Trang nhất » Tin Tức » CHƠN LÝ

Quan điểm về Đức Phật lịch sử và Đức Phật tôn giáo trong kinh Trường A Hàm

Thứ sáu - 26/06/2015 08:49
Sau khi chứng được quả vị Vô Thượng Bồ Đề, Đức Phật đã quyết định chuyển vận bánh xe chính Pháp. Trong suốt 49 năm thuyết Pháp độ sinh, Đức Phật như một vị lương y đại tài, tùy theo căn cơ, trình độ của chúng sinh mà nói ra vô lượng các pháp môn tu. Pháp môn tuy nhiều, nhưng không ngoài mục đích chuyển mê khai ngộ cho tất cả chúng sinh. Vì mê là gốc khổ, ngộ là gốc vui, chuyển mê khai ngộ là chuyển đổi tâm mê thành tâm giác ngộ, đem lại cuộc sống an vui cho nhân loại. Dù đã trãi qua hơn 2600 năm, lời dạy của Ngài tuy rất xa, nhưng lời Pháp ấy vẫn luôn giá trị qua mọi thời đại, trang sử cuộc đời của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vẫn luôn xuyên suốt trong cuộc hành trình tìm về nguồn cội tâm linh của con người
Quan điểm về Đức Phật lịch sử và Đức Phật tôn giáo trong kinh Trường A Hàm

Quan điểm về Đức Phật lịch sử và Đức Phật tôn giáo trong kinh Trường A Hàm

I.  Đức Phật lịch sử

1. Sự đản sinh của Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni và chư Phật

Một hôm, chư Tăng tập họp trong giảng đường Hoa Lâm tại tinh xá Kỳ Viên, cùng nhau thảo luận về sự đản sinh và hành đạo của chư Phật quá khứ. Ai cũng biết Đức Bổn sư của mình đản sinh ở vườn Lâm-tỳ-ni, thành Ca-tỳ-la-vệ, trong dòng Sát-lị, họ Cù-đàm, nhưng không biết sự đản sinh của chư Phật quá khứ ra sao. Bằng thiên nhĩ thanh tịnh, Đức Thế tôn biết được tâm trạng của các Tỳ-kheo, Ngài liền đến giảng đường Hoa Lâm, rồi kể cho chư Tăng nghe về sự tích của chư Phật quá khứ (Trường A-hàm, kinh Đại Bản Duyên).
Theo lời Thế Tôn, trong chín mươi mốt kiếp về thuở trước, có Đức Phật hiệu Tỳ-bà-thi xuất hiện ở thế gian. Rồi cách đây ba mươi mốt kiếp, có đức Phật hiệu Thi-khí ra đời; cũng trong ba mươi mốt kiếp này, có đức Phật Tỳ-xá-bà xuất hiện ở thế gian. Còn trong Hiền kiếp có bốn vị Phật ra đời là Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm, Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca.
Đức Phật Tỳ-bà-thi, Thi-khí và Tỳ-xá-bà đều sinh ra trong dòng Sát-lị và cùng mang dọ Câu-lị-nhã. Ba vị Phật trong Hiền kiếp đều thuộc dòng dõi Bà-la-môn, họ Ca-diếp, riêng Phật Thích-ca lại sinh về dòng Sát-lị, họ Cồ-đàm. Kinh ghi: “Đức Phật Tỳ-bà-thi có cha tên Bàn-đầu, dòng vua Sát-lị, mẹ tên Bàn-đầu Bà-đề, quốc thành của vua cai trị tên là Bàn-đầu Bà-đề; Đức Phật Thi-khí có cha tên Minh Tướng, dòng vua Sát-lị, mẹ tên Quang Diệu, quốc thành cai trị tên là Quang Tướng; Đức Phật Tỳ-xá-bà có cha tên Thiện Đăng, dòng vua Sát-lị, mẹ tên Xưng Giới, quốc thành cai trị tên Vô Dụ; Đức Phật Câu-lưu-tôn có cha tên Tự Đắc, dòng Bà-la-môn, mẹ tên Thiện Chi, vua hiệu An Hòa nên quốc thành cũng theo đó mà có tên An Hòa; Đức Phật Câu-na-hàm có cha tên Đại Đức, dòng Bà-la-môn, mẹ tên Thiện Thắng, quốc thành cai trị có tên Thanh Tịnh; Đức Phật Ca-diếp có cha tên Phạm Đức, dòng Bà-la-môn, mẹ tên Tài Chủ, trị vì quốc vương Ba-la-nại; còn Đức Phật Thích-ca có thân phụ tên là Tịnh Phạn, dòng vua Sát-lị, mẹ tên Đại Thanh Tịnh Diệu, trị vì thành Ca-tỳ-la-vệ”[1].

