101 Truyện Thiền bình giải
- Thứ hai - 05/12/2011 08:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bình:
Câu chuyện này không nhất thiết chỉ đúng cho học Thiền. Muốn tìm hiểu bất kỳ điều gì ờ đời–một tôn giáo, một người, một nhóm người, một nền văn hóa, một dân tộc, một lịch sử, một vụ kiện, v.v… chúng ta phải đổ sạch tách thành kiến, giả định, phỏng đoán và kết luận trong đầu–một cái tách trống rỗng, một tờ giấy trắng tinh–thì chúng ta mới có thể học hỏi được.
Bạn đang bắt đầu vào cuộc hành trình qua 101 Truyện Thiền để tìm hiểu Thiền là gì. Đây là truyện đầu tiên. Bạn cần đổ sạch tách của bạn, để bước vào và đi qua cuộc hành trình này.
Bạn đã nghe, đọc, biết và hiểu gì về Thiền trước kia? Xin bạn đổ sạch. Để tâm và trí trống rỗng cho cuộc hành trình.
Tâm rỗng lặng, nhớ nhé.
A Cup of Tea
Nan-in, a Japanese master during the Meiji era (1868-1912), received a university professor who came to inquire about Zen.
Nan-in served tea. He poured his visitor’s cup full, and then kept on pouring.
The professor watched the overflow until he no longer could restrain himself. “It is overfull. No more will go in!”
“Like this cup,” Nan-in said, “you are full of your own opinions and speculations. How can I show you Zen unless you first empty your cup?”
Annotation:
This story is true not only for Zen study but also for everything else.
To find understanding in anything – a religion, a person, a group of people, a culture, a people, a history, a court case, etc., we must empty the cup of prejudices, assumptions, speculations and conclusions already existing in our mind/heart – an empty cup, a blank sheet of paper – then we may understand.
You are starting a journey through 101 Zen Stories to explore Zen. This is the first story.
You need to empty your cup, to enter and go through the journey.
What have you heard, read, known and understood about Zen previously?
Please put them aside. Keep your mind and heart empty for the journey.
An empty mind/heart, remember!
2/ Nhặt được kim cương giữa lối bùn
Thiền sư Gudo là thầy của Thiên hoàng. Dù vậy, ngài thường đi xa một mình như là một hành khất lang thang. Ngày nọ trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của Nhật thời đó, Gudo đến gần một làng nhỏ tên Takenada. Trời đã tối và mưa rất lớn. Gudo ướt sũng cả người. Đôi dép rơm của ngài đã rã nát. Đến một căn nhà gần làng ngài thấy có bốn năm đôi dép trên cửa sổ và quyết định mua vài đôi khô.
Một người đàn bà mang dép ra cho ngài và, thấy ngài ướt sũng, bèn mời ngài về nhà chị trú qua đêm. Gudo nhận lời, cám ơn chị. Ngài vào nhà, tụng một bài kinh trước bàn thờ gia đình. Sau đó ngài được giới thiệu đến mẹ và các con của chị. Thấy cả nhà có vẻ trầm uất, Gudo hỏi có chuyện gì không ổn.
“Chồng con là người mê cờ bạc and say sưa,” chị nói. “Khi anh ấy thắng, anh uống say và trở nên dữ dằn. Khi thua, anh vay tiền của người khác. Đôi khi say quá mức, anh không về nhà luôn. Con làm gì được bây giờ?”
“Tôi sẽ giúp anh ấy,” Gudo nói. “Tôi có tiền đây. Chị mua dùm tôi môt bình rượu lớn và ít đồ ăn. Xong rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ.”
Khi anh chồng về nhà lúc nửa đêm, say mèm, anh rống: ‘Ê, vợ, tôi đây. Có gì cho tôi ăn không?”
“Tôi có chút ít cho anh,” Gudo nói. “Tôi bị kẹt mưa và vợ anh rất tử tế, hỏi tôi ở lại đây qua đêm. Để trả ơn tôi đã mua một ít rượu và cá, vậy anh ăn luôn một thể.”
Đến sáng anh chồng thức dậy và quên mất mọi sự đêm hôm trước. “Ông là ai? Ông tới từ đâu?” anh ta hỏi Gudo, người vẫn đang ngồi thiền.Anh chồng vui vẻ. Uống một hơi hết hủ rượu và nằm lăn xuống sàn. Gudo ngồi thiền cạnh anh ta.
“Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi đang trên đường đi Edo,” thiền sư trả lời.
Anh chồng thấy rất xấu hổ. Anh lính quýnh xin lỗi vị thầy của Thiên hoàng.
Gudo mỉm cười. “Mọi sự trên đời đều vô thường,” ngài giải thích. “Cuộc đời rất ngắn. Nếu anh cứ tiếp tục đánh bạc và say sưa, anh sẽ chẳng còn tí thời gian nào để làm được việcgì khác, và anh sẽ làm gia đình anh đau khổ nữa.”
Đầu óc của người chồng bỗng thức tỉnh như từ trong một giấc mơ. “Thầy nói rất phải,” anh nói. “Làm sao con có thể trả ơn thầy cho những lời dạy vi diệu này! Để con tiễn thầy đi một đoạn và mang đồ cho thầy.”
“Được, nếu anh muốn vậy,” Gudo đồng ý .
Hai người ra đi. Được ba dặm, Gudo bảo anh chồng đi về. “Thêm năm dặm nữa thôi,” anh kèo nài. Họ đi tiếp.
“Anh về được rồi,” Gudo đề nghị.
“Mười dặm nữa,” anh chồng nói.
“Về đi,” Gudo nói khi đã xong mười dặm.
