101 Truyện Thiền bình giải

91. Mùi vị của thanh kiếm của Banzo Matajuro Yagyu là con của một kiếm sĩ nổi tiếng. Cha của Matajuro tin rằng con mình quá tầm thường để có thể thành đại kiếm sĩ, nên từ con. Vì vậy Matajuro lên núi Mount Furata và tìm gặp kiếm sĩ lừng danh Banzo. Nhưng Banzo xác nhận sự định giá của người cha. “Cậu muốn học kiếm đạo của tôi?” Banzo hỏi. “Cậu không thể làm tròn các yêu cầu được đâu.”


“Nhưng nếu con tập luyện chăm chỉ thì cần bao nhiêu năm để thành cao thủ?” cậu nhỏ kiên trì.

“Cả đời cậu,” Banzo trả lời.

“Con không đợi lâu thế được,” Matajuro giải thích. “Con sẵn sàng chịu đựng mọi cực khổ, nếu thầy bằng lòng dạy con. Nếu con trở thành người đầy tớ trung tín của thầy, thì sẽ tốn bao lâu?”

“Ô, có thể là 10 năm.” Banzo lùi bước.

“Cha của con đã già rồi, và con sẽ phải lo cho cha sớm thôi,” Matajuro tiếp tục. “Nếu con làm việc cực nhọc hơn rất nhiều, thì sẽ tốn bao lâu?”

“Ô, có thể là 30 năm,” Banzo nói.

“Sao vậy?” Matajuro hỏi. “Lúc đầu thầy nói 10 năm và bây giờ lên 30 năm. Con sẽ chịu bất kì cực khổ nào để thuần thục kiếm thuật trong thời gian ngắn nhất!”

“À,” Banzo nói, ‘trong trường hợp đó cậu sẽ phải ở với tôi đến 70 năm. Một người hấp tấp đòi kết quả như cậu ít khi học nhanh được.”

“Vâng được,” cậu nhỏ tuyên bố, cuối cùng cậu cũng hiểu là cậu đang bị mắng vì thiếu kiên nhẫn, “con đồng ý.”

Matajuro được ra lệnh không bao giờ được nhắc đến kiếm thuật và không bao giờ được sờ đến thanh kiếm. Cậu nấu ăn cho sư phụ, rửa chén, dọn giường, dọn dẹp sân, chăm sóc vườn, làm tất cả mà không nói một lời về kiếm thuật.

Ba năm trôi qua. Matajuro vẫn tiếp tục lao động. Nghĩ đến tương lai, cậu buồn. Cậu chưa được ngay cả bắt đầu để tập môn nghệ thuật mà cậu đã hiến dâng cả đời mình.

Nhưng một ngày nọ Banzo lén bò đến sau lưng Matajuro và cho cậu một đập dữ dội với thanh kiếm gỗ.

Ngày hôm sau, khi Matajuro đang nấu cơm, Banzo lại nhảy đến tấn công bất ngờ.

Từ ngày đó, ngày cũng như đêm, Matajuro phải lo chống đỡ các cú tấn công bất ngờ. Chẳng có lúc nào Matajuro lại không nghĩ đến mùi vị của thanh kiếm của Banzo.

Cậu học nhanh đến nỗi cậu mang nụ cười đến trên mặt của sư phụ. Matajuro trở thành kiếm sĩ vĩ đại nhất trong nước Nhật.
.

Bình:

 

• Tĩnh lặng là căn bản của võ học. Khi tĩnh lặng thì cả ngũ quan lẫn tư tưởng của ta nhạy bén hơn để chiến đấu.

• Kiên nhẫn là căn bản của luyện tập. Tất cả mọi môn học trên thế gian đều cần kiên nhẫn, vì sự tiến hóa cần thời gian, và người ta chỉ có thể tăng tiến từ từ theo thời gian. Không ai có thể đi từ 1 đến 10 trong một bước. Những người thiếu kiên nhẫn thường bỏ học nữa chừng, hoặc thường tìm cách đi đường tắt, là đường dở hơn.

• Các công việc của đầy tớ–nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp—là các công việc tốt nhất để tập chúng ta kiên nhẫn và khiêm tốn—càng khiêm tốn ta càng kiên nhẫn và càng tĩnh lặng. Cái tôi lớn thường làm cho tâm ta ồn ào xung động và không kiên nhẫn.

• Trong “cuộc chiến” với đời sống, chúng ta cũng cần tĩnh lặng để chiến thắng, và cần kiên nhẫn để học nghệ thuật chiến thắng.

Và làm các việc đầy tớ hàng ngày là cách huấn luyện ta rất tốt. Các bạn, nhất là các bạn nam, có nấu ăn, rửa bát, quét sân, giặt đồ, chùi toilette thường không
.

The Taste of Banzo’s Sword

Matajuro Yagyu was the son of a famous swordsman. His father, believing that his son’s work was too mediocre to anticipate mastership, disowned him.

