Trang nhất » Tin Tức » Tuổi Trẻ Và Phật Giáo

Đức Phật dậy về bảy loại Vợ suy ra bẩy loại Chồng

Thứ bảy - 17/12/2011 09:16
Trong hàng ngàn kinh kệ được ngài Anan ghi chép lại. Các bạn hãy để ý những câu đầu đại lọai như : " Chính tôi được nghe "... Cũng có thể là câu khác nhưng hàm ý vẫn như thế
Ngài Anan là đệ tử luôn túc trực bên Phật Thích Ca và được mệnh danh là : trí nhớ như thần, những quyển kinh mà chúng ta đọc ngày hôm nay đều do ngài viết lại, nhằm ko để thất lạc những lời giảng của đức Phật khi còn tại thế

Về phần ngài Anan mình xin nói sau nhé, phần này mình xin nói về kinh giảng 7 lọai vợ của Phật, được mình sưu tầm và nghe giảng từ Đại đức Thích Pháp Hòa qua lời giảng dí dỏm của đại đức
 

BẢY LOẠI VỢ

Trong chữ Hán có chữ An, ở trên có mái nhà, ở dưới có chữ Nữ, nên người phụ nữ trong nhà rất quan trọng

thường thì bây giờ ko ở rể cũng là làm dâu, nên Phật có cả bài kinh dành cho vợ. Bối cảnh là 1 lần qua nhà cư sĩ Cấp Cô Độc và gặp con dâu ông nay, nên mới có nhân duyên giảng 1 bài kinh về vợ, bài này nói đúng thời đúng lúc nên hợp căn cơ, mà nói đúng thời dúng lúc gọi là khế kinh. ví dụ nếu gặp trường hợp nàng dâu đối với cha mẹ chồng, mà Phật nói chàng rể đối với cha mẹ vợ cũng ko đúng, hay chồng đối với vợ cũng ko đúng.

" Chính tôi được nghe " đây là lời ngài A Nan thuật lại, ngài A Nan là thị giả của Phật nên luôn luôn đi theo Phật. Một sáng nọ đức Phật dự lễ cúng dường tại nhà của cư sĩ Cấp Cô Độc, đây là 1 biệt hiệu mà người ta đặt cho ngài, chứ thật ra tên ngài là Tu Đạt Đa, bởi vì ông có cái lòng từ thiện rất là lớn nên ai nghèo khổ muốn ông giúp là ông giúp mà ko cần đòi hỏi 1 cái gì hết, nên biệt hiệu của ông là Cấp Cô Độc, Cấp là cung cấp, cô độc là người cô độc, nên ông là người chuyên cung cấp cho người cô độc, thiếu thốn. Thì đức Phật đến dự bữa cơm do ông mời, khi tới nơi đức Phật thoáng nghe những lời chửi bới ồn ào vọng lên từ nhà sau, mà nhà sau là ở đâu các vị biết ko? Đó là ở dưới bếp, tại vì cái chỗ đó có lửa mà, xào nấu nhiều nên dễ phát lửa, nên khi các vị có đi đâu mà nghe loáng thoáng ở dưới bếp là biết, xào nấu nó ko có thơm mà nó khét rùi. Chính vì nghe loáng thoáng tiếng chửi bới ồn ào từ nhà sau nên ngài mới hỏi cư sĩ Cấp Cô Độc.

 " Này cư sĩ, trong nhà có việc gì mà ồn ào như thế? ".

Nghe hỏi như vậy thử hỏi xem coi mặt ngài tu sĩ như thế nào ? ko thể tưởng tượng được ngài thẹn thùng đến mức nào. khi nghe đức Phật hỏi vậy không lẽ ko trả lời nên ngài mới trả lời

" Bạch đức Thế Tôn, đó là sự ngỗ nghịch lớn tiếng của nàng dâu của con, nó tên là Su-cha-ta. Tuy là dâu trong gia đình, nhưng nó ỷ vào sự giàu có của gia đình cha mẹ ruột nên nó thất lễ, không có chịu nghe lời, không biết cung kính cha mẹ chồng. Bạch Thế Tôn, ngay cả chồng nó mà nó cũng đối xử thô lỗ vô lễ như vậy. Ngoài ra nó cũng ko biết cung kính đảnh lễ các bậc cao đức, mặc dù hôm nay Thế Tôn tới "