“Con sẽ theo thầy cả đời,” anh chồng tuyên bố.
Các thiền sư Nhật ngày nay đều phát sinh từ dòng của một thiền sư nổi tiếng kế vị Gudo. Đó là thền sư Mu-nan, người đàn ông không bao giờ quay lại.
Bình:
* Đồ tể buông đao thành Phật. Mỗi người là Phật đang thành. Saul bách hại con Chúa, sau lại trở thành Thánh Paul, cột trụ chính của giáo hội Thiên chúa giáo.
Tôn kính mọi người, như Bồ tát Thường Bất Khinh đã làm. Đừng bao giờ có thành kiến, kỳ thị, và coi thường ai.
* Không có nơi nào là không thể có Phật. Đừng coi thường các vũng bùn thế gian.
* Gudo chỉ tính bảo anh say đừng say nữa, nhưng anh say tỉnh ngộ sâu thẳm đến mức theo tu vĩnh viễn và thành đại thiền sư. Có nghĩa là Gudo không khai sáng cho anh say, mà chính anh say khai sáng mình; Gudo chỉ tạo một tí cơ hội mà thôi.
Tâm của mỗi chúng ta đã sáng từ nguyên thủy, đang bị lu mờ, chỉ cần một tí cơ hội vào đúng lúc là tâm có thể tự tỏa sáng trở lại.
* Nếu các lời Gudo nói mà chỉ đọc trên Internet, hay do người khác nói, thì chưa chắc đã có ảnh hưởng sâu đậm trên anh say đến thế. Sự hiện diện của Gudo, cái từ tốn tĩnh lặng an lạc và nguồn năng lượng toát ra từ người Gudo nhất định là có ảnh hưởng rất lớn trên anh say. Mỗi người chúng ta có một “dáng vẻ”, một bóng dáng nội tâm toát ra bên ngoài như thế.
* Việc anh say Mu-nan gặp đại thiền sư Gudo có phải là duyên kỳ ngộ không? Ta có nên suy gẫm một tí về hai chữ “nhân duyên” không?
* Bạn đã có bao giờ nghe “tiếng gọi” nào mãnh liệt trong lòng bạn như tiếng gọi anh say đi theo Gudo không? Bạn trả lời tiếng gọi đó thế nào?
Finding a Diamond on a Muddy Road
Gudo was the emperor’s teacher of his time. Nevertheless, he used to travel alone as a wandering mendicant. Once when he was on his was to Edo, the cultural and political center of the shogunate, he approached a little village named Takenaka. It was evening and a heavy rain was falling. Gudo was thoroughly wet. His straw sandals were in pieces. At a farmhouse near the village he noticed four or five pairs of sandals in the window and decided to buy some dry ones.
The woman who offered him the sandals, seeing how wet he was, invited him in to remain for the night at her home. Gudo accepted, thanking her. He entered and recited a sutra before the family shrine. He then was introduced to the woman’s mother, and to her children. Observing that the entire family was depressed, Gudo asked what was wrong.
“My husband is a gambler and a drunkard,” the housewife told him. “When he happens to win he drinks and becomes abusive. When he loses he borrows money from others. Sometimes when he becomes thoroughly drunk he does not come home at all. What can I do?”
“I will help him,” said Gudo. “Here is some money. Get me a gallon of fine wine and something good to eat. Then you may retire. I will meditate before the shrine.”
When the man of the house returned about midnight, quite drunk, he bellowed: “Hey, wife, I am home. Have you something for me to eat?”
“I have something for you,” said Gudo. “I happened to get caught in the rain and your wife kindly asked me to remain here for the night. In return I have bought some wine and fish, so you might as well have them.”
The man was delighted. He drank the wine at once and laid himself down on the floor. Gudo sat in meditation beside him.
In the morning when the husband awoke he had forgotten about the previous night. “Who are you? Where do you come from?” he asked Gudo, who still was meditating.
“I am Gudo of Kyoto and I am going on to Edo,” replied the Zen master.
The man was utterly ashamed. He apologized profusely to the teacher of his emperor.
Gudo smiled. “Everything in this life is impermanent,” he explained. “Life is very brief. If you keep on gambling and drinking, you will have no time left to accomplish anything else, and you will cause your family to suffer too.”
The perception of the husband awoke as if from a dream. “You are right,” he declared. “How can I ever repay you for this wonderful teaching! Let me see you off and carry your things a little way.”
“If you wish,” assented Gudo.
The two started out. After they had gone three miles Gudo told him to return. “Just another five miles,” he begged Gudo. They continued on.
“You may return now,” suggested Gudo.
“After another ten miles,” the man replied.
“Return now,” said Gudo, when the ten miles had been passed.
“I am going to follow you all the rest of my life,” declared the man.
Modern Zen teachers in Japan spring from the lineage of a famous master who was the successor of Gudo. His name was Mu-nan, the man who never turned back.
Annotation:
• A butcher becomes a Buddha the moment he drops his cleaver. Everyone is a Buddha-in-the-Making. Saul persecuted Christ’s follower, and later became Saint Paul, the main pillar of Christianity.
Respect everyone, as Boddhisattva Never-Despising (Bodhisattva Mahâsattva Sadâparibhûta) did. Never carry prejudice or discrimination against, or look down on, anyone.
• No place on earth is so infertile that it cannot produce a Buddha. Don’t look down on the mud holes of the world.
• Gudo only tried to tell the drunkard to stay sober, but the drunkard awoke with such a deep intensity that he followed Gudo permanently and became a great Zen master. Obviously, Gudo didn’t enlighten the drunkard, but the drunkard enlightened himself; Gudo only helped create the opportunity.
