cũngdùng đức tin và ba cái mật đối trị nó, thật là phương thuốc cấp-tốc tạm thời hay lắm, cáikết quả thật kà kỳ diệu : Giả như một người muốn giỗ giấc ngủ, người liền váy nguyện một vị Phật tiên, cho có đức tin, rồi người nói nhầm liên tiếp : ngủ, ngủ ; ý tưởng-tượng theo hơi thở điều hoà  như lúc ngủ, và thân mình xemnhư yếu-xụi, không còn biết nữa thế là họ sẽ ngủ rất dễ -dàng. Bằng chẳngvậy họ đếm một hai, hoặc đếm hơi thở, tưởng-tượng như đã ngủ, thân mình không biết đến sự cử động, thế cũng là ngủ được.

Một người bị uất khí uất chận lại ngăn chớn thủy,người niệm tưởng danh hiệu mộtvị Phật để mượn đức tin gia-hộ, người nói trong trí liên tiếp rằng : Thông xuống, trong ý tưởng tượng rằng hơi đã trút xuống rồi và khi ấy người thở hơi dài, hít hơi vô khỏi rún, phình bụng dưới ra, và thở hơi ra tóp bụng dưới lại, tay chơn cử-động như thường, như thế trong vài phút thì khí uất tan mất,rất linh nghiệm.

Cũng như một người kia tin tưởng nơi một vị Phật lâu ngày cho thân,khẩu, ý hiệp một, khi có việc chi là họ chỉ định thần gom ba cái mật lại : muốn có là có, muốn không là không, muốncònlà còn, muốn hết là hết. Là do sự nhứt định ấn huyết , tin chắc không sai chạy.

Một người đứt tay, sợ-sệt nhút-nhát, nói đau đau càng rên la,càng đau thêm. Một người tướng bị chặt đứt tay, đứt chơn, đứt thân mình, bị chặt đứt rớt mất đầu,mà ngồi yên trên lưng ngựa, còn hăng hái múa gươm,những sự ấy chỉchota thấy rõ tin-thần mạnh-mẽ của ba cái mật.

Người ta sốnf đời mà càng sơ, càng thối nát, là càng loạn lạc thất bại. Kẻ có tinh-thần, thì lúc nào cũng thản-nhiên bình-tĩnh như không, kẻ ấy sẽ sáng-suốt thông minh lắm, họ sẽ thành công trong mọi việc.

Một người sợ ma quỷ là ma quỷ có,ma quỷ nhập, cũng như trong ngũ-tạng, thiếu chất ăn nào là nó sẽ thèm. Người sợ ôn-dịch bắt, là bởi trongmình đang yếu đuối nên họ mới sợ và thời khí mới chụp được.Một người không đau vì tánh lười biếng. Vì muốn cho người xem mình quan trọng, giả bộ yếu đau, miệng đãi nói đau, tay chân đơ xụi ý tưỡng mính đau tin tưởng như qủy thần bắt phạt, kẻ ấy sẽ đau thiệt, thầy thuốc không thế gì trị được, nếu kẻ ấy còn giữ cái niệm tưởng đó mãi.

Một người tư tưởng tình-ái, một người thất-vọng, kẻ ấy muốn chết, muốn đau, kẻ ấy không muốn cử động chi nữa, mất tinh-thần. Kẻ ấy đau bằng tư tưởng không có thuốc gì chữa được, bởi ba cái mật đã đau, không còn năng lực.

Một người con chí hiếu, ốm-nặng, cha già lụm cụm tới thăm, con thương cha, nói mình đã mạnh, ý tưởng xem như lúv mạnh taychơn rán cử-động, lại thêm tin tưởng cầu vái Phật trời, thế là người sẽ nhỏm ngay dậy, đi đứng vui-vẽ như thường, dầu nhịn ăn nhiều ngày cũng không biết mệt.

