QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂN PHÚC TỰ- TINH XA QUAN ÂM
- Thứ bảy - 31/12/2011 22:12
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phật giáo rất thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử của dân tộc, hòa nhập cùng dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất gần gũi, thân thương với con người Việt Nam. Ngôi chùa Tân Phúc là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho dân làng Thôn Gia Tiến, xã tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và ngôi chùa làng ấy đại diện cho linh hồn của văn hóa thôn, bản sắc dân tộc Việt Nam… theo các vị cao tuổi trong làng kể rằng, ngôi bảo tự này được thành lập đã trên hai trăm năm, nhưng do bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Ngôi chùa bị tàn phá và xập hoàn toàn vào năm 1947.
“Trang sử Phật
Đồng thời là trang sử Việt,
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất….”
(Hồ Dzếnh)
Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, dân làng đã xây dựng khu văn hóa thôn nhưng ngăn vách ra một bên để có chỗ thờ Phật, tu học và sinh hoạt, cho bà con khi có những dịp giao lưu văn hóa.
Nhân chuyến về nguồn thăm lại quê hương, cụ Lương Hoàn và Thượng Tọa Thích Giác Trí đã dừng chân trên đồi Thị và thấy rằng nơi đây vẫn còn di tích nền chùa cũ, nên cụ Lương Hoàn đã phát tâm cúng dường hơn 1 ha rừng trên đồi thị, Thượng tọa Thích Giác Trí đã tha thiết bàn với chính quyền và bà con địa phương khôi phục lại ngôi bảo tự mà ông cha ta đã gây tạo. với sự quyết tâm của Thượng tọa và bà con địa phương làng Gia, vào ngày 8/5/1997 được sự chấp thuận của UBND tỉnh Băc Giang do bà chủ tịch Phạm Thị Hải Truyền ký, ngôi chùa Tân Phúc được xây dựng.
bên Đài Quan Âm trên đồi Thị để hằng ngày Bồ tát thường cứu khổ và ban những ân lành, phúc đức, che chở cho bà con.
Người dân làng Gia và bà con quanh đây chỉ sống bằng nghề nông, nên kinh tế cũng eo hẹp, Thượng tọa ngày đêm vẫn ưu tư bởi công trình chùa vẫn còn dang dở vì công việc Phật sự rất nhiều tại Bình Định và khoảng cách từ Bình Định đến Bắc Giang cũng xa xôi. Biết được tâm niệm ấy. đệ tử của Thầy là tỳ kheo Thích Giác Đính phát tâm về Bắc Giang để đảm trách công việc hướng dẫn tu học cho bà con và tiếp tục làm công trình còn dở dang.
Tháng 11 năm 2010, đại đức Thích Giác Đính về đây đã xây dựng đạo tràng Chùa Tân Phúc ngày càng vững mạnh, sư đã cho làm con đường, san lấp mặt bằng, sửa chửa lại Điện Quan Âm dưới sự hổ trợ về mặt tối đa của Thượng Tọa Thích Giacs Trí và kẻ công, người của của người dân và chính quyền địa phương.
Trước kia làng im lìm, vắng vẻ bao nhiêu, nay rộn rịp tưng bừng bấy nhiêu. Mỗi ngày, sáng chiều hai buổi tiếng chuông mõ công phu đánh thức người nông dân ra đồng cho sớm, kẻ buôn bán không trễ buổi chợ mai. Câu kinh, tiếng kệ vang lừng, nam phụ lão ấu ra vào tấp nập trong chùa những ngày rằm, ba mươi hay vía lớn. Lòng người dân phấn khởi an lạc, một niềm tin dồi dào, nhờ đó sự làm ăn trong dân làng càng ngày càng phát đạt.Mùa lúa trúng mùa. Cây trái đơm oằn bông, sự mua bán thạnh hành tấp nập.
Với tâm lòng nhiệt huyết, xây dựng quê hương trở thành khu văn hóa tâm linh với phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” trong đời sống thường ngày. thượng tọa Thích Thiện Văn- Phó ban dân tộc trung ương- đại biểu HĐND tỉnh Bắc Giang, phó Ban Trị Sự Phật Giáo, trưởng Ban Tăng sự, hiệu trưởng trường trung cấp Phật Học Tỉnh tỉnh Bắc Giang đã cảm thông và tạo mọi điều kiện cho chùa Tân Phúc, Tịnh xá Quan Âm, chấp nhận sư Thích Giác Đính làm đệ tử y chỉ để sư an tâm tu học và lo đạo tràng ngày càng hưng thịnh.
Nay duyên lành hội đủ về pháp nhân và pháp lý. Ban Trị Sự Tỉnh Bắc Giang và chính quyền địa Phương chấp nhận. lễ bổ nhiệm trao quyết định trụ trì được diễn ra thật trọng thể, và đây cũng là dấu ấn để tiếp tục thực hiện công trình hoàn tất Chùa Tân Phúc- Tịnh Xá Quan Âm.
Mong rằng chư Tôn GHPG tỉnh nhà cùng các cấp chính quyền điọa phương sở tại, quí vị quan khách và đồng bào Phật tử hết lòng hổ trợ để nguyện ước ích đời đẹp đạo của cụ Lương Hoàn, Thượng tọa Thích Giác Trí và bà con địa phương được thành tựu, tiếng chuông chùa Tân Phúc sẽ ngân xa hơn, cõi thiền môn sẽ thoát lên mùi thiền vị cho mỗi người trở về với chùa.