101 Truyện Thiền bình giải
- Thứ hai - 05/12/2011 08:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
31. Mọi thứ đều nhất
Khi thiền sư Banzan đang đi ngang một khu chợ, thiền sư nghe một mẩu đối thoại giữa anh hàng thịt và khách hàng.
“Cho tôi miếng thịt ngon nhất anh có,” người khách hàng nói.
“Trong tiệm tôi mọi thứ đều nhất,” anh hàng thịt trả lời. “Chị chẳng tìm ở đây được miếng thịt nào mà không nhất.”
Nghe những lời này, Banzan tức thì giác ngộ.
Bình:
“Mọi thứ đều nhất” tức là tâm không còn phân biệt. Tất cả chúng sinh đều như nhau—đều là Phật đang thành. Phải có tâm Phật mới “thấy” và “sống” được điều này.
Cho nên, Phật dạy từ tâm. Từ tâm với tất cả mọi người–thân sơ, tốt xấu, viết:
Tấm lòng nhân ái bao la,
Thật là thuần khiết, thật là cao thâm.
Hướng về tất cả chúng sinh,
Thương người quen lẽ tất nhiên,
Cũng thương những kẻ chưa quen bao giờ.
Xóa đi ngăn cách thân sơ,
Đủ lòng độ lượng, đủ lòng thương yêu.
Với người mưu hại đủ điều,
Bất nhân ác cảm gây bao hận thù.
Với người oán ghét bao đời,
Nguồn thương yêu ấy làm vơi tị hiềm.
Không những là yêu thương tất cả mọi người, mà là tất cả mọi loài, tất cả mọi sinh linh.
• (Và yêu tất cả mọi người không có nghĩa là tin tất cả mọi người. Trong đời sống hàng ngày, đôi khi ta phải thực tế trong việc tin người và dùng người. Nhưng yêu mọi người thì được. Cũng như bố mẹ có thể yêu tất cả các đứa con như nhau, nhưng tin mỗi đứa, và do đó hành xử với mỗi đứa, có thể khác nhau).
• Ở vào mức cao nhất,nói: “Khi Bồ tát Quán-tự-tại thực hành trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, soi thấy [tất cả] là Không, Ngài liền vượt mọi khổ nạn.” Tất cả là Không, tức là không còn phân biệt cái gì hơn cái gì.
• Ở một góc nhìn khác, thìt ất cả mọi thứ trên đời đều có thể dùng được vào việc nào đó. Tất cả mọi người trên đời đều có thể dùng được vào việc nào đó.
• Anh hàng thịt: Đối với Phật gia cấm sát sinh, thì có lẽ bán thịt là nghiệp tội nặng nhất nhì trên đời rồi. Vậy mà một lời nói của anh hàng thịt cũng “bật công tắc đèn” cho một thiền sư giác ngộ. Vậy thì, lời nói có thể giúp ta giác ngộ có thể đến từ bất kỳ ai. Ta không thể có thái độ kỳ thị, coi thường lời nói của ai, vì họ dốt, hay là người xấu, là kẻ thù, là kẻ tội lỗi, là người khác đạo… Bất kỳ lời nói đến từ đâu, từ ai, đều có thể làm cho ta giác ngộ, vào đúng lúc.
• Tâm vô phân biệt.
.
Everything is Best
When Banzan was walking through a market he overheard a conversation between a butcher and his customer.
“Give me the best piece of meat you have,” said the customer.
“Everything in my shop is the best,” replied the butcher. “You cannot find here any piece of meat that is not the best.”
At these words Banzan became enlightened.
32. Phân giờ tấc ngọc
Một lãnh chúa hỏi Takuan, một thiền sư, làm thế nào để dùng thời gian. Lãnh chúa cảm thấy ngày của mình quá dài, ở trong khách sảnh cả ngày và ngồi cứng ngắc để nhận lễ viếng từ những người khác.
Takuan viết tám chữ Hán và trao cho lãnh chúa:
Không hai hôm nay
Phân giờ tấc ngọc
(Hôm nay không đến hai lần
Mỗi phút là một viên ngọc vô cùng quý)
Bình:
* Vậy thì câu trả lời là gì?
Thưa: Sử dụng thời giờ vào điều gì mà mình cảm thấy đáng tốn một viên ngọc quý cho mỗi phút.