Ý cuả ngài Cấp Cô Độc  nói là " dù nó biết hôm nay nhà có khách nhưng mà nó cũng không nể mặt 1 chút nào hết " tiếng Hoa gọi là " Bĩ mĩn "

Nên khi các người con khi nghe câu này thì phải thông cảm và phải cố gắng khi nhà có khách có khứa, đừng để cha mẹ phải khó xử
nên ngài Cấp Cô Độc mới nói :

" Thế Tôn làm ơn cảm hoá giùm đứa con dâu của con "

Bấy giờ đức Thế Tôn mới gọi nàng dâu lại và nói :

 " Này Su-cha-ta, có 7 loại vợ trên đời này, con phải chín chắn suy nghĩ cho kỹ và cho Như Lai biết con thuộc loại vợ nào? Bảy loại vợ như thế này :
1 là vợ như sát nhân,
2 là vợ như trộm cướp,
3 vợ như chủ nhân,
 4 là vợ như mẹ hiền,
 5 người vợ như người em,
6 người vợ như người bạn,
7 người vợ như người hầu"


 Nói tới đây thì đức Phật ngưng, khi nghe nói như vậy, thì làm sao hiểu ý ngài muốn nói gì nên cô ấy mới nói dạ con hiểu Phật nói nhưng con ko hiểu chi tiết
 " Bạch đức Thế Tôn, lời dạy của ngài quá ngắn gọn nên con ko thể hiểu được, kính mong ngài từ bi chỉ dạy cặn kẽ "



Đức Phật nói :

1 " Người vợ nào có tâm địa hiểm độc, 2 lòng ko chung thủy trong hôn nhân, bỏ rơi chồng mình. Quan hệ bất chính với các đàn ông khác chỉ vì choáng ngợp trước cái sự giàu có hay vẻ bề ngoài của họ, khinh bỉ chồng, vì tánh tình hiếu sát. Vợ như vậy Như Lai gọi là vợ sát nhân"

Quí vị thấy đức Phật ví người vợ như 1  người sát nhân, Khi chúng ta dám cưới, tục lệ là đeo chiếc nhẫn, mà chiếc nhẫn có hình dáng tròn là tượng trưng cho tình nghĩa vuông tròn ko có hở rồi lấy cái chất quý nhất trên đời là vàng, trong 7 thứ quý còn được gọi là thất bảo. Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha Lê, Xa Cừ, Xích Châu, Mã não, 7 loại thì vàng là đứng đầù. là khi vợ chồng chia sẽ cái tình thương đó, nó cũng nguyên chất, cao quý như vàng, dù xuống bùn hay vào lữa cũng ko bị phai nhạt. Nhiều khi vợ chồng đỗ vỡ là do họ cứ lấy chồng mình đi so sánh với chồngng # hay lấy vợ mình đi so sánh. cái đó ko có nên ngay cả con cái cũng ko được rồi, ai mà ko có tự ái. Ai cũng có cái tự ái riêng mà tự ái gọi là Bản ngã.



2 " người vợ thứ 2 là không có chung lo kinh tế gia đình, trái lại còn tiêu xài hoang phí tài sản hợp pháp của chồng tạo ra, người vợ như vậy Như Lai gọi là vợ ăn trộm " nói vậy thôi không phải là nói vợ ăn trộm, Nên bài kinh này vợ không nên tiêu xài hoang phí, tiền bạc trong nhà còn hay không do vợ biết tiết kiệm tằng tiện.

3 " Người vợ nào sống ỷ lại lười biếng, không có lời từ ái, nhu hoà với chồng mà chỉ biết phát ngôn thô tháo lấn lướt chồng, Người vợ như vậy Như Lai gọi là vợ chủ nhân "

có 1 bài ca dao nói về Người` vợ như sau " Làm dâu khó lắm anh ơi. Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha. Nhịn cho nên cửa nên nhà, nên kèo nên cột nên xà tầm vong. Nhịn cho nên vợ nên chồng, rồi em coi sóc lấy trông cửa nhà "

4 " Người vợ nào biết thương yêu chăm sóc, giúp đỡ chồng, biết cách giữ gìn và làm giàu tài sản của chồng như một người mẹ lo lắng chu tất cho con cái. Người vợ như vậy, Như Lai gọi là loại vợ như mẹ "

Ko phải lúc nào cũng chỉ có Người vợ mới lo cho chồng, mà ngay cảNgười` chồng cũng phải chăm sóc vợ mình.