Our original mind was bright and is now so dim. All we need is an opportunity at the right moment, then our mind will be bright again.
• Had Gudo’s words been read on the Internet, or spoken by someone else, they probably wouldn’t have had such a deep effect on the drunkard. Gudo’s presence and his serene and peaceful aura must have had a great influence on the drunkard. Each one of us has an aura, an outward reflection of our inner self.
• Was the meeting between drunkard Mu-nan and Zen master Gudo predestined? Should we think a little about the Law of Causation?
• Have you ever heard of “a call” in your heart as intense as the drunkard’s call to follow Gudo? How did you answer that call?
3/ Vậy à
Thiền sư Hakuin được láng giềng ca tụng là sống một cuộc đời tinh khiết.
Gần nơi thiền sư ở có một cô gái đẹp con của ông bà chủ tiệm thực phẩm. Đột nhiên bố mẹ cô gái khám phá là cô đang có thai.
Bố mẹ cô rất giận. Cô chẳng thú nhận ai là bố đứa bé, nhưng sau nhiều áp lực, cuối cùng cô khai tên thiền sư Hakuin.
Cực kỳ giận dữ, bố mẹ cô đến gặp thiền sư. “Vậy à.” thiền sư chỉ nói vậy.
Sau khi đứa bé chào đời, nó được mang đến cho Hakuin. Đến giờ này thiền sư đã hoàn toàn mất hết tăm tiếng, nhưng ngài chẳng thấy phiền toái gì, và ngài lo cho đứa bé rất tốt. Thiền sư xin hàng xóm sữa và các thứ mà đứa bé cần.
Một năm sau cô gái mẹ đứa bé chịu hết nổi. Cô thú thật với bố mẹ rằng bố thật của đứa bé là một cậu làm việc trong chợ cá.
Bố mẹ cô gái đi gặp Hakuin ngay và xin lỗi, năn nỉ kể lể dài dòng, và xin đứa bé lại.
Hakuin bằng lòng. Và khi giao đứa bé lại, thiền sư chỉ nói “Vậy à.”
Bình:
• Tâm tĩnh lặng. Có tăm tiếng, không vui. Mất tăm tiếng, không buồn . Gặp bất công, không sân hận. Hết bất công, không mừng rỡ.
• Sống tùy duyên. Duyên mang bé đến thì nuôi. Duyên đưa bé đi thì thôi. Chẳng có gì phải thắc mắc.
• “Tâm không” như bầu trời trong xanh. Mây đến tự nhiên và mây đi tự nhiên.
• Nhưng tại sao thiền sư không giải thích tối thiểu là một câu “tôi không phải là cha đứa bé?”
Có thể vì đính chính cũng vô ích–chẳng qua cũng chỉ là lời người này chọi lời người kia. Bé đã có duyên đến với ta thì ta nuôi nấng và vui chơi với bé.
• Một năm sau mẹ em bé tự nhiên đổi ý, khai sự thật, hay cô ta đã được sự tĩnh lặng của Hakuin chuyển hóa?
Tĩnh lặng có sức mạnh hay không?
Tĩnh lặng có lời nói hay không?
.Is That So?
The Zen master Hakuin was praised by his neighbors as one living a pure life.
A beautiful Japanese girl whose parents owned a food store lived near him. Suddenly, without any warning, her parents discovered she was with child.
This made her parents very angry. She would not confess who the man was, but after much harassment at last named Hakuin.
In great anger the parents went to the master. “Is that so?” was all he would say.
After the child was born it was brought to Hakuin. By this time he had lost his reputation, which did not trouble him, but he took very good care of the child. He obtained milk from his neighbors and everything else the little one needed.
A year later the girl-mother could stand it no longer. She told her parents the truth – that the real father of the child was a young man who worked in the fishmarket.
The mother and father of the girl at once went to Hakuin to ask his forgiveness, to apologize at length, and to get the child back again.
Hakuin was willing. In yielding the child, all he said was: “Is that so?”
4/ Vâng lời
Các buổi thuyết giảng của thiền sư Bankei thu hút không chỉ thiền sinh mà đủ mọi hạng người của mọi giáo phái. Thiền sư chẳng bao giờ nhắc đến kinh kệ hay dùng các lý luận khoa bảng, mà chỉ nói trực tiếp từ quả tim đến thẳng quả tim của người nghe.
Một nhà sư của giáo phái Nichiren bực tức vì đám đông đến nghe thiền sư Bankei và vì một số tín đồ của nhà sư đã bỏ sư mà đi nghe Bankei giảng. Vị sư Nichiren tự ái, đi đến chùa, nhất định phải tranh luận với Bankei.
“Ê, thiền sư!” vị sư Nichiren gọi. “Đợi một tí. Ai kính trọng ông sẽ vâng theo lởi ông, nhưng người như tôi không kính trọng ông. Ông có thể làm tôi vâng lời ông không?”
“Đến bên cạnh tôi và tôi sẽ chỉ cho ông,” Bankei nói.
Nhà sư Nichiren hãnh diện bước qua đám đông đến cạnh thiền sư.
Bankei smiled. “Qua bên trái tôi.”
Vị sư làm theo.
“Không,” Bankei nói, “chúng ta nói chuyện dễ hơn nếu anh đứng bên phải. Bước qua đây.”
Nhà sư hãnh diện bước sang bên phải.
“Anh thấy không” Bankei nhận xét, “anh đang vâng lời tôi và tôi nghĩ rằng anh là một người rất hiền dịu. Bây giờ, anh ngồi xuống đây và nghe.”
Bình:
• Sân hận và kiêu căng làm vị sư Nichiren mù mắt, đầu óc hết nhậy bén và không thấy những gì đang xảy đến cho mình.