Mỗi người có ưu tiên khác nhau–học, chơi với con cái, đi dạo, làm việc gì đó… Đừng làm gì mà mình cảm thấy phí thời giờ.
Cuộc đời quá ngắn để lãng phí thời gian vào những việc mà mình không thấy đáng làm.
(Trạch Am Tông Bành, 澤庵宗彭), 1573-1645, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, dòng Nam Phố Thiệu Minh (ja. nampo jōmyō). Sư không những là một vị Thiền sư lỗi lạc, tinh thông kinh điển mà còn là một nghệ sĩ trứ danh, một thi hào với những tác phẩm còn được nhắc đến ngày nay.
.
Inch Time Foot Gem
A lord asked Takuan, a Zen teacher, to suggest how he might pass the time. He felt his days very long attending his office and sitting stiffly to receive the homage of others.
Takuan wrote eight Chinese characters and gave them to the man:
Not twice this day
Inch time foot gem.
(This day will not come again.
Each minute is worth a priceless gem)
33. Bàn tay của Mokusen
Mokusen Hiki sống trong một ngôi chùa ở tỉnh Tamba. Một trong những thiền sinh của Mokusen phàn nàn về tính hà tiện của vợ anh ta.
Mokusen đến thăm bà vợ và đưa nắm tay ra trước mặt chị.
“Thầy có ý gì vậy?” chị ta hỏi với ngạc nhiên.
“Giả sử nắm tay tôi cứ như thế này hoài. Chị gọi nó là gì?” thiền sư hỏi.
“Tật nguyền,” chị trả lời.
Rồi thiền sư mở thẳng bàn tay trước mặt chị và hỏi: “Nếu nó cứ như thế này hoài. Thì sao?”
“Cũng tật nguyền,” chị nói.
“Nếu chị hiểu được bao nhiêu đó,” Mokusen kết thúc, “chị là một người vợ tốt.” Rồi thiền sư ra về.
Sau lần viếng thăm của thiền sư, chị vợ giúp anh chồng phân phát cũng như dành dụm.
Bình:
• Bài này không hẳn là chỉ nói đến cách dùng tiền, mà nó còn áp dụng cho mọi lĩnh vực khác của đời sống. Điều gì cực đoan cũng là tật nguyền. Điều gì cũng có chừng mực tự nhiên của nó, cứ vậy mà sống.
• Các thiền sư thường có lối giáo dục rất ấn tượng, khó quên. Thay vì giảng giải lằng nhằng cả nửa tiếng đồng hồ, chỉ một nắm đấm đưa ngay trước mặt, rồi tiếp theo là một bàn tay. Bài học không đến 1 phút, nhưng cực mạnh.
• Trong cả bài giảng, chẳng có chỗ nào chê, chỉ có kết thúc bằng câu “chị là một người vợ tốt”, nhưng bắt đầu bằng chữ “nếu” (“Nếu chị hiểu được bao nhiêu đó”).
.
Mokusen’s Hand
Mokusen Hiki was living in a temple in the province of Tamba. One of his adherents complained of the stinginess of his wife.
Mokusen visited the adherent’s wife and showed her his clenched fist before her face.
“What do you mean by that?” asked the surprised woman.
“Suppose my fist were always like that. What would you call it?” he asked.
“Deformed,” replied the woman.
Then he opened his hand flat in her face and asked: “Suppose it were always like that. What then?”
“Another kind of deformity,” said the wife.
“If you understand that much,” finished Mokusen, “you are a good wife.” Then he left.
After his visit, this wife helped her husband to distribute as well as to save.
34. Một nụ cười trong cả một đời
Mokugen được xem là không bao giờ cười, cho đến ngày cuối cùng trước khi chết. Khi giờ chết đã gần kề, thiền sư nói với các đệ tử: “Các con đã học với thầy hơn 10 năm. Hãy cho thầy thấy cách các con biểu hiện Thiền. Ai trình bày được điều đó rõ ràng nhất sẽ là người kế vị thầy và nhận y bát của thầy.”
Mọi người nhìn khuôn mặt nghiêm trọng của Mokugen, nhưng không ai trả lời.