So Matajuro went to Mount Futara and there found the famous swordsman Banzo. But Banzo confirmed the father’s judgment. “You wish to learn swordsmanship under my guidance?” asked Banzo. “You cannot fulfill the requirements.”

“But if I work hard, how many years will it take to become a master?” persisted the youth.

“The rest of your life,” replied Banzo.

“I cannot wait that long,” explained Matajuro. “I am willing to pass through any hardship if only you will teach me. If I become your devoted servant, how long might it be?”

“Oh, maybe ten years,” Banzo relented.

“My father is getting old, and soon I must take care of him,” continued Matajuro. “If I work far more intensively, how long would it take me?”

“Oh, maybe thirty years,” said Banzo.

“Why is that?” asked Matajuro. “First you say ten and now thirty years. I will undergo any hardship to master this art in the shortest time!”

“Well,” said Banzo, “in that case you will have to remain with me for seventy years. A man in such a hurry as you are to get results seldom learns quickly.”

“Very well,” declared the youth, understanding at last that he was being rebuked for impatience, “I agree.”

Matajuro was told never to speak of fencing and never to touch a sword. He cooked for his master, washed the dishes, made his bed, cleaned the yard, cared for the garden, all without a word of swordmanship.

Three years passed. Still Matajuro labored on. Thinking of his future, he was sad. He had not even begun to learn the art to which he had devoted his life.

But one day Banzo crept up behind him and gave him a terrific blow with a wooden sword.

The following day, when Matajuro was cooking rice, Banzo again sprang upon him unexpectedly.

After that, day and night, Matajuro had to defend himself from unexpected thrusts. Not a moment passed in any day that he did not have to think of the taste of Banzo’s sword.

He learned so rapidly he brought smiles to the face of his master. Matajuro became the greatest swordsman in the land.

92. Thiền khơi lửa

 

Hakuin thường kể cho các đệ tử chuyện về một lão bà chủ một tiệm trà, ca ngợi sức thông hiểu Thiền của bà. Các đệ tử không tin lời thầy và đến tiệm trà để xem thực hư.

Mỗi khi thấy họ đến, lão bà biết ngay là họ đến để uống trà hay tò mò về hiểu biết Thiền của bà. Nếu đến để uống trà, bà sẽ phục vụ tử tế. Nếu đến vì tò mò, bà sẽ gọi họ ra sau bức bình phong. Ngay lúc họ bước vào, bà sẽ dùng cây khơi lửa đánh họ.

9 phần 10 số đệ tử không thoát khỏi ăn đòn của bà..

Bình:

• Điều ta suy nghĩ bên trong, thường bộc lộ ra ngoài, kể cả khi ta muốn che dấu. Đây là thân ngữ (body language). Thân ngữ thường bộc lộ tự nhiên, và người nhậy bén về thân ngữ có thể đọc được ý ‎ tưởng của người khác qua thân ngữ.

Các điều tra viên giỏi thường rất nhậy cảm với thân ngữ. Các thiền sư rất tĩnh lặng thường nhậy cảm về mọi sự, kể cả thân ngữ. Tuy nhiên, giỏi đọc thân ngữ hay không cũng tùy người.

• Đối với thiền sinh, tò mò về sức hiều biết thiền của người khác là một tội, vì nó chẳng giúp được gì cho thiền sinh cả, ngoại trừ làm cho thiền sinh đi lạc đường–so sánh cạnh tranh mình với người khác.

• Thiền không thể thấy, không thể so sánh. Thiền là sống ở đây lúc này, với tâm không vướng mắc. Thế thì làm sao nhìn một người để thấy Thiền của người đó được?

• Ai cũng có thể đạt được thiền. Lão bà bán trà có thể đạt thiền, trong khi nhiều thiền sư không thể. Thiền đến từ tâm tĩnh lặng, không vướng mắc. Có gì lạ đâu mà tò mò?
.

Fire-Poker Zen

Hakuin used to tell his pupils about an old woman who had a teashop, praising her understanding of Zen. The pupils refused to believe what he told them and would go to the teashop to find out for themselves.

Whenever the woman saw them coming she could tell at once whether they had come for tea or to look into her grasp of Zen. In the former case, she would serve them graciously. In the latter, she would beckon the pupils to come behind her screen. The instant they obeyed, she would strike them with a fire-poker.

Nine out of ten of them could not escape her beating.

 

93. Thiền của người kể truyện

Encho là người kể truyện rất nổi tiếng. Những truyện tình anh kể làm rung động con tim của người nghe. Khi anh kể truyện chiến tranh, người nghe có cảm tưởng như là họ đang ở trên bãi chiến trường.


Ngày nọ Encho gặp Yamaoka Tesshu, một người thường sắp đạt đỉnh cao của Thiền. “Tôi hiểu,” Yamaoka nói “anh là người kể truyện hay nhất trong nước ta và anh làm người ta khóc hay cười khi anh muốn. Vậy hãy kể cho tôi nghe truyện Cậu Đào mà tôi yêu thích. Hồi còn bé tôi hay nằm ngủ bên cạnh mẹ, và mẹ hay kể cho tôi huyền thoại đó. Vào khoảng giữa truyện tôi hay thiếp ngủ. Hãy kể cho tôi như là mẹ tôi kể.”
Encho không dám thử. Anh xin một tí thời gian để nghiên cứu. Vài tháng sau anh đến gặp Yamaoka và nói: “Cho tôi cơ hội để kể truyện cho anh.”