Một kẻ yếu tinh-thần, vì lúc nào cũng sợ, cũng thấy mình bệnh, người ta thình-lình xô nó té xuống sông, làm cho giựt mình hoảng-hốt, sợ chết, hăng-hái, can-đảm lội vô bờ, thế là hết bịnh, là trở nên can-đảm. Một người vì tánh ghét, tánh giận, tánh lo, tánh buồn, tánh sợ, kẻ ấy ngũ-tạng đều teo xếp lại, sanh bịnh, sẽ xấu xa, mau già khô héo, vì bợi thiếu tinh thần và thân khẩu ý không dung hợp, khó uống thuốc.

Một người chết tay chơn đã lạnh, thế là trái tim hết đập nhảy mà còn ấm, mắt còn mở, là họ còn nuối chờ con cháu, trong khi ấy họ lấy tinh-thần chốnÿÿÿự lại, họ khấn vái Phật Trời, miệng nói thầm : Khoan ! chậm, khoan ! chậm, thân mình cố gượng và ý tưởng thấy mình đang sống, phải sống. Kẻ ấy không bao giờ chết được, dầu nằm đó cả trăm ngày, trừ phi lúc nào con cháu, người mong đợi đã đến, an ủi họ, đã yên lòng, bằn glòng chịu chết, họ cầu vái Phật trời chohọ chết, miệng nói chết, chết, tay chơn xuôi lạnh, và ý tưởng xem như mình đã chết, thế là họ sẽ chết. Cũng vì tinh-thần quyết định chốnÿÿÿự mạnh-mẽ uất khí không tan đó, mà có kẻ lại thành ma quái, một khi xác thân họ đã không còn. Một vị thần linh vì thù giặc nước, uất khí không tan cũng như vậy.

Trai gái son trinh tiết sạch, không tự mình có chi phei62n-não, khi chết đi oan-ức, thần mật mạnh-mẽ trở nên tinh quỷ cũng y như vậy.

Một người chết nhất định ngày giờ, tự họ làm chủ ngày giờ, họ sẽ làm cho thầu thuốc thua cuộc ; bịnh họ quan thầy thuốc nói ba ngày sẽ chết, nhằm ngày mùng ba, nhưng người bịnh lại muốn chết ngày rằm, họ cầu nguyện lấy đức tin, ý tưởng sống đến ngày rằm, miệng nói thầm chưa chết, và thân mình cố gưọng lại, tưởng xem như mạnh không đau, rán kềm ăn uống, thế là ngày mùng ba không chết, mặc dù hai lá phổi đã bể nát, hai lá gan đã thúi mục chẳng hạn. Khi đúng ngày rằm họ muốn chết, 12 giờ trưa, gần tới giờ, họ sữa-soạn ngồi ngay phương hướng, bấy giờ họ nói chết, chết, ý tưởng-tượng đã chết, thân không cựa quậy, họ cầu xin trời Phật cho chết, thế là chết thiệt.

Một người kia quan thầy xem bịnh, nói ba tháng phải chết, người ấy muốn chết ngày Ba mươi trong tháng naỳ, nay đã 25, chỉ còn năm ngàynữa, họ liệu chừng sức họ, họ cầu vái một vị Phật nào đó, cầu xin sự chết, miệng nói chết chết trong, thân mình xuôi liệt, không ăn uống và tưởng-tượng cái chết lần đến ngày ba mươi ấy, thế là họ sẽ chết đúng ngày giờ nhứt định, thắng cuộc quan thầy chắc chắn. Có như thế chúng ta mới thấy rõ, trong lúc bình thường, cái sống chết mạnh đau, là tại món ăn thức uống tự bên trong, chớ vật-chất bên ngoài, bà con quyến thuộcvốn là phụ thuộc, không quan trọng cho lắm.

Một người có bịnh, bao giờ cũng có những mộng điềm báo trước, rằng họ sẽ chết, ngưòi bịnh tỉnh-táo là sẽ biết được, họ biết chắc được những chứng bịnh trong mình họ, và như người ấy là tín-đồ trong một đạo giáo, họ nhờ chăm chú niệm Phật, niệm trời, một vị Tiên Thánh nào, để làm cho đức tin đầy đủ, và ba cái mật gom trụ, tức là họ tự quyết định được ngày giờ, rất dễ.