Encho, một đệ tử đã theo thầy nhiều năm, bước đến bên giường. Encho đẩy chén thuốc đến trước vài phân. Đây là câu trả lời của Encho cho câu hỏi của thầy.
Khuôn mặt của thầy càng thêm nghiêm trọng. “Con chỉ hiểu vậy thôi sao?” thầy hỏi.
Encho với tay và đẩy chén thuốc ngược lại chỗ cũ.
Một nụ cười đẹp nở trên mặt Mokugen. “Thằng nhóc này,” thầy nói với Encho. “Con ở với thầy mười năm và vẫn chưa thấy cả người của thầy. Lấy y bát của thầy đi. Nó là của con.”
Bình:
• Truyền y bát là truyền áo và bát (khất thực) lại cho người thừa kế.
• Chỉ một cử chỉ đẩy chén thuốc giản dị. Rất khó cho người ngoài cuộc biết được ý của hai người. Ta chỉ có thể đoán mà không thể chắc.
Đẩy chén thuốc đến trước, có thể có hai ý nghĩa hơi khác nhau:
1. “Đây là câu trả lời của con. Thầy uống thuốc đi.”
2. Nhưng có thể là Encho chẳng trả lời gì cả, chẳng hề quan tâm đến câu hỏi của thầy, mà chỉ đẩy thuốc cho thầy vì thầy đang bệnh: “Thầy uống thuốc đi.”
Số (1) có nghĩa là: “Câu trả lời của con là ‘sống ở đây, lúc này.’ Thầy đang bịnh thì uống thuốc.”
Số (2) có nghĩa là Encho không trả lời gì cả, không hề quan tâm đến câu hỏi một tí nào. Encho thực sự đang sống ở đây lúc này, và đang thực sự bảo thầy uống thuốc đi.
• Và thầy hỏi: “Con chỉ hiểu vậy thôi sao?”
Nếu Encho đã có ý trình bày“cái hiểu” trong trả lời Số (1), thì có lẽ là Encho đã gật đầu: “Dạ đúng rồi thầy.”
Nhưng Encho đã chẳng trả lời gì cả, đã chẳng có “ý hiểu” gì trong đầu cả. Encho chỉ đẩy thuốc cho thầy uống, và thầy không uống, cho nên Encho chỉ mang chén thuốc để lại chỗ cũ.
Tức là:
1. Encho có một tâm hoàn toàn rỗng lặng, không hề bận tâm đến chuyện đạt Thiền, hay chuyện thừa kế.
2. Encho chỉ sống “Ở đây, lúc này.” Thầy đang bệnh thì đưa thuốc cho thầy uống. Thầy không uống thì lấy lại. Vậy thôi.
Và đó là Thiền.
.
A Smile in His Lifetime
Mokugen was never known to smile until his last day on earth. When his time came to pass away he said to his faithful ones: “You have studied under me for more than ten years. Show me your real interpretation of Zen. Whoever expresses this most clearly shall by my successor and receive my robe and bowl.”
Everyone watched Mokugen’s severe face, but no one answered.
Encho, a disciple who had been with his teacher for a long time, moved near the bedside. He pushed forward the medicine cup a few inches. This was his answer to the command.
The teacher’s face became even more severe. “Is that all you understand?” he asked.
Encho reached out and moved the cup back again.
A beautiful smile broke over the features of Mokugen. “You rascal,” he told Encho. “You worked with me ten years and have not yet seen my whole body. Take the robe and bowl. They belong to you.”
35. Thiền từng phút
Thiền sinh học với thầy tối thiểu là hai năm trước khi được cho dạy người khác. Tenno vừa xong chương trình tập sự và mới thành thầy dạy. Tenno đến thăm Nan-in. Trời mưa nên Tenno mang guốc gỗ và dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in nói: “Chắc thầy để guốc và dù ở trong căn phòng đằng trước. Tôi muốn biết thầy để dù ở phía bên phải hay bên trái đôi guốc.”
Tenno, lúng túng, không có câu trả lời. Chàng nhân ra là chàng đã không thể hành thiền trong từng phút. Tenno trở thành học trò của Nan-in, và học thêm sáu năm nữa để đạt được Thiền từng phút.
