Trang nhất » Tin Tức » Tuổi Trẻ Và Phật Giáo

Người Phật tử đã biết gì về Phật A Di Ðà?

Thứ tư - 26/12/2012 22:55
Phật tử chúng ta phần nhiều tu pháp môn niệm Phật để cầu sinh về Tịnh độ (Cực lạc - PV ) thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Ðà thế nào và 48 lời nguyện ra sao.
Người Phật tử đã biết gì về Phật A Di Ðà?

Người Phật tử đã biết gì về Phật A Di Ðà?

Ngày nào được coi là vía đức Phật A Di Đà?
Trong cuốn Phật học Phổ thông của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa hay Kinh sách của Tịnh Độ tông không ghi rõ ngày đản sinh, xuất gia thành đạo của Phật A Di Đà.
 
Tuy nhiên, Thiền sư Vĩnh Minh Thọ được xem như là hóa thân của đức Phật A Di Đà nên mọi người chọn ngày sinh của Thiền sư là ngày 17 tháng 11 Âm lịch hàng năm cử hành lễ Vía, nhớ lại Đức Phật A Di Đà.

 
 
Theo sách “Đường về cực Lạc”, đức Phật A Di Đà sinh vào đời Tống, người Tiền Đường, họ Vương tự Xung Huyền. Thuở thiếu niên thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, cảm bầy dê quì mọp nghe Kinh.
 
Trưởng thành làm quan coi về thuế vụ, nhiều lần lấy tiền công đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sinh. Bị phát giác hình quan thẩm định án tử. Khi áp giải ra pháp trường sắc mặt vẫn bình thản, vì tin rằng do công đức phóng sinh hồi hướng sẽ được sinh Tịnh độ. Nhà vua cảm động tha bổng.
 
Ngài xin xuất gia, đến Tứ Minh thọ pháp với Tuý Nham Thiền sư. Ngài tụng Pháp Hoa Sám, thấy Bồ Tát Quan Thế Âm tưới nước cam lồ vào miệng, được biện tài vô ngại.
 
Mặc dù, Ngài tu Thiền nhưng rất mến mộ Tịnh, một hôm đến thiền viện của Trí Giả đại sư làm hai lá thăm: Một đề “nhất tâm thiền định”, một đề “Trang nghiêm Tịnh độ”. Sau 7 lần rút thăm đều rút nhằm lá thăm “Trang nghiêm Tịnh độ”. Từ đó Ngài tận lực tu niệm hoằng hoá pháp môn Tịnh độ.
 
Về sau Ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu Trí giác Thiền sư, Ngài trụ ở đây 15 năm, độ được 1700 vị tăng và cư sĩ qui hướng Tịnh độ rất nhiều. Ngài trứ tác tập “Vạn Thiện đồng quy”, chủ ý khuyến tu các pháp lành qui hướng về Tịnh độ.
 
Lịch sử đức Phật A Di Đà như thế nào?
Theo kinh Bi Hoa, thuở xa xưa vào một đại kiếp gọi là Thiện Trì, cõi nước Tản đề Lam, có một vị Chuyển luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm, thống trị bốn châu thiên hạ: Một là Đông Thắng Thần Châu, hai là Nam Thiện Bộ Châu, ba là Tây Ngưu hoá Châu, bốn là Bắc câu lô Châu.
 
Vua Vô Tránh Niệm có 32 tướng tốt như Phật, dùng pháp hiền thiện minh triết giáo hoá thống trị quốc dân. Người hành Thập thiện được khen thưởng quí trọng, người hành Thập ác bị trừng phạt bằng tiếng sét như sấm trời, loại người ấy ra khỏi cộng đồng sự sống.
 
Đến khi nhiều người sống thập ác, Vua Vô Tránh Niệm và triều thần quyến thuộc không xuất hiện nữa, vì ngài không nỡ diệt hết bọn xấu, để cho quy luật nhân quả đủ cơ duyên vận hành dạy cho chúng kinh nghiệm.

 Đức Phật A Di Đà
Theo luận Câu Xá, quyển 12, thời Vua Vô Tránh Niệm xuất hiện tuổi thọ nhân loại cao đến tám vạn tuổi, môi trường sinh thái tinh khiết, đất đai mầu mỡ, cây cỏ xinh tươi, vật chất sung mãn.
 