• Ở mức độ cao hơn: Khi tâm mình chấp vào một điều gì đó—như vị sư Nichiren quyết tâm chứng minh trước đám đông là thiền sư Bankei không điều khiển được ông– mình dễ bị mù mắt. Chấp trước làm ta thành si mê.
• Một tâm tĩnh và một tâm động. Tĩnh chỉ huy động, chứ động không chỉ huy tĩnh. Tướng ngồi trong trướng, quân chạy bên ngoài. Tướng chỉ huy quân, quân không chỉ huy tướng.
• Thời Đông Châu Liệt Quốc, Quỷ Cốc Tử, thầy binh pháp của Tôn Tẩn và Bàng Quyên, cũng bị Tôn Tẩn thắng bằng trí. Quỷ Cốc Tử ngồi trên ghế và hỏi hai đệ tử làm cách nào cho ông rời ghế mà không đụng vào người ông. Bàng Quyên nói sẽ đốt lửa dưới ghế. Thầy cho là kế được. Tôn Tẩn nói, “Con không làm cho thầy rời ghế được, nhưng nếu thầy đứng dậy con sẽ có cách làm thầy phải ngồi xuống ghế.” Quỷ Cốc Tử đứng dậy, và trúng kế học trò. (Hai học trò, mỗi người một tâm ý).
.
Obedience
The master Bankei’s talks were attended not only by Zen students but by persons of all ranks and sects. He never quoted sutras nor indulged in scholastic dissertations. Instead, his words were spoken directly from his heart to the hearts of his listeners.
His large audiences angered a priest of the Nichiren sect because the adherents had left to hear about Zen. The self-centered Nichiren priest came to the temple, determined to debate with Bankei.
“Hey, Zen teacher!” he called out. “Wait a minute. Whoever respects you will obey what you say, but a man like myself does not respect you. Can you make me obey you?”
“Come up beside me and I will show you,” said Bankei.
Proudly the priest pushed his way through the crowd to the teacher.
Bankei smiled. “Come over to my left side.”
The priest obeyed.
“No,” said Bankei, “we may talk better if you are on the right side. Step over here.”
The priest proudly stepped over to the right
“You see,” observed Bankei, “you are obeying me and I think you are a very gentle person. Now sit down and listen.”
5/ Nếu yêu, hãy yêu công khai
Hai mươi nhà sư và một ni cô tên Eshun học thiền với một thiền sư.
Eshun rất đẹp dù là đầu của ni cô đã cạo và áo chùng rất thường. Vài vị sư thầm yêu nàng. Một vị viết cho nàng một lá thư tỏ tình, xin được gặp riêng nàng.
Eshun không trả lời. Ngày hôm sau thiền sư giảng bài cho cả lớp, và khi thầy giảng xong, Eshun đứng dậy. Nhìn người đã viết thơ tỏ tình cho mình, Eshun nói: “Nếu thực sự anh yêu tôi rất nhiều, hãy đến đây và ôm tôi.”
Bình:
• Không phải chỉ là tình yêu mà là tất cả những chuyện khác. Thường là, nếu không có gì sai trái thì chẳng lý do gì phải giấu giếm. Nếu có giấu giếm, thường là có chuyện không tốt. Mỗi bí mật là một chấn song tù hãm. Nếu ta có nhiều bí mật trong đời quá, ta ở tù vĩnh viễn.
• Có lẽ ni cô đã nói chuyện với thầy và thầy ra lệnh ni cô phải làm thế. Vì nếu ni cô tự ý làm, thì một là làm mất trật tự lớp học và hai là bất nhẫn. Dù không yêu, cũng cần có từ tâm.
Nhưng thầy ra lệnh thì được.
• Các thiền sư nổi tiếng là dịu dàng, nhưng đối với thiền sinh, tức là những người sẽ thành thầy dạy Thiền sau này, các thầy đôi khi có cách giáo dục rất khắc nghiệt.
If You Love, Love Openly
Twenty monks and one nun, who was named Eshun, were practicing meditation with a certain Zen master.
Eshun was very pretty even though her head was shaved and her dress plain. Several monks secretly fell in love with her. One of them wrote her a love letter, insisting upon a private meeting.
Eshun did not reply. The following day the master gave a lecture to the group, and when it was over, Eshun arose. Addressing the one who had written her, she said: “If you really love me so much, come and embrace me now.”
6/ Không có từ tâm
Một người phụ nữ ở Trung Quốc đã cấp dưỡng một vị sư hơn 20 năm. Bà đã làm một chòi nhỏ cho sư và lo việc ăn uống khi sư thiền định. Cuối cùng bà thắc mắc là không biết vị sư đã tiến bộ được gì trong suốt bao nhiêu năm.
Để tìm câu trả lời, bà nhờ một cô gái đầy ham muốn giúp một tay. “Vào ôm ông,” bà bảo cô gái, “rồi hỏi đột ngột: ‘Làm gì bây giờ?’ “
Cô gái vào gặp sư và, chẳng nề hà gì, đến vuốt ve sư, hỏi sư phải làm thế nào về việc đó.
“Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” vị sư trả lời đầy thi vị. “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.”
Cô gái trở về và báo cáo lại điều sư nói.
“Nghĩ đến việc tôi nuôi ông này cả 20 năm!” bà than một cách giận dữ. “Ông ta chẳng tỏ vẻ gì quan tâm đến nhu cầu của cô, chẳng hề muốn giải thích tình trạng của cô. Ông ta không cần phải đáp lại ham muốn, nhưng ít ra ông ta cũng phải tỏ lộ được một tí từ tâm.”