“Để khi khác đi,” Yamaoka trả lời.

Encho rất thất vọng. Anh nghiên cứu thêm và thử lại lần nữa. Yamaoka từ chối anh nhiều lần. Khi Encho bắt đầu nói Yamaoka liền chận lại và nói: “Anh chưa giống mẹ tôi.”

Encho tốn mất 5 năm để có thể kể cho Yamaoka chuyện huyền thoại như mẹ Yamaoka đã kể cho anh.

Bằng cách này, Yamaoka đã truyền Thiền cho Encho.

Bình:

• Yamaoka là kiếm sĩ, sau này thành thiền sư, và là thầy của Thiên hoàng.

• Muốn kể truyện được như mẹ của Yamaoka, Encho phải làm vài chuyện:

1. Làm cho tâm của mình hoàn toàn trống rỗng, không con một tí tư tưởng và cảm xúc gì của mình trong đó.

2. Hiểu được tình cảm và xúc cảm của hai mẹ con Yamaoka đối với nhau.

3. Nói được với Yamaoka với mọi tình cảm và xúc cảm như mẹ Yamaoka, và phải thật đến độ Yamaoka tưởng là mình đang nghe mẹ.

Tức là Encho phải làm được tâm trống rỗng hoàn toàn, hiểu được tâm của người khác rất sâu sắc, và hành động như người khác hành động.

Chỉ cần đạt được bước số một, để tâm trống rỗng hoàn toàn, là đã đạt được Thiền rồi.

* Thiền là sống ở đây lúc này với tâm rỗng lặng. Có nhiều cách để đạt Thiền, không nhất thiết là phải ngồi Thiền và tụng kinh..

 

Storyteller’s Zen

Encho was a famous storyteller. His tales of love stirred the hearts of his listeners. When he narrated a story of war, it was as if the listeners themselves were in the field of battle.

One day Encho met Yamaoka Tesshu, a layman who had almost embraced masterhood of Zen. “I understand,” said Yamaoka, “you are the best storyteller in our land and that you make people cry or laugh at will. Tell me my favorite story of the Peach Boy. When I was a little tot I used to sleep beside my mother, and she often related this legend. In the middle of the story I would fall asleep. Tell it to me just as my mother did.”

Encho dared not attempt this. He requested time to study. Several months later he went to Yamaoka and said: “Please give me the opportunity to tell you the story.”

“Some other day,” answered Yamaoka.

Encho was keenly disappointed. He studied further and tried again. Yamaoka rejected him many times. When Encho would start to talk Yamaoka would stop him, saying: “You are not yet like my mother.”

It took Encho five years to be able to tell Yamaoka the legend as his mother had told it to him.

In this way, Yamaoka imparted Zen to Encho

94. Đi chơi đêm

Nhiều thiền sinh đang học thiền với thiền sư Sengai. Có một cậu thường thức dậy nửa đêm, leo tường ra ngoài, và vào thành phố du hí.


Sengai, kiểm tra phòng ngủ, khám phá cậu này vắng mặt đêm nọ và còn khám phá ra cái ghế cao cậu dùng để leo qua tường. Sengai chuyển cái ghế đi nơi khác và đứng vào thế cái ghế.
Khi chàng lãng tử trở về, không biết Sengai là cái ghế, đạp chân ngay trên đầu của thầy và nhảy xuống đất. Khám phá ra mình vừa mới làm gì, cậu thất kinh.

Sengai nói: “Sáng sớm trời rất lạnh. Coi chừng bị cảm.

Cậu thiền sinh không bao giờ lẻn đi chơi đêm nữa..

Bình:

• Đi chơi đêm bị thầy bắt gặp cho mấy gậy là chuyện thường. Đi chơi về đạp trên đầu thầy để vào nhà, nếu bị ăn mấy hèo và bị đuổi vĩnh viễn, cũng là chuyện thường, vì mọi người đều có thể chờ đợi hình phạt như vậy xảy ra.

Nhưng nói nhẹ nhàng như chẳng xảy ra việc gì, lại còn lo lắng học trò đi chơi đêm bị cảm, thì chẳng ai chờ đợi cả, nhất là chàng lãng tử nhà ta. Đây là điều hoàn toàn ngạc nhiên. Bởi vì quá ngạc nhiên nên nó làm cho lãng tử nhà ta sốc dữ dội, sốc mạnh đến nỗi đánh tiêu luôn tật ham đi chơi đêm của cậu.

• Không cần phải bom nguyên tử mới tạo ra sốc. Im lặng cũng có thể tạo ra sốc cực mạnh. Sốc đến vì không chờ đợi, chứ không phải vì phải có bom nổ.