Một kẻ có tu từ đời trước, đời nay không vào đạo giáo nào, mà căn lành còn đú sẳn, không ác, không tham, không loạn, kẻ ấy thười nghiêm-nghị tỉnh-táo, họ sẽ cảm nhận thấy rõ những mộng điềm, dầu không đau, họ cũng biết mình sẽ chết, họ sẽ lựa chọn ngày giờ, dầu không có đức tin, chỉ có ba cái mật nơi thân, khẩu, ý không tư-lự, họ cũng được toại nguyện khoẽ- khao81n.

Có người cư-sĩ ngày thường vọng-động, lúc đau được tịnh-định, ba mật tròn đủ, đức tin thẳng  ngay, họ đắc thần-thông trong giờ bỏ xác, hay họ dùng phép thần-thông mới đắc, mà hủy bỏ xác thân họ, hay họ xuất hiện thần-thông trong lúc lâm chung, cho người xem thấy, để tập noi gương.

Một ngườixuất-gia tu thiền-định, mượn đức tin và gom ba cái mật, cũng như người sắp chết, không còn tiếc gì ngoài sự, không còn biết gì thân, khẩu, ý phàm, họ là một năng lực ý chí, là tư tưởng, là sức mạnh, là phép thần, sự ling-diệu ấy làm cho họ bay bổng trên không, hóa hiện hào-quang, biến đủ thân hình, biết rõ tất cả, cũng như người không còn thân xác, họ là Phật Tiên hiện tại, bởi chứng đắc thần-thông.

Phép thần-thông do ba cái mật, của người nhập-định. Phép thần-thông, sẽ xuất hiện từ lần theo mỗi bực định, ấy là ấn-chứng của sự tu, kết từng loại qủa. Mà những kẻ có tâm hồn đầy đủ, ai cũng thấy là rất cần không thể thiếu sót được.

Phép thần-thông có là do tự nhiên yên lặnÿÿÿhơn thật, chớ chẳng phải mong cầu hoặc ai cho được.

Phépthần thông có là do sự xa lìa giả cảnh bên ngoài, do sự không phiền não vô tư-lự.

Phép thần thông sẵn có nơi mỗi người, nó có mãi là khi nào tâm người ta định mãi, nó mất đi là khi nào tâm người rối loạn. Tâm loạn là bởi không giới-luật, cũng như nước bị gió, đục bùn, thì chẳng yên lặng chảy thông. Gió hết bùn lặng, thì nước định thông như cũ. Như thế là chúng ta rất tiếc cho những người kia, họ nào có chịu biết cái linh của họ, và chung quanh họ ai cũng vọng-động cả thì làm sao mà thấy có cho họ ; họ đành quên lửng món của cải quý báo vĩnh-viễn hạnh-phúc ấy, mà chỉ ôm đeo theo, cái bọt nước rong rêu, tan hiệp, không có gì hết, mãi chịu khổ nhọc không công sợ-sệt.

Một vị La-Hán đủ lục-thông kia, mà trong tâm xao động, còn phải mất thần-thông, thì còn có ma quỷ nào lại dám tự cao, và người phàm cõi phàm-tục, lý đâu ngô đạt.

Một vị đạo sư ở trên núi tuyết, cởi áo ngồi trần, hơi nóng trong người bốc ra, làm khô 108 cái bao bố nhúng đầy giá ướt, trong một đêm. Một đạo sĩ dùng tư-tưởng làm ra cục lửa dẫn số chạy khắp cả thân mình nóng hực. Một người kia quán tưỏng cục lửa từ bằng cọng nhang, đến bằng cả thân mình, bằng cái nhà, và chạy cả thế giới. Cái ý tưởng mạnh mẽ như thế, là do thânmật, khẩu mật, và ý mật.