Bà liền đi ngay đến chòi của vị sư và đốt nó.
Bình:
* Đoạn nhà sư nói thế này:
Cô gái vào gặp sư và, chẳng nề hà gì, đến vuốt ve sư, hỏi sư phải làm thế nào về việc đó.
“Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” vị sư trả lời đầy thi vị. “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.”
Ý nhà sư nói, Tôi như là một cây mọc trên đá trong mùa đông, rất lạnh lùng, chẳng có hơi ấm nào nơi tôi, chẳng có xúc cảm nào nơi tôi, cô đừng mất công vô ích.
Đây là thái độ mà ta gọi là “con tim chai đá” chẳng còn một tí cảm xúc nào hết. Và đây là lầm lỗi rất nhiều người có về Thiền, kể cả một số thiền sư. Tức là họ tập “thiền” để chỉ làm cho con tim không còn bị xúc động bởi tất cả mọi điều trên đời.
Nhưng nếu thế thì “tâm từ bi” của Bồ tát làm sao mà có được?
Bồ tát có tâm từ bi, cảm xúc được từng nỗi đau rất nhỏ của con người. Vì vậy mà Bồ tát luôn luôn hộ trì, độ người qua khổ nạn.
Tâm Thiền là tâm cực kỳ nhậy cảm, nhậy cảm với những nỗi đau nỗi khổ dù là rất nhỏ của sinh linh.
Ở đây ta có một cô gái muốn một nhà sư (dù là bên ngoài). Trong bài có nói đây là một cô gái “đầy ham muốn”. Đó là một cái khổ. Thích một nhà sư là một điều rất khổ cho một cô gái. Nhà sư không thích cô gái theo kiểu nam nữ, nhưng ít ra phải cảm xúc được cái khổ của cô, để mà có một tí từ tâm. Biểu lộ từ tâm đó với cô ta bằng cách nào thì tùy theo trường hợp, nhưng có lẽ không phải là cách kiêu kỳ, chẳng nói một chữ về cô ta, mà chỉ tự ví mình là cây mọc trên tảng đá giữa mùa đông. Một lối trả lời rất nhắm vào “cái tôi” thay vì lo lắng cho người kia.
Ở đây ta thấy sự liên hệ giữa tâm chai đá và cái tôi (ngã mạn). Người có tâm chai đá chỉ quan tâm đến họ và chẳng quan tâm đến ai khác.
Bồ tát không quan tâm đến mình, mà quan tâm đến người khác. Đó là Thiền thật sự.
* Người ta thường nhầm lẫn tâm tĩnh lặng của Thiền và tâm chai đá. Tâm tĩnh lặng là mặt nước hồ thu tĩnh lặng, không phải là một tảng đá chết lặng.
Một viên sỏi rất nhỏ cũng làm mặt hồ gợn sóng. Tâm tĩnh lặng rất nhậy cảm với mọi cảm xúc ở đời, nhậy cảm hơn tâm trung bình rất nhiều. Nhưng Tâm tĩnh lặng có thể tự kiểm soát mình rất tốt, cho nên dùng các xúc cảm đó để làm điều thiện, làm thăng hoa cuộc đời.
Mặt khác, chạy ồ ạt theo xúc cảm buồn vui giận ghét của mình không phải là nhậy cảm, mà là không chỉ huy được cảm xúc và là nô lệ cho cảm xúc.
* Bà lão nổi giận vì tốn công nuôi ông sư này 20 năm mà ông ta chẳng hiểu gì về Thiền, về tĩnh lặng, và từ tâm cả. Sự nổi giận của bà lão và con số 20 năm là để nhấn mạnh điều là có rất nhiều vị sư bị lạc về điểm này cả đời họ.
.No Loving – Kindness
There was an old woman in China who had supported a monk for over twenty years. She had built a little hut for him and fed him while he was meditating. Finally she wondered just what progress he had made in all this time.
To find out, she obtained the help of a girl rich in desire. “Go and embrace him,” she told her, “and then ask him suddenly: ‘What now?’”
The girl called upon the monk and without much ado caressed him, asking him what he was going to do about it.
“An old tree grows on a cold rock in winter,” replied the monk somewhat poetically. “Nowhere is there any warmth.”
The girl returned and related what he had said.
“To think I fed that fellow for twenty years!” exclaimed the old woman in anger. “He showed no consideration for your need, no disposition to explain your condition. He need not have responded to passion, but at least he could have evidenced some compassion.”
She at once went to the hut of the monk and burned it down.
7/ Thông báo
Vào ngày cuối cùng của đời mình, thiền sư Tanzan viết 60 bưu thiếp, nhờ một người trợ lý gởi đi. Rồi thiền sư qua đời.
Các tờ bưu thiếp viết:
Tôi đang rời xa thế giới này.
Đây là thông báo cuối cùng của tôi.
Tanzan
27 tháng 7 năm 1892
Bình:
• Theo truyền thống Phật gia, con người có thể chủ động về sự chết của mình. Chọn ngày giờ đi và cách đi. Hai cách thường dùng nhất là thiền định nhịn ăn, và tự thiêu… và theo truyền thuyết có thể có những cách ít người biết được.
Chủ động về cái chết của chính mình được xem như là một sự kiện lớn đánh dấu tự do của con người. Ta không chủ động được sanh, nhưng ít ra ta cũng chủ động tử.
Trong các truyền thống khác, như Thiên chúa giáo chẳng hạn, con người không có quyền tự kết liễu đời mình—sinh và tử là quyền của Thượng đế.
Announcement
Tanzan wrote sixty postal cards on the last day of his life, and asked an attendant to mail them. Then he passed away.
The cards read:
I am departing from this world.