Sự khác biệt giữa sốc im lặng và sốc bom là ở chỗ sốc bom thường tàn phá kinh khủng dù là nó đạt được mục đích hay không, nhưng sốc im lặng thì thường chẳng hại gì cả và thường hiệu quả hơn.
.

Midnight Excursion

Many pupils were studying meditation under the Zen master Sengai. One of them used to arise at night, climb over the temple wall, and go to town on a pleasure jaunt.

Sengai, inspecting the dormitory quarters, found this pupil missing one night and also discovered the high stool he had used to scale the wall. Sengai removed the stool and stood there in its place.

When the wanderer returned, not knowing that Sengai was the stool, he put his feet on the master’s head and jumped down into the grounds. Discovering what he had done, he was aghast.

Sengai said: “It is very chilly in the early morning. Do be careful not to catch cold yourself.”

The pupil never went out at night again.

95. Lá thư cho người sắp chết

Bassui viết lá thơ sau đây cho một đệ tử sắp chết”



“Thể tính của tâm của con không hề được sinh ra, nên nó không bao giờ chết. Nó không phải là hiện hữu–hiện hữu có thế hư mất. Nó không phải là hư không—hư không chỉ là một khoảng trống. Nó không có sắc màu và hình thái. Nó không hưởng thụ khoái lạc và không đau đớn với khổ nạn.
“Thầy biết con bệnh nặng. Là một thiền sinh sinh giỏi, con đang đối diện bệnh tật thẳng mặt. Con không biết chính xác là ai đang đau khổ, nhưng hãy tự hỏi mình: Cái gì là thế tính của tâm này? Quán chiếu điều này thôi. Con chẳng cần gì hơn nữa. Đừng ham muốn gì. Tận cùng của con là vô tận, là một hoa tuyết tan trong không khí trong lành.”.

Bình:

“Tôi từ đâu đến, và sau khi chết thì tôi đi đâu?” Đây là câu hỏi cốt yếu nhất, câu hỏi khởi đầu và là câu hỏi cuối cùng, của tất cả mọi truyền thống triết l‎ý hay tâm linh.

Một câu hỏi khác, cùng ‎ nghĩa như câu trên nhưng chỉ khác từ, là: “Cái tinh yếu của tôi là gì? Thể tính của tôi là gì?”

Phật gia trả lời: Hoa tuyết tan trong không khí, vì hoa tuyết từ không khí mà đến—hơi nước trong không khí gặp lạnh đông thành hoa tuyết, tuyết tan thành nước lại bốc hơi vào không khí. Hoa tuyết là không khí tạm xuất hiện khi gặp lạnh, biến mất vào không khí khi hết lạnh.

Ta là Không, tạm xuất hiện là người khi gặp đủ điều kiện thành người, và biến mất vào Không khi gặp đủ điều kiện để tan rã.

Thể tính của tâm ta, cũng như thể tính của tất cả mọi thứ trong vũ trụ là “Không”.

“Không” bất sinh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm—“Không” chẳng sinh chẳng diệt chẳng dơ chẳng sạch chẳng tăng chẳng giảm (Bát Nhã Tâm Kinh), chẳng là có, cũng chẳng là không có…

“Không” là tuyệt đối.

Tất cả mọi “tính cách” mà ta gán cho một vật –sáng, dài, tối, lớn, nhỏ, đẹp, xấu, hiện hữu, chẳng hiện hữu, màu sắc, hình thế, hưởng thụ khoái lạc, đau đớn với khổ nạn, có giới hạn, có tuổi tác…–đều không dùng được với “Không”, vì “tính cách” là tương đối, mà “Không” là tuyệt đối.

“Không” vượt ra ngoài mọi giới hạn của tính cách, nên ta không thể mô tả “Không” cách nào cho đúng, ngoài cách gọi “Không” là “Không”, và chẳng nói thêm gì cả.

Từ “Không” mọi sự sinh ra, kể cả tâm ta và thân ta. “Không” là thể tính của tâm ta và thân ta.

Nếu ta biết là ta từ “Không” mà đến và lại trở về “Không” thì ta biết rằng ta chẳng có khởi đầu, chẳng có kết thúc, chẳng có sinh chẳng có tử, chỉ thỉnh thoảng hiện ra trong thân thể này hay hình thể khác, như những con sóng lên xuống của đại dương, thế thôi. Sóng không có sinh và tử, vì thực ra sóng là đại dương, luôn ở đó.
.

 

A Letter to a Dying Man

Bassui wrote the following letter to one of his disciples who was about to die:

“The essence of your mind is not born, so it will never die. It is not an existence, which is perishable. It is not an emptiness, which is a mere void. It has neither color nor form. It enjoys no pleasures and suffers no pains.

“I know you are very ill. Like a good Zen student, you are facing that sickness squarely. You may not know exactly who is suffering, but question yourself: What is the essence of this mind? Think only of this. You will need no more. Covet nothing. Your end which is endless is as a snowflake dissolving in the pure air.”

96. Một giọt nước

Một thiền sư tên Gisan bảo một đệ tử trẻ mang đến cho thiền sư một gàu nước để làm nguội bớt nước trong bồn tắm của thầy.


