Từng là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á với tên gọi Burma, nhưng Myanmar chìm vào lãng quên như một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới gần nửa thập kỷ.
Chỉ khi quốc gia này mở cửa từ vài năm qua, lữ khách bàng hoàng nhận ra Myanmar vẫn còn nguyên vẹn hoang sơ như ngày xưa, khi người ta đặt cho nó cái tên “vùng đất bất tử”, “vùng đất vàng”, “vùng đất mang dấu chân Phật”...
Cho dù là đất nước đa sắc tộc bậc nhất Đông Nam Á với hơn 135 dân tộc khác nhau, nhưng tới 89,3% của dân số Myanmar hơn 50 triệu người theo Phật giáo. Vì vậy, không gian Phật giáo như bao trùm mọi ngõ ngách, làng mạc với những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc... vô cùng rực rỡ từ hàng ngàn năm qua được lưu giữ đến tận ngày nay.
Theo hành trình đi dọc chiều dài của đất nước Myanmar từ nam lên bắc, bạn sẽ lạc vào một thế giới cổ tích huyền ảo, như nhà thám hiểm người Anh Rudyard Kipling (1865-1936, Nobel văn chương 1907) từng viết về nơi này từ năm 1898: “Đây Burma, và nơi này không giống bất cứ nơi nào trên thế giới mà bạn từng biết...”.
|
Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, nhưng họ thật sự đắm mình trong lòng di sản Phật giáo được xem là lớn nhất nhì thế giới. |
|
Những chú Sa-di ở Bagan. |
|
Đứa trẻ bán hàng rong trong chùa Kuthudaw, nơi lưu giữ “cuốn sách bằng đá lớn nhất thế giới” với 1.458 phiến đá cẩm thạch khắc toàn bộ Tam Tạng kinh được lưu giữ trong những ngọn tháp. |
|
Hầu hết những đứa trẻ khi đến 7 tuổi đều được thực hiện nghi thức Shinpyu - quy y Tam bảo - rất trang trọng bằng hình thức cha mẹ đưa con đến chùa bằng ngựa, kiệu với trang phục giống như hoàng gia, gợi nhớ hình ảnh ngàn năm trước thái tử Tất Đạt Đa đã rời ngôi báu đi tu. |
|
Với gần 90% dân số theo Phật giáo và có đến 600.000 Tăng Ni, chỉ riêng ở Mandalay có đến 300.000 tu sĩ Phật giáo theo hệ phái Nguyên thủy Nam tông và việc khất thực được xem là nghi thức bắt buộc đối với Tăng Ni. |
|
Dưới chân tượng Phật nằm khổng lồ ở đền Shwesandaw - Bagan được xây dựng từ năm 1057. |