Các nhà sư ở cách núi xa, nói chuyện được với nhau bằng tư tưởng, cũng do ba cái mật của hai người giống nhau. Bậc A-La-Hán mỗi bước chân đi, từ ngọi núi này qua ngọn núi khác cũng bằng ý định. Một vị thiền-sư, khi nhập định ngồi lại là biết tất cả, còn lúc thường xao-động là không hiểu việc chi. MỘt người tham-thiền, đã qua khỏi tầmsát, không còn sự học hỏi ở tự nơi mình nữa, thì trong cái yên lặng tự-nhiên, ứng sanh cảnh vật xúc tiếp điển lành của những vị khác, và cái họchỏi tự nhiên có sự dạy đến, trong cái yên-lặng nó ứng ra, ai nói cũng nhận nghe, vật chi cũng nhìn thấy, biết rõ đựơc tâm người, nhìn xa túc-mạng. Một vị pháp sư đang an tọa nói pháp, gặp đoạn khó-khăn, thì liền nhập-định, sẽ như có người chỉ dạy. Trong cái yên-lặng hiện ra tất-cả, nhớ tất-cả việc từ thuở nhỏ, soi rõ kiếp qúa-khứ vị-lai cùng tột. Trong cái định chơn-như xuất lộ đủ sự linh-ứng tiên tri. Cả thảy cái gì hay giỏi đều được tự nơi ba cái mật của mình có cả, không cần phải ai chỉ dạy. Nó ở trong cái định tự-nhiên yên-lặng. Sự qúy báo của nó là ý an-hòa diệt tận phóng tâm xao-xuyến, làm chủ lấy mình, nó là một vị thần mạnh-mẽ, một nghị-lực, một thắng-lực, một thần-lực, hay một toàn-lực.

Nay nếu tâm ta yên-lặng, thì ta hãy nhân xem ; hôm nay mí mắt trái ta giựt, thịt tay ta run, trái tim ta hồi-họp, ta hãy biên ghi giờ khắc của cử-chỉ nhỏ nhặt ấy, vào một tập nhựt-ký, rồi hãy chờ xem kết-qủa của sự báo tin thế là ta được ghi vào đó một cái kết qủa báo tin. Và rồi mai sao có một việc báo tin tương-tợ hay trái ngược, là ta sẽ bàn ra biết được việc rồi. Cũng như hôm nay con thằn-lằn đeo té bên tay trái, là ta sẽ nói đó là việc không may, do phụ-nữ, và độ-lượng giờ khắc mà nói tuổi tên người theo hình con vật, rồi chờ xem kết qủa mà ghi vào sách. Như vậy ngày kia có con thằn-lằn trắng, té bên tay mặt ta, là ta sẽ ngụ ý mà hiểu được việc. Nhiều năm tỉ-mỉ kinh-nghiệm lần-lần là ta sẽ trở nên một vị bốc-sư tiên-tri đại tài, có nhiều sách điển để lại đời sau. Một ngọn gió lạ, một sự rùng  mình, một con bướm bay, một tiếng chim kêu, một cành cây rớt, một cái lá rụng, một hình chữ gặp thình lình v.v... Không có vật gì là không có ý-nghĩa đối với vị tiên-tri, yên-lặng tự-nhiên trong ba cái mật. Nhờ vậy mà họ hiểu biết, biết hết nhữngviệc sắp đến, một cái tỉ-mỉ công phu. Nhờ sự kinh-nghiệm như một nhà mỹ-thuật, khéo-léo nên họ mới được chỗ hơn người, thô-vụng,. Nhà tiên-tri ấy được thành-công trong yên-lặng, mà chúng ta không ai ngờ, vì chúng ta mãi lãng xao, bỏ qua, quên mất, không hay chú ý đến việc gì cả, lại thêm sự giaỉ-đải chẳng bền công ; mãi móng trông bên ngoài xao-động thì việc gì đối với ta chẳng phải như mờ-quáng ?

Hai người học trò kia học một trường, vào một lượt thế mà một hôm thầy sai hai trò đem thơ đi, lúc trở về, người học trò khó đi sau, nói rằng :

Trước mặt ta đi, có một con voi cái già, đi trước một giờ đồng hồ. Một lát lại nói, con voi cái gaì ấy lại đui một con mắt trái. Một lát lại nói, con voi còn đi cách xa một khúc lộ quanh. Một lát lại nói trên lưng voi có một người đàn bà có thai sáu tháng, và một đứa con gái nhỏ sáu tuổi.