Cậu đệ tử mang nước đến, và sau khi làm nguội bồn tắm, đổ ra đất tí nước còn lại trong gàu. “Đồ ngu!” thiền sư mắng cậu đệ tử. “Tại sao con không dùng nước đó để tưới cây? Con có quyền gì mà phí phạm dù chỉ một giọt nước trong chùa này?”
Cậu học trò trẻ đạt được Thiền ngay lúc đó. Cậu đổi tên thành Tekisui, có nghĩa là một giọt nước.

Bình:

• Không phí nước thì phải rồi. Nhưng tại sao cậu học trò bị mắng về phí phạm nước lại đạt ngộ được ngay?

Dĩ nhiên là vì ta không phải là cậu này, và chẳng có giải thích của chính cậu ở đây, nên ta chỉ có thể phỏng đoán mà thôi.

Khi ta phí một tí nước thay vì dùng nó để tưới cây, cây cối bị mất tí nước đó. Nghĩa là, một hành động nào của ta cũng ảnh hưởng đến các thứ quanh ta.

Và hành động nhỏ của ta có thể có ảnh hưởng lớn đến điều gì đó. Ví dụ: chỉ cần vô y’‎ đạp lên một miếng cơm rơi trên nền nhà, ta có thể giết chết cả mười con kiến đang cố tha miếng cơm đó. Đạp miếng cơm là chuyện nhỏ, nhưng mười mạng sinh linh bị giết là chuyện lớn, ít ra là đối với các bạn bè kiến còn sống.

Một giọt nước là khá nhiều nước cho một cây xương rồng nhỏ. Cho nên không thể dùng cách đo lường của ta để nói việc của ta có ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến thế giới của ta.

Tất cả mọi sự trong thế giới liên hệ chặt chẽ với nhau như thế. Hiểu được liên hệ chặt chẽ giữa mọi thứ trong thế giới như thế tức là hiểu được mọi thứ trên thế giới lệ thuộc lẫn nhau mà sinh, mà sống, mà chết. Tức là hiểu được pháp nhân duyên—mọi sự đều là nhân duyên, đều do liên hệ chằng chịt giữa nhiều điều với nhau mà sinh ra.

Hiều được nhân duyên là hiểu được toàn bộ tinh yếu Phật pháp—vì sao nhân duyên đưa đến khổ cho con người, làm sao để chận đứng nhân duyên đó để dứt khổ. Đây là pháp Thập Nhị Nhân Duyên.

Người thấu triệt đạo nhân duyên, thì giác ngộ thành Bích Chi Phật (hay Độc Giác Phật).
.

A Drop of Water

A Zen master named Gisan asked a young student to bring him a pail of water to cool his bath.

The student brought the water and, after cooling the bath, threw on to the ground the little that was left over.

“You dunce!” the master scolded him. “Why didn’t you give the rest of the water to the plants? What right have you to waste even one drop of water in this temple?”

The young student attained Zen in that instant. He changed his name to Tekisui, which means a drop of water

97. Dạy điều rốt ráo

Thời xưa ở Nhật, người ta dùng lồng đèn làm bằng tre và giấy và đèn cầy bên trong. Một người mù đến thăm bạn vào một đêm nọ và được người bạn đưa cho một lồng đèn để mang về.


“Tôi không cần lồng đèn,” anh mù nói. “Tối hay sáng cũng vậy với tôi thôi.”

“Tôi biết anh không cần lồng đèn để thấy đường,” bạn của anh trả lời, “nhưng nếu anh không có đèn, người ta có thể đụng anh. Anh phải cầm lấy.”
Anh mù cầm lồng đèn đi, chỉ được một quãng ngắn là đã có ai đó đâm đầu vào anh. “Nhìn đường mà đi!” anh mù mắng người lạ. “Anh không thấy cái lồng đèn này sao?”

“Cây đèn cầy của anh cháy hết rồi, người anh em ơi,” người lạ trả lời.
.

Bình:

 

Điều gì là “điều rốt ráo” ta cần phải học?

“Ta phải tự thấy được ánh sáng. Người khác có cho ta ánh sáng thì cũng vô dụng nếu ta không thấy được ánh sáng. Chỉ có ta mới khai mở được trí tuệ của chính ta. Chỉ có bạn mới đem đến giác ngộ cho chính bạn.”

 

Teaching the Ultimate

In early times in Japan, bamboo-and-paper lanterns were used with candles inside. A blind man, visiting a friend one night, was offered a lantern to carry home with him.

“I do not need a lantern,” he said. “Darkness or light is all the same to me.”

“I know you do not need a lantern to find your way,” his friend replied, “but if you don’t have one, someone else may run into you. So you must take it.”

The blind man started off with the lantern and before he had walked very far someone ran squarely into him. “Look out where you are going!” he exclaimed to the stranger. “Can’t you see this lantern?”

“Your candle has burned out, brother,” replied the stranger.