Bình:Thiền sư Tào Động Daizui MacPhillamy
Edmonton Buddhist Meditation Group ở Edmonton, Alberta, Canada, viết ngày 4.4.2006 về “Thiền từng phút” như sau:
Thiền không phải là điều giới hạn trong vài lần ta ngồi thiền định một ngày. Ta có thể mang tâm thiền của ta vào đời sống hàng ngày, với một cách sống ta gọi là “tập trung”, hay “thiền khi làm việc” hay “Thiền từng phút”. Các trường phái Phật giáo có nhiều cách khác nhau để thực hành. Sau đây là cách của [Tào Động] chúng tôi. Cách này cực kỳ giản dị và chẳng đòi hỏi gì ngoài quyết tâm kiên trì thực tập nó. Thiền này có thể tóm tắt trong 5 bước.
1. Chỉ làm một lúc một việc.
2. Chú tâm hoàn toàn vào việc đang làm.
3. Nếu tâm trí của bạn lang thang qua việc khác, kéo nó lại.
4. Thực tập bước số 3 khoảng vài trăm nghìn lần.
5. Và, khi tâm trí của bạn cứ lang thang đến một vấn đề hoài hoài, ngừng một tí và để ý
đến vấn đề “quấy phá” đó: Có thể là nó đang cố gắng nói điều gì đó với bạn.
Every-Minute Zen
Zen students are with their masters at least two years before they presume to teach others. Nan-in was visited by Tenno, who, having passed his apprenticeship, had become a teacher. The day happened to be rainy, so Tenno wore wooden clogs and carried an umbrella. After greeting him Nan-in remarked: “I suppose you left your wooden clogs in the vestibule. I want to know if your umbrella is on the right or left side of the clogs.”
Tenno, confused, had no instant answer. He realized that he was unable to carry his Zen every minute. He became Nan-in’s pupil, and he studied six more years to accomplish his every-minute Zen.
36. Mưa hoa
Tu-bồ-đề là đệ tử của Phật Thích Ca. Sư có thể hiểu được uy lực của Không, quan điểm rằng không có gì hiện hữu ngoại trừ trong liên hệ chủ quan và khách quan của nó.
Ngày nọ Tu-bồ-đề đang ngồi dưới gốc cây, trong trạng thái cực kỳ tĩnh lặng, Hoa bắt đầu rơi quanh ông.
“Chúng tôi ca ngợi ngài về đàm luận của ngài về Không,” các vị Phạm thiên thì thần với ông.
“Nhưng tôi đâu có đàm luận gì về Không,” Tu-bồ-đề nói.
“Ngài đã chẳng đàm luận gì về Không, chúng tôi đã chẳng nghe gì về Không,” các Phạm thiên trả lời. “Đó chính là Không.” Và hoa rơi trên Tu-bồ-đề như mưa.
Bình:
• Cảnh “mãn thiên hoa vũ” (mưa hoa đầy trời) nầy thường xảy ra trong kinh Phật, thông thường là khi Phật Thích Ca hay một vị Bồ Tát nào đó dạy một “pháp” rất lớn, rất vi diệu.
• Phạm thiên, lấy từ chữ Brahman trong Ấn giáo, là vua của một cõi trời.
• Chữ emptiness trong bản tiếng Anh được dịch ở đây với hai chữ khác nhau ở hai nơi: “Không”, và “tĩnh lặng” (khi Tu-bồ-đề ngồi dưới gốc cây).
“Không” là tất cả vũ trụ của ta (cả nội tâm lẫn ngoại tại).
“Tĩnh lặng” là một trạng thái nội tâm.
Trạng thái nội tâm của ta (tĩnh lặng, emptiness) cũng chính là vũ trụ của ta (Không, emptiness).Đây là một mệnh đề triết lý có thể được lý giải bằng những lý luận và từ ngữ triết lý phức tạp. Nhưng chúng ta có thể giản dị hóa vấn đề bằng quan sát rằng: “Khi tâm ta cực kỳ tĩnh lặng thì ta thấy thế giới quanh ta cực kỳ tĩnh lặng.”
Tức là, Vũ trụ ta thấy là do tâm ta thấy như vậy. Đây là quan niệm chủ quan về hiện hữu—Hiện hữu quanh ta chỉ có thể thấy được như tâm ta thấy.
Tức là, Vũ trụ mà ta thấy chỉ là lý giải của tâm ta về vũ trụ ta nhìn.