Điều ấy làm cho  người học trò sang đi trước không tin cãi al5i, nhưng đến khi gặp kịp con voi mới biết là đứa học tró khó kia có tiên-tri thần-nhãn. Khi về đến trường trò sang nọ mới mách lại ông thầy, và phân bì sự dạy học chẳng công-bình.

Bấy giờ ông thầy bảo rằng : Không có biết, không có dạy phép tiên-tri thần-nhãn gì cả. Hầy giáo hỏi lại trò khó, nó mới thưa rằng : Bởi nhờ thầy dạy bảo sự chăm-chỉ định-tâm, thân khẩu ý yên-lặng, không vọng động bên ngoài, và sự gắng công tìm xét, mà biết được việc ấy ! Trò ấy biết con voi cái già, là bởi thấy dấu chơn to lớn móng lại ghim sâu, chơn mặt phía sau lún nhiều trên cát ướt ; con voi ấy đi trước một giờ là bởi phân tiểu mới vừa ngụi lạnh ; con voi mù một mắt trái là bởi cỏ bên lề tay mặt, thì có dấu mới đứt ngang, từng vạt, còn cỏ bên lề trái vẫn còn nguyên vẹn. Con voi còn đi cách xa một khúc lộ quanh, là bợi dấu chơn nơi lõm cát ướt, nước còn đang rỉ đọng. Trên lưng voi có một người đàn-bà có thai sáu tháng, và một bé gái sáu tuổi, là bởi xem dấu chơn chỗ con voi đứng ngừng lại, hai người bước xuống, dấu chơn em gái 6 tuổi thì nhỏ và dài ; dấu chơn kia là của đàn bà, mà bên chơn mặt lại nặng hơn, lún sâu nơi chổ đất khô ; ấy cũng là nhờ ba cái mật, chẳng bận-rộn việc ngoài, nên nhận ra thấy hiểu.

Cũng như các nhà trinh thám, lạnh-lùng với tất cả ai-ai việc xã-giao, sự danh-lợi, phiền rộn, người tuy ít nói ít làm, ít lo nhớ, mà người được những thành-công bí-mật không ai tìm ra được.

Một nhà sưu-tầm khảo cứu. Một kỹ-sư, vì nghề-nghiệp, vì đạo-thuật. Không bị những phức tạp gàn trở bên ngoài, người ở ấn kín bên trong, không ai thấy được tâm ngưòi, người bí-mật, người phi thường ; người kỳ lạ, người siêu-nhân, người Trời Phật, ai ai cũng như vậy cả, họ chỉ ở trong cõi yên-lặng tự-nhiên, không ai lường biên chép đếm được.

Sự học hỏi của mỗi người, dầu môn học nào cũng vậy, không ai dạy ai được  cả, họ chỉ nương nhau trong bước đầu, rồi sau lại là tự ai nấy đi, đi trên cõi mêng-mông, bao-quát, không còn ai tìm thấy.

Người học đạo nào cũng vậy, họ nương văn-tự, hình-thức một lúc đầu, rồi là họ đi sâu vào trong huyền-bí thâm-u khó gặp. Từ hữu-vi bước đến vô-vi, cũng như thân người, thân thú, thân cỏ cây, thân bỏ đi mà linh hồn đi tới mãi ; cái không cái thật sẽ nối tiếp thay cho cái có cái giả bên ngoài ! linh hồn sẽ còn, xác thịt sẽ mất. Người mà không có thần mật, kẻ ấy như có xác thịt không có linh-hồn. Một người sợ ban đêm, sợ bóng tối, sợ ma qủy, là bởi kẻ ấy thiếu tinh-thần, không có ba cái mật, kẻ ấy sau khi chết rất khổ, gặp cảnh vắng-vẻ sợ lắm, kẻ ấy sẽ ở mãi chổ ồn-ào thiên-hạ đông người. Kẻ ấy luân hồi mãi, khổ mãi, chết mãi, tội lỗi mãi, kẻ ấy không tự chủ, đời của họ phải bị tai-nạn y như cát bụi.