98. Vô Chấp

Kitano Gempo, trụ trì chùa Eihei, mất năm 1933 khi sư 92 tuổi. Sư đã cố gắng cả đời để không vướng mắc vào điều gì. Năm 20 tuổi, là khất sĩ, sư gặp một một khách lữ hành hút thuốc. Hai người đang đi xuống một dốc núi với nhau, họ nghỉ dưới một tàn cây. Người khách lữ hành mời Kitano hút thuốc, Kitano nhận, vì quá đói lúc đó.
“Hút thuốc thật là khoan khoái,” Kitano bình phẩm. Người kia cho Kitano một ống píp dư và ít thuốc và hai người chia tay.

Kitano cảm nhận: “Những thứ khoan khoái như thế có thể làm xáo trộn thiền định. Trước khi đi qúa xa, ta phải ngưng ngay.” Vậy Kitano vất đi mấy thứ đồ hút.

Vào năm 23 tuổi Kitano học Kinh Dịch, nguyên lý sâu thẳm nhất về vũ trụ. Lúc đó là mùa đông và Kitano cần quần áo ấm. Sư viết thơ cho sư phụ ở cách đó cả trăm dặm, nói với sư phụ cái sư cần, và trao lá thơ cho một khách lữ hành nhờ chuyển. Gần cả mùa đông trôi qua và chẳng có hồi âm lẫn quần áo ấm. Vì vậy Kitano bốc quẻ Dịch, có dạy trong Kinh Dịch, để biết là lá thơ sư gởi có thất lạc không. Sư bói là lá thơ đã thất lạc. Một lá thơ sư nhận được của sư phụ sau đó chẳng nhắc gì về áo quần cả.

“Nếu ta có thể bói Dịch đúng đến như vậy, ta có thể lơ là thiền định,” Kitano cảm nhận. Vì vậy Kitano bỏ môn học tuyệt diệu này và không bao giờ dùng đến quyền lực của Kinh Dịch nữa.

Lúc 28 tuổi Kitano học thư pháp Trung quốc và thi ca. Sư trở thành điêu luyện trong các nghệ thuật này đến nỗi sư phụ của sư ca ngợi sư. Kitano suy nghĩ: “Nếu ta không ngừng bây giờ, ta sẽ thành một thi sĩ, không là Thiền sư.” Vì vậy sư không bao giờ làm thơ nữa.
.

Bình:

 

• Chùa Eihei là một trong những thiền viện lớn nhất Nhật Bản. Trước khi đến Nhật, Kitano Gempo là sư trưởng của dòng thiền Tào Động ở Hàn quốc (lúc đó chưa chia đôi). Sư cũng là một trong những người thành lập chùa Tào Động Zenshui ở Los Angeles năm 1937, thiền viện đầu tiên ở Mỹ cũng như toàn vùng Bắc Mỹ.

• Vô chấp là vô chấp.

Vô chấp là chẳng chấp vào đâu cả, chẳng bám víu vào bất cứ nơi nào, người nào, điều nào. Ưng vô sở trụ.

• Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Kitano biết mình yếu ớt, dễ rơi vào say đắm cái mình thích mà quên đi con đường chính của mình. Nên Kitano phải rời bỏ những gì đã cảm thấy yêu thích.

• Chấp hay không cũng đều ở trong tâm ta.

Chấp hay không, ta biết tâm ta, người ngoài không thể nhìn bên ngoài mà biết được—thiền sư không chấp vào phụ nữ nên không ôm ấp phụ nữ, nhưng Tanzan không chấp nào phụ nữ nên ôm kiều nữ đẹp qua vũng bùn.

• Tâm không vướng mắc vào bất cứ nơi nào, đó là vô chấp.

Nếu ta có thể theo đuổi điều gì—như kiếm thuật, thuật pha trà, thuật cắm hoa, xây chùa…– mà không chấp, thì đó là vô chấp. Nhưng theo đuổi những việc đó mà dính cứng vào chúng, thì lại là chấp.

Lòng ta ta biết.

• Tuy nhiên, lời nhắn nhủ trong bài này rất rõ:

1. Tất cả mọi thứ trên đời đều có thể làm ta vướng mắc, nếu ta không lưu ý. Hãy cảnh giác.

2. Vô chấp có nghĩa là không chấp vào bất kì điều gì.

• Nhưng không phải Kitano đang chấp vào “vô chấp” sao?

Đúng là ta có thể bị chấp ngay vào vô chấp. Và rất nhiều nhà đạo học, các kẻ tu trì, bị bịnh này rất nặng. Tiếng Anh có từ “self righteous” để diễn tả–những người làm đúng “sách” thường xem mình là đạo đức và phê phán những nguời không làm như mình là vô đạo đức.

Và ở bên ngoài, ta có thể hỏi phải chăng Kitano chấp vào vô chấp? Nếu cứ bỏ mọi thứ để theo Thiền thì làm sao có được Thiền? Vì Thiền là tâm rỗng lặng dù ta đang làm bất kì việc gì mà?

Đó chính và vướng mắc vào Thiền, vướng mắc vào Đạo.