Nghĩa là, mỗi người chúng ta “thấy” một vũ trụ, và vũ trụ ta thấy thì khác với vũ trụ người khác thấy.
Và nếu tôi không hiện hữu (ví dụ, tôi chết đi) thì vũ trụ tôi thấy cũng chết theo tôi. Không có tôi thì vũ trụ của tôi không hiện hữu.
Không có những người khác, thì những vũ trụ của họ cũng không hiện hữu.
Cho nên ta nói “Vũ trụ là do tâm ta sinh ra.” Nếu ta chết, vũ trụ của ta chết theo.
• Nhưng, dù là chúng ta chỉ có được cái nhìn chủ quan về hiện hữu thì hiện hữu vẫn phải “có” đó một cách khách quan, trong một dạng nào đó, dù là không ai nắm bắt được khách quan tính của nó. (Ngay cả nói nó “có” đó một cách khách quan cũng đã là sai rồi, vì “có” là hiện hữu, mà hiện hữu nào thì cũng chỉ là cái nhìn chủ quan méo mó, không bảo đảm, của tôi).
• Nhưng, dù là chúng ta chỉ có được cái nhìn chủ quan về hiện hữu thì hiện hữu vẫn phải “có” đó một cách khách quan, trong một dạng nào đó, dù là không ai nắm bắt được khách quan tính của nó. (Ngay cả nói nó “có” đó một cách khách quan cũng đã là sai rồi, vì “có” là hiện hữu, mà hiện hữu nào thì cũng chỉ là cái nhìn chủ quan méo mó, không bảo đảm, của tôi).
Ta gọi tính khách quan của vũ trụ là Không, vì không diễn tả được cách nào cả, ngoài việc dùng tạm tên “Không”; nếu diễn tả bằng ngôn từ, thì ngôn từ sẽ biến Không thành “lý giải chủ quan của hiện hữu” mất rồi.
• Đó là ý nghĩa của câu: “Không có gì hiện hữu ngoại trừ trong liên hệ chủ quan và khách quan của nó.”
Không có gì hiện hữu đối với tôi ngoại trừ trong liên hệ chủ quan giữa nó với tôi—cái nhìn chủ quan của tôi về nó.
Không có gì hiện hữu với tôi ngoại trừ trong liên hệ giữa hình ảnh chủ quan của nó trong tâm trí tôi và một suy luận chủ quan của tôi là nó phải hiện hữu khách quan một cách nào đó (để tôi có thể nhìn và thấy nó một cách chủ quan).
Ngoài những cái nhìn chủ quan (méo mó) và suy luận chủ quan (méo mó) của tôi về chủ quan và khách quan, thì chẳng thể nói gì chính xác về hiện hữu cả.
Bên ngoài và bên trên những cái nhìn và suy luận này thì cùng lắm chỉ có một “cái” chính xác nhưng lại không diễn tả được–đó là Không, cái khách quan tính của hiện hữu mà vĩnh viễn tôi không thể nào mô tả hoặc nắm bắt được.
• Vì không thể mô tả và nắm bắt “Không” được, nên Tu-bồ-đề đã chẳng nói gì về Không, và chư thiên đã chẳng nghe gì về Không, và như thế Không là Không.
• Liên hệ chủ quan và khách quan là các từ triết lý tây phương. Ở Đông phương, người ta thường nói đến “tánh” (khách quan) và tướng (chủ quan), hay “thể” (khách quan) và “dụng” (chủ quan).
• Đây là vũ trụ quan của Phật giáo. Và đồng thời cũng là nhân sinh quan, khi Tu-bô-đề ở trong “subtime emptiness” (“cái Không vi diệu”, mà chúng ta đã dịch là “cực kỳ tĩnh lặng”).
.
Flower Shower
Subhuti was Buddha’s disciple. He was able to understand the potency of emptiness, the viewpoint that nothing exists except in its relationship of subjectivity and objectivity.
One day Subhuti, in a mood of sublime emptiness, was sitting under a tree. Flowers began to fall about him.
“We are praising you for your discourse on emptiness,” the gods whispered to him.
“But I have not spoken of emptiness,” said Subhuti.
“You have not spoken of emptiness, we have not heard emptiness,” responded the gods. “This is true emptiness.” And blossoms showered upon Subhuto as rain.