5 "Người vợ nào thuỳ mị, đoan trang, khiêm tốn, biết chiều chuộng và thuần phục mình như đối với 1Người anh trong gia đình, Người vợ này Như Lai gọi là loại vợ như em " nên khi 2 Người làm đám cưới có cái tục lệ bái nhau, có ý nghĩa là tương kính như tân

6 " Người vợ nào luôn luôn niềm nở vui vẻ, hòa thuận với chồng. Như thể hội ngộ 1 Người bạn từ lâu mới gặp, luôn giữ tiết hạnh và chung thủy với chồng,Người vợ như vậy Như Lai gọi là vợ như bạn " thường vợ chồng gọi nhau là bạn đời, là Người bạn luôn đi đôi, luôn chia sẽ với mình và sống suốt đời với mình

7 " Người vợ nào luôn mềm mỏng, ko nóng tánh, ko sân hận, ko giận dỗi dù bị chồng đối xử ko đẹp nhưng vẫn nhường nhịn, không tỏ thái độ lỗ mãng, lớn tiếng trái lại còn biết tuỳ thuận khuyên răn, chinh phục chồng mình, vợ như vậy như Người hầu " Người vợ khéo léo, hiểu, biết thương, biết cảm thông khi chồng giận, khi chồng là cái bật lửa thì mình đừng là cái bình xăng, nó chaý thì ai chịu, con mình chịu "

 Cho nên khi nói như vậy rồi thì Phật mới hỏi : "

 " Này Su-cha-ta, 3 loại vợ đầu ko nên có, 4 loại vợ sau thì nên học. Vậy thì bây giờ con muốn chọn loại vợ nào ? "
Khi gnhe hỏi như thế cô trả lời :

 " Dạ, con xin chọn loại vợ thứ 7 là vợ như người hầu "

ba hạng đầu là loại vợ như sát nhân, như những người bất hảo, do đó con nên xa tránh. Những hạng vợ như vậy do sống không giới hạnh, ác khẩu và vô lễ, sau khi qua đời phải sanh vào cõi xấu. Bốn loại vợ sau là đáng tôn kính và noi theo. Đó là vợ như mẹ, vợ như em, vợ như bạn và vợ như người hầu. Những hạng vợ này khi sống thì tạo ra hạnh phúc cho gia đình và con cái; khi qua đời thì được sanh vào cõi lành
 

Dựa trên tinh thần giáo dục của bài Kinh, chúng ta có thể quy ra bảy loại người chồng tương ứng với bảy loại người vợ, đó là: chồng như kẻ sát nhân, chồng như người ăn trộm, chồng như chủ nhân, chồng như người cha, chồng như người anh trai, chồng như người bạn, và chồng như người hầu.

Ở đây, giáo dục hôn nhân theo tinh thần của lời Phật dạy không chỉ dừng lại ở nữ giới, mà bao trùm cả nam giới, một thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc tạo dựng hạnh phúc lứa đôi. Nói cách khác, để đời sống hôn nhân được loan phụng hoà minh, trăm năm hạnh phúc, cả đôi bạn đời phải biết từ bỏ các thái độ và lối cư xử phụ tình, phụ bạc, tiêu xài phung phí của cải của chung, và muốn làm “xếp” của người kia. Thêm vào đó, đôi bạn đời phải biết lo lắng và chăm sóc cho nhau như cha mẹ của nhau, chung lo cho con cái. Cả hai phải sống với thái độ tận tâm giúp đỡ nhau trong đời, để cùng thăng hoa. Cả hai phải biết chăm sóc, lo lắng và chu toàn cho nhau như người em gái lo cho anh trai hay như người anh trai lo cho em gái của mình. Cả hai phải xem nhau như hai người bạn đồng hành trong mọi lãnh vực: phu xướng phụ tuỳ và ngược lại. Và không kém phần quan trọng, cả hai phải biết sống với thái độ dâng hiến cho nhau và vì nhau như người hầu lo cho chủ nhân của mình.


STN

phatgiaovietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 11024

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 65396

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8357153