 Ấy vậy, một người tu mà phải giữ gìn ba cái mật, dầu chưa đắc qủa Phật, chớ tinh-thần mạnh-mẽ, là một sức-lực cứng cõi, là một bản-lĩnh phi-thường ; người càng nhập địng thì càng phát thần-thông, càng trang-nghiêm thuần hậu, là càng oai nghi chỉnh-túc.

Người tự-nhiên yên-lặng tránh được tất cả tai hại. Ngưòi được bình-đẳng bực trung, không thái-qúa bất-cập, Niết-Bàn của người là sự trơ-trơ vững chắc im-lìm.

Người đi sâu vào trong cái thật, không còn lạc nẻo lầm đường, lộn quanh trong cái có chằng chịt của thế-gian. Vậy nên sự học của người là học giới, học định, học huệ. Sự tu của người là trau giới, trau định, trau huệ, tức là sự học tu theo lẽ thật đúng phép, mới tránh được sự nguy hiểm của tương-đối, sự giả-dối của lầm-lạc.

Vì đời là cõi lạc-lầm thì hoảng-hốt rối loạn, để phải chịu sự khổ tâm tội-lỗi.Thân tội báo đoạ phạt, càng cay, càng trả, vai mãi trả mãi cũng tạithân nợ càng thêm tội càng lấp ngiệp càng to, khổ-não đã quen, vô-minh che lấp, nhắm mắt đi càng, còn biết đâu phương hướng, con đường, tìm ra giải-thoát ! Khó mà tự giác !

TÓM LẠI : Muốn đắc-sanh thần-mật, thì phải cần giữ giới, gới xuất-gia Khất-sĩ của Tăng, mới đúng giới thanh-tịnh, thu thúc lục-căn, tam-nghiệp. Có giữ giới cụ-túc 250 điều ấy, mới ngăn đứt  được nghiệp trần, tạo nên người giải-thoát ở cảnh vắng êm, nhờ cảnh vắng mới tạo sanh tâm vắng, tâm vắng là miếng đất của Niết-Bàn kỳ-diệu.

Vậy nên người giữ giới, thì phải xuất-gia, ở vườn rừng cốc am, chổ vắng để tu thiền-định.

Năm giới cùng tám giới, là giới mới của tập cư-sĩ, vì còn ở trong trần thế ồn-ào, tập tu bớt khổ giảm tội, chớ chưa có thể đắc trí huệ qủa linh hiện-tại, cư-sĩ rán lắm là sẽ đắc qủa lúc lâm-chung, giống như người mới xuất-giathì liền đắc-qủa. Vì sự đi xuất-gia cũng như người chết. Một cái chết còn thân thì đắc quả còn thân. Hai cái chết ấy, sớm muộn gì ai cũng phải chết, Một cái chết rất vui tự mình chết, hơn là sự chết khổ, bởi ép ngặt ! Mà dầu sao đi nữa, cái chết có đắc-qủa, hơn là cái chết không đắc quả ; vậy ai-ai khá rán bỏ bớt lạc-lầm mê-tríu, để tập cái chết cho quen lần thanh-tịnh.

 Cũng vì thế mà xưa kia người giác-ngộ xuất-gia là để tu, từ trong cái tu sanh ra cái học. Chớ không phải xuất-gia là học, học mãi quên tu, hay chờ chết : khi chết để tâm còn vọng-động ắt phải luân-hồi trở lại. Bởi ham học quên tu, nên đời nay ít ai thành đo đắc qủa, mãi trơn trợt bên ngoài, ít ai được vào sâu trong cái hột. Ít ai chịu nhận xét rằng : Trí-huệ sanh pháp bảo, đúng hơn pháp-bảo sanh trí-huệ, mà có giới định thì mới có huệ. Và chưa có thần-thông thì đâu có trí-huệ, như thế hãy khoan tưởng lầm là mình đắc đạo, chứng qủa chi chi hết.

Tổ sư Minh Đăng Quang