This is my last announcement.
Tanzan
July 27, 1892
8/ Sóng lớn
Vào đầu thời Minh Trị Thiên Hoàng có một võ sĩ đánh vật tên là O-nami, tức là Sóng Lớn.
O-nami rất mạnh và giỏi về nghệ thuật đánh vật. Trong những trận đấu riêng, O-nami thắng cả thầy của mình, nhưng khi ra trước đám đông O-nami lại quá rụt rè đến nỗi chính học trò của anh cũng vật anh được.
O-name nghĩ là mình nên tìm một thiền sư giúp đở. Hakuju, một thiền sư lang thang, đang dừng chân tại một chùa gần đó, nên O-nami đến gặp và kể về khó khăn lớn của mình.
“Sóng Lớn là tên của anh,” thiền sư tư vấn, “vậy thì ở lại chùa tối nay. Tưởng tượng anh là những ngọn sóng lớn đó. Anh không còn là võ sĩ đánh vật hay sợ nữa. Anh là những đợt sóng vĩ đại quét sạch tất cả những gì đứng trước mặt, nuốt sạch tất cả những gì sóng đi qua. Tưởng tượng thế và anh sẽ là võ sĩ đánh vật siêu đẳng nhất nước.”
Vị thầy lui về. O-nami ngồi thiền cố gắng tưởng tượng mình là sóng. Anh nghĩ đến rất nhiều chuyện. Rồi dần dần cảm giác là sóng tăng thêm. Càng về đêm những lọn sóng càng lớn hơn. Sóng cuốn trôi những cánh hoa trong các lọ hoa. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập nước. Trước khi trời hừng đông, cả ngôi chùa chẳng còn là gì nữa ngoại trừ sóng lên sóng xuống của đại dương.
Sáng ra vị thầy thấy O-nami vẫn còn thiền định, với nét cười thoáng hiện trên mặt. Thiền sư vỗ vai chàng võ sĩ. “Bây giờ chẳng còn điều gì có thể làm phiền anh,” thầy nói. “Anh là những đợt sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi thứ trước mặt anh.”
Ngày đó O-nami thi đấu và thắng. Từ đấy, không còn ai ở Nhật có thể thắng O-nami.
Bình:
• Tất cả các võ sư đều biết rằng, khi đấu, nếu tài và sức chỉ hơn nhau một 8 một 10, thì quyết tâm và bình tĩnh quyết định thắng bại đến 70%, 20% là may rủi, và 10% là tài và sức.
Đa số mọi phấn đấu của ta về mọi vấn đề trên đời cũng đều như thế.
• O-nami ra trước đám đông bị “cái lo” về đám đông làm tư tưởng không tập trung được—Không biết họ có cười mình mập quá không? Hay là họ chê mình đấu dở?
• Thiền sư chỉ O-nami cách tập trung tư tưởng vào MỘT điều duy nhất—hình ảnh các đợt sóng. Đây là bước căn bản đầu tiên của thiền định–tập trung vào MỘT điều duy nhất: hơi thở, hay bước đi, hay các hành động rửa bát, hoặc quét nhà, v.v… Tư tưởng tập trung vào một điều sẽ không chạy tán loạn.
• Dùng hình ảnh Sóng Lớn ở đây để tập trung tư tưởng còn có thêm hai điều lợi. Thứ nhất, đây là tên của O-nami, rất quen thuộc với anh, dễ tập trung tư tưởng. Thứ hai, đây là hình ảnh mạnh mẽ chiến thắng. Tốt cho võ sĩ xông trận. Vị thiền sư này đúng là thầy rất giỏi về thiền định, nên cho bài học một công hai ba chuyện.
• Ngồi thiền thường là như thế: Ban đầu cứ “nghĩ đến rất nhiều chuyện”, rồi tư tưởng mới tập trung vào hình ảnh mình đang “quán” từ từ, càng lâu càng mạnh và càng rõ.
• Ảnh hưởng đổi đen thành trắng trong chỉ một đêm như ở đây, thì hơi hiếm. Thông thường ta cần nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm… tùy theo vấn đề, mức độ, và cơ duyên.
• Việc O-nami “quán” mình thành sóng đánh trôi hoa trên bàn thờ và nhận chìm luôn cả tượng Phật là một căn bản triết lý rất quan trọng của Phật học: Phật ở trong ta, không có Phật ở ngoài. Câu của ngài Lâm Tế “phùng Phật sát Phật” (gặp Phật giết Phật) có nghĩa là thế: Không có Phật ngoài ta. (Nếu có vị Phật sống đi ngoài đường thì điều đó cũng chẳng quan trọng và ăn nhập gì tới mình cả).
Phật sống còn không có ngoài ta, huống chi là tượng Phật. Tượng để thờ tự chỉ là tượng gỗ giúp ta tập trung tư tưởng thôi, chẳng nghĩa lý gì cả. Thiền tổ Đơn Hà bảo một vị sư chẻ tượng Phật làm củi sưởi ấm, là để đánh đổ cái “chấp” vào tượng của sư.
Đừng hướng ý ra tượng ảnh hay Phật ở ngoài. Phật là tâm ta. Hướng vào tâm ta để tâm thanh tịnh thành Phật.
• Giác ngộ như là một cơn sóng thần dánh dạt tất cả vướng mắc trong tâm–hoa trên bàn thờ, tượng Phật, chùa chiền, đền đài lăng tẩm, tất cả thế giới, tất cả vũ trụ…
Không một mảy may vướng mắc sót lại. Tâm rỗng lặng hoàn toàn.
Great Waves
In the early days of the Meiji era there lived a well-known wrestler called O-nami, Great Waves.