37. Ấn hành kinh sách
Tetsugen, một người sùng mộ Thiền ở Nhật, quyết định sẽ ấn hành kinh sách, vào thời kinh sách chỉ có bằng tiếng Hán. Sách phải in với những khối khắc gỗ, bảy ngàn bản in một lần, tốn rất nhiều công sức.
Tetsugen bắt đầu đi khắp nơi và quyên góp tiền bạc. Vài người ủng hộ cho vài trăm đồng vàng, nhưng thường thì Tetsugen chỉ nhận được vài xu lẻ. Ông cám ơn mỗi người bố thí với lòng tri ân như nhau. Sau mười năm Tetsugen đã có đủ tiền để bắt đầu in.
Nhưng vào lúc đó Sông Uji gây lụt lội. Nạn đói theo sau. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp cho sách để giúp mọi người khỏi chết đói. Rồi ông lại bắt đầu quyên góp tiền.
Bảy năm sau một trận dịch lan khắp nước. Tetsugen lại dùng tiền quyên góp, để giúp mọi người.
Ông lại quyên góp tiền lần thứ ba, và sau 20 năm ước mơ của ông thành hiện thực. Những khối gỗ khắc in những bản kinh đầu tiên ngày nay còn trưng bày trong tu viện Obaku ở Kyoto.
Người Nhật dạy con cái họ là Tetsugen in ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình vượt trội hơn cả bộ cuối cùng..
Bình
• Tetsugen cám ơn người cho trăm đồng vàng và người cho vài xu lẻ “vói lòng tri ân như nhau.”
• In kinh sách không quan trọng bằng cứu người.
• Sách in sớm hay muộn cũng không chết chóc ai, người đói người bệnh mà không cứu ngay thì chết. Thời tính ấn định ưu tiên lúc này.
• Việc gì cần phải làm thì làm, đừng nhắm mắt mù quáng theo đúng “kế hoạch”. “Kế hoạch được sinh ra để được điều chỉnh.” (Plan is made to be changed).
• 37 năm để hoàn thành tâm nguyện in một bộ kinh. Nhẫn.
.
Publishing the Sutras
Tetsugen, a devotee of Zen in Japan, decided to publish the sutras, which at that time were available only in Chinese.The books were to be printed with wood blocks in an edition of seven thousand copies, a tremendous undertaking.
Tetsugen began by traveling and collecting donations for this purpose. A few sympathizers would give him a hundred pieces of gold, but most of the time he received only small coins. He thanked each donor with equal gratitude. After ten years Tetsugen had enough money to begin his task.
It happened that at that time the Uji River overflowed. Famine followed. Tetsugen took the funds he had collected for the books and spent them to save others from starvation. Then he began again his work of collecting.
Several years afterwards an epidemic spread over the country. Tetsugen again gave away what he had collected, to help his people.
For a third time he started his work, and after twenty years his wish was fulfilled. The printing blocks which produced the first edition of sutras can be seen today in the Obaku monastery in Kyoto.
The Japanese tell their children that Tetsugen made three sets of sutras, and that the first two invisible sets surpass even the last.
38. Sự nghiệp của Gisho
Gisho được truyền giới ni cô khi cô chỉ mới 10 tuổi. Cô được huấn luyện cũng như các sư nam. Khi cô được 16 tuổi, cô đi khắp nơi tim học với mọi thiền sư.
Cô học với Unzan ba năm, sáu năm với Gukei, nhưng không nắm được trí tuệ sáng suốt. Cuối cùng cô đến với thiền sư Inzan.
Inzan chẳng đối xử với cô khác với các thiền sinh nam tí nào. Thiền sư la mắng cô như sấm động. Ông trói buộc ni cô đủ cách để đánh thức bản chất bên trong của ni cô.
Gisho học với thiền sư Inzan mười ba năm, rồi ni cô tìm được cái cô đang tìm.
Để ca ngợi ni cô, Inzan làm một bài thơ:
Ni cô này học mười ba năm với tôi
Chiều tối cô quán chiếu công án thâm sâu
Sáng ra lại vùi đầu vào công án khác
Ni cô Hoa Tetsuma đã hơn tất cả, trừ Gisho.
Và kể từ Mujaku chẳng ai thật như Gisho!