Kinh Kim Cang, đoạn 17 viết: “Nếu có người nói Như Lai được pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, này Tu-bồ-đề, thật không có pháp Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác… Thế nên Như Lai nói tất cả pháp đều là Phật pháp.”

Và Kinh Kim Cang, đoạn 27, viết: ““Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này: người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt, chớ khởi cái nghĩ này. Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với pháp không có nói tướng đoạn diệt.”

Tuy nhiên, “tâm ta ta biết”. Chỉ có Kitano mới biết tại sao ngài làm như vậy. Có lẽ vì thiền sư biết ngài dễ bị mê mọi sự và không thiền định được theo cách của ngài (là ngồi yên thiền định, chẳng hạn), nên ngài phải rời bỏ chúng để lo ngồi thiền.

Nhưng nếu một người học kiếm đạo và dùng kiếm để luyện Thiền thì sao? Người làm nghề cắm hoa và có Thiền trong cắm hoa hàng ngày thì sao? Người làm nghề bán nước trà và có Thiền khi pha trà thì sao? Đây đều là các ví dụ đã có trong loạt bài Thiền này. Và ngày nay, ta có thể làm kinh tế, dạy học, làm luật sư, làm quân nhân, làm công chức… đều có thể có Thiền trong khi làm việc, thì có sao đâu?

Đúng là lên chùa ngồi Thiền thì dễ hơn là làm luật sư hay kiếm sĩ đánh nhau vì nghề nghiệp mà vẫn có Thiền trong đó. Nhưng vì thế mà tu chợ khó hơn tu chùa.

Về Kitano, thì chỉ có Kitano hiểu lòng ngài, chẳng ai trả lời dùm được.

Nhưng chung chung cho mọi người, thì ta có thể (và nên) theo đuổi một công việc, một nghệ thuật đến mức tuyệt đỉnh của nó, và vẫn Thiền mỗi giây phút trong đời. Và như vậy thì tốt cho đời hơn, vì ta sẽ đóng góp cho xã hội rất nhiều. Ai cũng tu chùa hết thì lấy ai xây dựng xã hội bằng những nghề khác?

Thiền là một thái độ sống trong tâm, chẳng mắc mớ gì đến công việc hay nghề nghiệp (ngoại trừ các công việc rõ là sai, như là đi ăn cướp; chẳng thể ăn cướp mà có Thiền tâm)..

 

Non-Attachment

Kitano Gempo, abbot of Eihei temple, was ninety-two years old when he passed away in the year 1933. He endeavored his whole life not to be attached to anything. As a wandering mendicant when he was twenty he happened to meet a traveler who smoked tobacco. As they walked together down a mountain road, they stopped under a tree to rest. The traveler offered Kitano a smoke, which he accepted, as he was very hungry at the time.

“How pleasant this smoking is,” he commented. The other gave him an extra pipe and tobacco and they parted.

Kitano felt: “Such pleasant things may disturb meditation. Before this goes too far, I will stop now.” So he threw the smoking outfit away.

When he was twenty-three years old he studied I-Ching, the profoundest doctrine of the universe. It was winter at the time and he needed some heavy clothes. He wrote his teacher, who lived a hundred miles away, telling him of his need, and gave the letter to a traveler to deliver. Almost the whole winter passed and neither answer nor clothes arrived. So Kitano resorted to the prescience of I-Ching, which also teaches the art of divination, to determine whether or not his letter had miscarried. He found that this had been the case. A letter afterwards from his teacher made no mention of clothes.

“If I perform such accurate determinative work with I-King, I may neglect my meditation,” felt Kitano. So he gave up this marvelous teaching and never resorted to its powers again.

When he was twenty-eight he studied Chinese calligraphy and poetry. He grew so skillful in these arts that his teacher praised him. Kitano mused: “If I don’t stop now, I’ll be a poet, not a Zen teacher.” So he never wrote another poem.

99. Giấm của Tosui

Tosui là vị Thiền sư đã xa rời hình thức trịnh trọng của chùa chiền để sống dưới gầm cầu với một đám ăn mày. Khi Tosui đã rất già, một người bạn giúp thiền sư kiếm sống mà không phải ăn xin. Người bạn chỉ Tosui cách gom cơm lại để làm dấm. Tosui làm dấm cho đến khi chết.
Thời Tosui đang làm dấm, một người trong đám ăn mày cho thiền sư một tấm ảnh Phật. Tosui treo tấm ảnh trên tường trong căn chòi của thầy và gắn một tấm biển bên cạnh. Tấm biển ghi: “Ông Phật Adiđà ơi: Phòng này rất chật. Tôi có thể để ông ở đây như người tạm trú. Nhưng ông đừng nghĩ là tôi đang xin được vãng sinh trong cõi cực lạc của ông nhé.”.

Bình:

• Chúng ta đã nói đến Tosui trước đây trong bài Thiền trong đời gã ăn mày

• Tosui rất là độc lập—không lệ thuộc vào khuôn thước của thiền viện, lại không muốn lệ thuộc ai nên đi ăn xin; quá già thì làm dấm để sinh sống.