O-nami was immensly strong and knew the art of wresting. In his private bouts he defeated even his teacher, but in public was so bashful that his own pupils threw him.
O-nami felt he should go to a Zen master for help. Hakuju, a wandering teacher, was stopping in a little temple nearby, so O-nami went to see him and told him of his great trouble.
“Great Waves is your name,” the teacher advised, “so stay in this temple tonight. Imagine that you are those billows. You are no longer a wrestler who is afraid. You are those huge waves sweeping everything before them, swallowing all in their path. Do this and you will be the greatest wrestler in the land.”
The teacher retired. O-nami sat in meditation trying to imagine himself as waves. He thought of many different things. Then gradually he turned more and more to the feeling of waves. As the night advanced the waves became larger and larger. They swept away the flowers in their vases. Even the Buddha in the shrine was inundated. Before dawn the temple was nothing but the ebb and flow of an immense sea.
In the morning the teacher found O-nami meditating, a faint smile on his face. He patted the wrestler’s shoulder. “Now nothing can disturb you,” he said. “You are those waves. lYou will sweep everything before you.”
The same day O-nami entered the wrestling contests and won. After that, no one in Japan was able to defeat him.
9/ Không trộm được mặt trăng
Thiền sư Ryokan sống cuộc đời đơn giản nhất trong một căn chòi nhỏ dưới chân núi. Buổi tối nọ một tên trộm vào chòi chỉ để khám phá ra là chẳng có gì trong đó để trộm.
Ryokan trở về, bắt gặp tên trộm, “Có lẽ anh đã đi một quãng đường dài để thăm tôi,” thiền sư nói với tên trộm, “và anh không nên về không. Vậy hãy nhận áo quần của tôi làm quà tặng.”
Tên trộm sửng sốt. Hắn nhận áo quần và lẩn đi.
Ryokan ngồi trần truồng, ngắm trăng. “Tội nghiệp,” thiền sư nghĩ thầm, “Ước gì mình có thể cho anh ta mặt trăng đẹp đẻ này.”
Bình:
• Gặp trộm thì la hét, đánh đập, chưởi bới. Đó là phản ứng của đại đa số người. Đại đa số được “lập trình” như thế, và các phản ứng như vậy chỉ là lập trình máy móc như robot. “Phản ứng” là bị động. “Phản ứng theo lập trình” là nô lệ của lập trình.
Thiền sư hoàn toàn chủ động tâm mình. Xử với mọi người như khách quý, dù hắn là ai. Đó là một tâm thức hoàn toàn tự do, hoàn toàn do chính mình làm chủ.
Thiền sư cũng chẳng buồn hỏi “Tại sao anh làm thế?” để nghe giải thích hợp lý như là “Con tôi đang bị bệnh, cần tiền mua thuốc.” Mọi người là khách quý của thiền sư, thế thôi—không điều kiện, không ràng buộc. Một tâm thức hoàn toàn tự do.
• Cũng như vị linh mục trong Les Miserables của Victor Hugo, dùng tình yêu và ân cần mà xử với kẻ trộm, có thể làm cho người đó sửng sốt đến độ sẽ không muốn làm sai nữa và chỉ muốn làm điều thiện.
• Còn cái đáng giá hơn cả bộ áo quần của thiền sư cả muôn nghìn lần—cái đẹp hiền dịu của ánh trăng và những phút giây hạnh phút nhìn ngắm nó. Đó mới là quà quý để tặng khách. Nhưng đương nhiên là không được.
• Thực ra, anh trộm cũng đã có mặt trăng rồi, và cũng đã có thể ngắm trăng sung sướng rồi. Nhưng nếu anh không biết ngắm trăng thì đành chịu. Người khác không thể cho anh mặt trăng và sự ngắm trăng.
• Mặt trăng là biểu tượng của tâm tĩnh lặng, tâm trong sáng, tâm giác ngộ, tâm Phật—ai cũng đã có hết rồi. Thấy nó được hay không, hưởng nó được hay không, là do chính mình. Chẳng ai có thể giúp mình làm được điều đó.
The Moon Cannot Be Stolen
Ryokan, a Zen master, lived the simplest kind of life in a little hut at the foot of a mountain. One evening a thief visited the hut only to discover there was nothing in it to steal.
Ryokan returned and caught him. “You may have come a long way to visit me,” he told the prowler, “and you shoud not return emptyhanded. Please take my clothes as a gift.”
The thief was bewildered. He took the clothes and slunk away.
Ryokan sat naked, watching the moon. “Poor fellow, ” he mused, “I wish I could give him this beautiful moon.”
10/ Bài thơ cuối cùng của Hoshin
Thiền sư Hoshin sống ở Trung quốc nhiều năm. Sau đó thiền sư trở về vùng tây bắc Nhật, dạy học trò. Khi thiền sư đã rất già, ông kể một câu chuyện ông đã nghe ở Trung quốc. Câu chuyện thế này:
Vào ngày 25 tháng 12 năm nọ, Tokufu, rất già, nói với đệ tử: “Thầy không sống tới sang năm, vậy các con nên tử tế với thầy năm nay.”
Các đệ tử nghĩ là thiền sư nói đùa, nhưng vì thiền sư là vị thầy tốt bụng nên các đệ tử luân phiên chăm sóc cho thầy mỗi ngày như ngày lễ.
Đến ngày cuối năm, Tokufu nói: “Các con đã tốt với thầy. Thầy sẽ rời các con chiều mai, khi tuyết đã ngừng.”