Nhưng vẫn còn nhiều cửa cô phải đi qua
Cô còn phải chịu nhiều đấm từ bàn tay sắt của tôi
Sau khi Gisho đã giác ngộ, ni cô đến tỉnh Banshu, lập thiền viện và dạy hai trăm ni cô khác cho đến khi cô qua đời vào tháng 8 năm nọ.
.
Bình:
• Gisho đi tu năm 10 tuổi. Học với nhiều thầy, kể cả ba thầy lớn từ năm 16 tuổi, trong vòng 22 năm, chịu đủ mọi la mắng xỉ vả, để được giác ngộ, vào năm 38 tuổi. Tức là muốn nắm được chân lý nhà Phật không phải là chuyện dễ, cần cố công kiên trì nhiều năm.
(1) Một phần lý do là vì trí tuệ Phật gia bao hàm lý luận thâm sâu, đến mức vượt cả lý luận.
(2) Một phần là do cái “tâm” của hành giả đã mất “cái tôi” đến mức nào, nhưng cùng lúc lại vững tin vào chính mình đến mức nào. Đây là một điều nghe như đối nghịch, nhưng người thực hành thì biết là không. Cái tôi của ta càng mất đi, ta lại càng tăng tự tin.
(3) Một phần là do chín muồi nhờ trực nghiệm cuộc đời. (Có nhiều điều mình đọc năm học triết 18 tuổi, đến năm 40 tuổi mới bắt đầu hiểu hơi rõ rõ).
• Các thiền sư lúc nào cũng nhẹ nhàng thong thả với mọi người, trừ học trò của mình. Nhiều đại sư xử với học trò rất dữ dằn.
Thực ra thì ngày nay cũng thế thôi. Ở cấp giáo dục thấp cho mọi người, các vị thầy lúc nào cũng vuốt ve khuyến khích. Nhưng ở mức thượng đẳng, mức học để làm thầy thiên hạ, thì đó là giáo dục elite, nhằm đào tạo một lớp lãnh đạo rất nhỏ. Người học trò ở mức này thực ra cũng đã là thầy, và phải đủ sức chịu đựng kỹ luật thép, để thành “thép đã tôi thế đấy”, nếu không thì xìu xìu ển ển như cọng bún, chẳng lãnh đạo ai được cả.
Trong các công ty (hay nhà nước) cũng thế. Ở cấp cao, chẳng ai vuốt ve ai cả, mà mọi người đòi hỏi nhau phải chịu được kỹ luật thép để đạt được phẩm chất cao nhất.
Và kỹ luật thép đó thực ra cũng chỉ là để đòi hỏi ta đánh mất cái tôi của mình.
• Và giác ngộ cũng có nhiều cấp. Giác ngộ tầng thấp thì vẫn còn nhiều gian khổ tiếp tục trí tuệ thâm sâu hơn. Luôn luôn phải học thêm hậu tiến sĩ.
.
Gisho’s Work
Gisho was ordained as a nun when she was ten years old. She received training just as the little boys did. When she reached the age of sixteen she traveled from one Zen master to another, studying with them all.
She remained three years with Unzan, six years with Gukei, but was unable to obtained a clear vision. At last she went to the master Inzan.
Inzan showed her no distinction at all on account of her sex. He scolded her like a thunderstorm. He cuffed her to awaken her inner nature.
Gisho remained with Inzan thirteen years, and then she found that which she was seeking!
In her honor, Inzan wrote a poem:
This nun studied thirteen years under my guidance.
In the evening she considered the deepest koans,
In the morning she was wrapped in other koans.
The Chinese nun Tetsuma surpassed all before her,
And since Mujaku none has been so genuine as this Gisho!
Yet there are many more gates for her to pass through.
She should receive still more blows from my iron fist.
After Gisho was enlightened she went to the province of Banshu, started her own Zen temple, and taught two hundred other nuns until she passed away one year in the month of August.
39. Ngủ ngày
Thiền sư Soyen Shaku qua đời năm sáu mươi mốt tuổi. Làm tròn sự nghiệp đời mình, thiền sư để lại một giáo huấn phong phú hơn hẳn giáo huấn của nhiều thiền sư khác. Học trò của thiền sư thường ngủ ngày giữa mùa hè, và dù là thiền sư bỏ qua việc này, thiền sư vẫn không bao giờ phí phạm một giây phút.