Trong triều đình của Vua Vô Tránh Niệm có quan đại thần Bảo Hải, dòng Phạm Chí rất tinh thông Thiên văn học, mến mộ Phật giáo (Bảo Hải là tiền thân Phật Thích Ca) ông có người con trai tướng hảo thông tuệ, khi mới đản sinh được các nhà tôn quí kính tặng nhiều châu báu nên đặt tên là Bảo Tạng.
 
Bảo Tạng nhận thấy thân tâm thế giới vô thường khổ, nên xin với cha mẹ xuất gia tu Phật. Tu tập tinh chuyên không bao lâu sau tu sĩ Bảo Tạng chứng quả vô thượng chánh đẳng giác thành Phật hiệu Bảo Tạng Như Lai.
 
Danh thơm tiếng tốt của Phật Bảo Tạng đến tai Vua Vô Tránh Niệm, Vua cũng thỉnh Phật và chư tăng vào vương cung cúng dường trong ba tháng hạ chu đáo.
 
Lúc bấy giờ quan đại thần Bảo Hải, sau khi nghe pháp chứng thánh quả Tu đà hoàn trở thành cư sĩ Bồ Tát, nhân một buổi thiết triều bàn luận quốc sự xong, tâu với vua Vô Tránh Niệm: “Bệ hạ cúng dường cầu quả phúc nhân thiên mỹ mãn cũng chỉ ở trong tướng vô thường biến đổi như gió thoảng mây tan.
 
Do túc nghiệp tu phúc huệ hữu lậu đời trước nay được quả vị tôn quí không ai sánh kịp, thuận tiện giúp đời khôn sáng, cơm no, áo ấm; nhưng chiều sâu tâm lý bệ hạ và thần dân vẫn bất an vì sanh lão bịnh tử khổ. Chi bằng phát tâm bồ đề, hành Bồ tát đạo Kiến tạo nước Phật thì hạnh phúc cho toàn dân biết mấy".
 
Vua Vô Tránh Niệm nghe qua đẹp ý, thu xếp việc triều chính, đến vườn Diêm phù đàn cúng dường Phật tăng thính pháp. Đến nơi thấy Bảo Tạng Như Lai nhập định phóng quang sáng suốt, soi rõ mười phương thế giới Tịnh Độ của chư Phật cho chúng hội chiêm bái.
 
Đồng thời, Vua Vô Tránh Niệm cũng nhập chúng, xét thấy nhân dân của mình sắc thân không ngời sáng như dân Phật, trí tuệ cũng kém hơn, quốc độ đền đài cung điện thô thiển bằng cây đá chạm trổ.
 
Trong khi đó cung điện xứ Phật làm bằng bảy báu lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách…Đặc biệt không có cõi Phật nào có dân nghèo khó, bệnh viện, nghĩa địa.
 
Chiều đến quan đại thần Bảo Hải từ tạ Vua về dinh thự riêng, Vua Vô Tránh Niệm hồi cung suốt đêm không ngủ hồi tưởng tư duy, suy xét rút tinh tuý các nước Phật làm thành đại nguyện xây dựng nước Phật cho mình. Sáng sớm Vua đến lễ bái Phật Bảo Tạng xin chứng minh đại nguyện Bồ đề, dù trăm ngàn kiếp khổ khó thực hiện quyết không thối chí. Ngài phát 48 lời đại nguyện.
 
Ðức Phật A Di Ðà, kiếp trước là con của Đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe nên thành Phật hiệu là A Di Ðà, ở cõi Tây phương Cực lạc.
 
Muốn cho chúng sanh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử nên Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà. Đồng thời, khai thị pháp môn Tịnh độ tu hành rất dễ dàng. Từ thượng lưu trí thức đến hạng dân thường, nếu ai chuyên tu, cũng đều được vãng sinh cả.
 
(*) Bài viết có sử dụng tài liệu của cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, cư sĩ Huệ Minh.

Tác giả bài viết: Tịnh Phương (kienthuc.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 2087

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 48083

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8428644