Các đệ tử cười, và cho rằng thầy đã già nên nói năng lẩm cẩm, bởi vì đêm rất trong và chẳng có tí tuyết nào. Nhưng vào nửa đêm, tuyết bắt đầu rơi, và sáng hôm sau các đệ tử chẳng thấy thầy đâu cả. Họ vào phòng thiền. Thầy đã qua đời ở đó.
Hoshin kể chuyện này và nói với các đệ tử: “Thiền sư không cần phải đoán trước việc ra đi, nhưng thiền sư nào thực sự muốn tiên đoán, ông ta có thể làm được.”
“Thầy làm được không?” ai đó hỏi.
“Được,” thầy sẽ cho các con thấy thầy làm được gì 7 ngày sau.
Chẳng đệ tử nào tin thiền sư, và đa số quên đã luôn cuộc trò chuyện khi thiền sư họp họ lại lần sau đó.
“Bảy ngày trước,” thiền sư nói, “Thầy nói là thầy sẽ rời các con. Theo lệ thường là nên viết một bài thơ từ biệt, nhưng thầy không phải là thi sĩ cũng không giỏi thư pháp. Một trò nào có có thể ghi lại những lời cuối cùng của thầy.”
Các đệ tử cho là thiền sư nói đùa, nhưng một người cũng bắt đầu viết.
“Sẵn sàng chưa?” thiền sư hỏi.
“Dạ, thầy,” người viết trả lời.
Rồi Hoshin đọc:
Tôi đến từ sự sáng
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Bài thơ thiếu một câu như lệ thường thơ bốn câu, vì vậy người học trò hỏi: “Thầy, mình còn thiếu một câu.”
Hoshin, với tiếng rống của một sư tử chiến thắng, hét “Kaa!” và từ trần.
Bình:
• Như đã nói trong bài Thông báo về chuyến đi cuối đời của thiền sư Tanzan, tự quyết định về cái chết của mình là một điểm đặc biệt của Phật gia, đánh dấu tự do của con người.
Nhưng trong các truyền thống tâm linh khác thì đây là điều cấm kỵ.
• Tuy nhiên, trong bài có nói cả Tokufu và Hoshin đều rất già, có nghĩa là hai vị đã sống và cống hiến nhiều cho đời. Lại dùng chữ, “tiên đoán” việc chết, có nghĩa là họ không cố tình đi khi chưa đến lúc. Chỉ là, họ biết được khi sinh lực của mình sẽ hết mà thôi.
Nói rõ ra, đây không phải là “tự tử.”
• Phần chính của bài này là bài thơ từ biệt của Hoshin. Các bài thơ từ biệt này là lời dạy cuối cùng của thầy chuyển đến các trò, cho nên nó là tinh túy của thầy.
Và bài thơ này, không thiếu một câu như trong bài có nói. Nó đủ bốn câu. Trong bài, tác giả chỉ dùng kỹ thuật viết, để ta để ý đên câu cuối cùng, mà tác giả cho là rất quan trọng. Đây là bài thơ bốn câu đầy đủ:
Tôi đến từ sự sáng
Và về lại sự sáng
Gì đây?
Kaa!
Hai câu đầu rất rõ là “từ Không tôi đến, trở lại Không tôi đi”–từ Chân Lý Tuyệt Đối tôi đến, trở lại Chân Lý Tuyệt Đối tôi đi.
Nếu nói theo vật lý thì “Từ cát bụi tôi đến, về lại với cát bụi tôi đi.”
Nếu nói theo các tôn giáo thần quyền thì “Từ Thượng đế tôi đến, về lại với Thượng đế tôi đi.”
Câu thứ ba là câu hỏi: Cuộc đời ngay đây, ở giữa đến và đi, là gì?
Câu thứ tư trả lời: Chỉ là một tiếng “Kaa” ngắn ngủi, vang lên và biến mất. Một cái chấm nhỏ xíu trong dòng thời gian vô lượng vô biên, chẳng nghĩa lý gì hết, ngoại trừ là một bằng chứng ngắn ngủi của sự hiện diện của một năng lượng trong một sátna của vũ trụ.
.
The Last Poem of Hoshin
The Zen master Hoshin lived in China many years. Then he returned to the northeastern part of Japan, where he taught his disciples. When he was getting very old, he told them a story he had heard in China. This is the story:
One year on the twenty-fifth of December, Tokufu, who was very old, said to his disciples: “I am not going to be alive next year so you fellows should treat me well this year.”
The pupils thought he was joking, but since he was a great-hearted teacher each of them in turn treated him to a feast on succeeding days of the departing year.
On the eve of the new year, Tokufu concluded: “You have been good to me. I shall leave you tomorrow afternoon when the snow has stopped.”
The disciples laughed, thinking he was aging and talking nonsense since the night was clear and without snow. But at midnight snow began to fall, and the next day they did not find their teacher about. They went to the meditation hall. There he had passed on.
Hoshin, who related this story, told his disciples: “It is not necessary for a Zen master to predict his passing, but if he really wishes to do so, he can.”
“Can you?” someone asked.
“Yes,” answered Hoshin. “I will show you what I can do seven days from now.”
None of the disciples believed him, and most of them had even forgotten the conversation when Hoshin next called them together.
“Seven days ago,” he remarked, “I said I was going to leave you. It is customary to write a farewell poem, but I am neither poet nor calligrapher. Let one of you inscribe my last words.”
His followers thought he was joking, but one of them started to write.
“Are you ready?” Hoshin asked.
“Yes, sir,” replied the writer.
Then Hoshin dictated:
I came from brilliancy.
And return to brilliancy.
What is this?
The poem was one line short of the customary four, so the disciple said: “Master, we are one line short.”
Hoshin, with the roar of a conquoring lion, shouted “Kaa!” and was gone.