• Và Tosui độc lập trong cả đạo Pháp. Tosui muốn tự mình giúp mình giác ngộ thành Phật, chứ không muốn có sự trợ lực của Phật Adiđà.

Theo Tịnh Độ Tông, người niệm “Nam Mô Adiđà Phật” thành kính, thì khi chết sẽ được Phật Adiđà cho tái sinh ở thế giới Tây Phương Cực Lạc của ngài. Xứ này rất an lạc thanh tịnh, nhưng chỉ ở tạm, để sẽ thành Phật, vì người của xứ thanh tịnh đó rất dễ thành Phật, hơn là ta bà thế giới của ta rất nhiều.

Tosui vừa không muốn được Phật Adiđà trợ lực, vừa chơi chữ rất vui: Tosui cho Phật Adiđà “tạm trú” trong chòi, nhưng lại không cần về thế giới “tạm trú” của Phật Adiđà.

• Tự do độc lập là tinh thần của Thiền tông. Và là tinh yếu của Phật pháp.

 

Tosui’s Vinegar

Tosui was the Zen master who left the formalism of temples to live under a bridge with beggars. When he was getting very old, a friend helped him to earn his living without begging. He showed Tosui how to collect rice and manufacture vinegar from it, and Tosui did this until he passed away.

While Tosui was making vinegar, one of the beggars gave him a picture of the Buddha. Tosui hung it on the wall of his hut and put a sign beside it. The sign read:

Mr. Amida Buddha: This little room is quite narrow. I can let you remain as a transient. But don’t think I am asking you to be reborn in your paradise.

100. Chùa tĩnh lặng

Shoichi là một thiền sư chột mắt, chói lòa với giác ngộ. Thiền sư dạy đệ tử trong chùa Tofuku.
Cả ngày cả đêm ngôi chùa đứng yên trong tĩnh lặng. Không một tiếng động.

Ngay cả tụng kinh cũng bị thiền sư cấm. Đệ tử của thầy chẳng làm gì ngoại trừ thiền định.

Khi thiền sư qua đời, một cụ già hàng xóm nghe tiếng chuông và tiếng tụng kinh. Vậy là lão bà biết Shoichi đã viên tịch.

Bình:

• Tĩnh lặng có nghĩa là tĩnh lặng–không một âm thanh, không một tiếng nói, không một tư tưởng, không một cảm xúc có thể làm tâm bị xung động.

• Tĩnh lặng là “lửa đã tắt”–Niết Bàn.

• Muốn có tâm tĩnh lặng, “người trụ trì” tâm phải cấm tất cả mọi thứ gì có thể làm tâm mất tĩnh lặng.

• Nếu “người trụ trì” đó bị mất kiểm soát hay không còn trụ trì nữa, tâm tĩnh lặng sẽ bị ồn ào xung động.

 

The Silent Temple

Shoichi was a one-eyed teacher of Zen, sparkling with enlightenment. He taught his disciples in Tofuku temple.

Day and night the whole temple stood in silence. There was no sound at all.

Even the reciting of sutras was abolished by the teacher. His pupils had nothing to do but meditate.

When the master passed away, an old neighbor heard the ringing of bells and the recitation of sutras. Then she knew Shoichi had gone.

101. Thiền của Phật

 

Đức Phật nói: “Thầy xem địa vị của vua chúa như bụi đất. Thầy thấy vàng ngọc như gạch sỏi. Thầy nhìn xiêm y lụa là như giẻ rách. Thầy coi vô lượng thế giới của vũ trụ như hạt trái cây, và hồ vĩ đại nhất của Ấn Độ như giọt dầu trên bàn chân. Thầy nhận xét mọi giáo huấn của thế giới như ảo ảnh của ảo thuật gia. Thầy chiêm nghiệm ‎ý niệm tối thượng về giải thoát như chiếc áo thêu vàng trong mộng, và xem thánh đạo của các đấng giác ngộ như hoa trong mắt. Thầy thấy thiền định là cột trụ của quả núi, Niết bàn là ác mộng của ban ngày. Thầy nhìn phán đoán về đúng và sai như vũ khúc uốn lượn của con rồng, và sự lên xuống của các niềm tim như vết tích còn lại của bốn mùa.”.

Bình:

KHÔNG.

Buddha’s Zen

Buddha said: “I consider the positions of kings and rulers as that of dust motes. I observe treasures of gold and gems as so many bricks and pebbles. I look upon the finest silken robes as tattered rags. I see myriad worlds of the universe as small seeds of fruit, and the greatest lake in India as a drop of oil on my foot. I perceive the teachings of the world to be the illusion of magicians. I discern the highest conception of emancipation as a golden brocade in a dream, and view the holy path of the illuminated ones as flowers appearing in one’s eyes. I see meditation as a pillar of a mountain, Nirvana as a nightmare of daytime. I look upon the judgment of right and wrong as the serpentine dance of a dragon, and the rise and fall of beliefs as but traces left by the four seasons.”