Ngủ trưa ở Nhật
Khi thiền sư chỉ mới 12 tuổi, người đã học triết lý thiền Thiên Thai. Vào một ngày hè, trời nóng bức đến nỗi cậu bé Soyen duỗi thẳng chân và ngủ trong khi thầy mình ra ngoài.
Ba tiếng đồng hồ trôi qua, cậu bé Soyen bỗng nhiên tỉnh giấc, nghe thầy đang bước vào, nhưng trễ quá rồi. Cậu đang nằm dài ra đó, chắn ngang cửa.
“Thầy xin lỗi, thầy xin lỗi,” thầy của Soyen thì thầm, bước rón rén qua người Soyen, như thể Soyen là một người khách quý. Kể từ đó, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.
.
Bình:
• Ngủ trưa là thói quen tại các xứ nóng. Buổi trưa, nhất là trưa hè, trời oi bức đến nỗi mọi người mọi vật đều thấy mệt mỏi và cần nghỉ. Ở Tây Ban Nha (Spain) và các nước có ảnh hưởng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, giấc ngủ trưa gọi là “siesta.”
Theo bài này, ngủ trưa được các thiền sư xem như là phí phạm thời gian. Điều này có lẽ hợp lý với các thiền sư, nhưng đối với nông dân phải làm việc ngoài trời, thì ngủ trưa có lẽ là giúp nông dân làm việc tốt hơn. 7 Nguyên Tắc Cho Giấc Ngủ Trưa
(Thực ra tựa đề bài này nên là “Ngủ trưa” thì đúng hơn là “Ngủ ngày”. Trong văn hóa Việt, ngủ trưa thì được, ngủ ngày thì không. Tuy nhiên, vì bản chính tiếng Anh viết là Daytime, chúng ta dịch là “Ngủ ngày” để tôn trọng bản chính. Nếu là ngủ trưc thì tiếng Anh nên là “noon nap” hay “afternoon nap”.)
• Điểm chính của bài này là Soyen không phí phạm thời gian, hay ảnh hưởng của thầy của cậu bé Soyen trên cách sống của cậu trong suốt cuộc đời?
Cả thầy của Soyen và Soyen đều tôn trọng giấc ngủ trưa của người khác, vì cả hai biết rằng đó cũng là chuyện tự nhiên và thông thường. Cho nên, ngủ trưa không được xem là chuyện xấu, hay lười biếng, dù là các thiền sư có thể nghĩ rằng không ngủ trưa thì vẫn hơn.
Điểm chính là, thầy Soyen xin lỗi cậu học trò 12 tuổi là đã phá giấc ngủ của cậu. Thầy xin lỗi học trò là chuyện hầu như chẳng bao giờ xảy ra ở phương đông, nơi mà thầy tát tai trò là chuyện thường ngày. Ở đây, thầy xin lỗi học trò, mà lại là học trò nhỏ xíu, đang ngủ trưa trong giờ học, tức là làm chuyện chẳng nên làm (dù đó chỉ là bản năng tự nhiên).
Thái độ cực kỳ khiêm tốn của thầy, và cực kỳ tôn trọng học trò của thầy, gây ấn tượng quá lớn trên Soyen, đến nỗi cậu không bao giờ ngủ trưa nữa (để thầy không bao giờ phải xin lỗi cậu lần nữa).
Và Soyen cũng rất tôn trọng [giấc ngủ của] học trò sau nầy như thầy đã tôn trọng mình.
.
Sleeping in the Daytime
The master Soyen Shaku passed from this world when he was sixty-one years of age. Fulfilling his life’s work, he left a great teaching, far richer than that of most Zen masters. His pupils used to sleep in the daytime during midsummer, and while he overlooked this he himself never wasted a minute.
When he was but twelve years old he was already studying Tendai philosophical speculation. One summer day the air had been so sultry that little Soyen stretched his legs and went to sleep while his teacher was away.
Three hours passed when, suddenly waking, he heard his master enter, but it was too late. There he lay, sprawled across the doorway.
“I beg your pardon, I beg your pardon,” his teacher whispered, stepping carefully over Soyen’s body as if it were that of some distinguished guest. After this, Soyen never slept again in the afternoo