Nhân loại sống trong thời Phật Tỳ-bà-thi có tuổi thọ đến tám vạn tuổi; thời Phật Thi-khí nhân loại sống đến bảy vạn tuổi; thời Phật Tỳ-xá-bà sáu vạn tuổi; thời Phật Câu-lưu-tôn bốn vạn tuổi; thời Phật Câu-na-hàm ba vạn tuổi; thời Phật Ca-diếp hai vạn tuổi; nhưng đến thời Phật Thích-ca tuổi thọ của nhân loại chỉ còn một trăm tuổi[2]. Tuổi thọ của nhân loại tăng thì ít mà giảm thì nhiều, tất cả đều do hành vi của thân, khẩu, ý của chúng sinh mỗi ngày mỗi ít lương thiện. Khi hành vi con người lên đến cực ác, cực tàn bạo, thì tuổi thọ chỉ còn lại tám năm. Cho đến khi nào con người biết làm thiện thì tuổi thọ mới tăng dần, cứ làm một việc lành, tuổi thọ lại tăng thêm một ít. Theo đó, hạnh phúc hay khổ đau, thọ mạng dài ngắn đều do mỗi chúng ta quyết định.

Mặc dù chư Phật quá khứ có dòng họ xuất thân khác nhau, số kiếp cũng dài ngắn khác nhau, nhưng đều có chung một cách thị hiện đản sinh, từ khi vào thai mẹ cho đến khi ra đời. Đó là, tất cả chư Phật đều “từ cõi trời Đâu-suất giáng thần vào thai mẹ, do hông phải mà vào, chánh niệm không tán loại. Ngay lúc ấy cõi đất rung chuyển, ánh sáng rực rỡ soi khắp thế gian; những chỗ mặt trời mặt trăng không soi tới cũng đều mong nhờ chiếu sáng. Chúng sinh chốn u minh nhờ đó được trông thấy lẫn nhau và tự biết mình hiện đang sinh ở chỗ nào. Ánh quang minh đó lại soi đến cung điện Ma vương. Phạm thiên, Đế thích, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng sinh khác, cũng đều được mong nhờ ánh sáng. Ánh sáng của chư thiên tự nhiên biến mất” (Trường A-hàm, kinh Đại bản duyên).

Đọc những lời kinh trên đây trong bối cảnh hiện tại càng thấy ý nghĩa nhiệm mầu thâm sâu của nó. Thật vậy, nếu không có ánh sáng quang minh từ bi và trí tuệ của đức Phật thì làm sao chúng sinh trên thế gian này được soi sáng, được trông thấy mặt nhau? Vua Ba-tư-nặc đã từng tâm sự, con người vì tham lam, vì lòng ích kỷ mà dẫn đến tình trạng cha tranh giành với con, anh em tranh chấp lẫn nhau, làng xóm láng giềng đấu tố kiện tụng nhau... gây nên bao cảnh chém giết, hận thù không dứt. Bóng tối vô minh, hận thù, kỳ thị, phân biệt, vị ngã, dối trá... bao trùm lên đời sống nhân loại, thống trị trong tâm thức của mỗi con người thì làm sao chúng ta có thể trông thấy mặt nhau, làm sao nhìn nhau mà mỉm cười dù gần nhau trong gang tấc, đối diện nhau hằng ngày? Cho nên, chỗ tối tăm nhất của cuộc đời là lòng người chứa đầy tham giận si mê. Ở đó ánh sáng mặt trời mặt trăng không thể nào soi rọi thấu được. Đó là chỗ chúng sinh không trông thấy lẫn nhau và chẳng tự biết hiện mình đang sống. Chư Phật ra đời là để phá tan màn vô minh đen tối đó bằng ánh sáng từ bi và trí tuệ, để xoa dịu khổ đau, hóa giải hận thù, cắt đứt phiền não, quét sạch si mê vọng tưởng chấp trước, phân biệt… cho chúng sinh sự sống hạnh phúc vĩnh hằng.

Ngay khi mới giáng thần vào thai chư Phật đã hộ vệ cho mẹ Ngài, dẫu loài người hay phi nhân đều không thể xâm phạm; khiến thân mẹ được an ổn, không có các não loạn, trí tuệ ngày càng thêm; khiến tâm mẹ lúc nào cũng thanh tịnh, không có các dục tưởng, không bị lửa dục thiêu đốt; khiến mẹ Ngài giữ trọn năm giới, phạm hạnh thanh tịnh, thuần tín và nhân từ, thành tựu mọi điều lành, an lạc không sợ hãi... Đây có phải là những điều mà nhân loại luôn khát khao mong cầu, nỗ lực tìm kiếm? Nhưng biết tìm ở đâu? Chỉ khi nào có một vị Phật đản sinh mới đem đến chừng ấy điều lợi lạc cho người mẹ và cho tất cả chúng sinh!

Pháp thường của chư Phật khi đản sinh là từ hông bên phải của mẹ mà ra, cõi đất rúng động, ánh sáng chiếu khắp nơi; vừa đến đất, không cần người đỡ, liền đi bảy bước, ngó khắp bốn phương, rồi đưa tay lên nói rằng: “Trên trời dưới đất, duy Ta là tôn quý. Ta sẽ cứu độ chúng sinh khỏi sinh, già, bệnh, chết” (Trường A-hàm, kinh Đại bản duyên). Không biết bao nhiêu người đã nghi ngờ về độ chính xác của lời nói ấy, chỉ trừ những ai chịu thực tập, hành trì theo lời chỉ dạy của Đức Phật và đạt được kết quả giải thoát sinh tử mới thấy hết được mọi vấn đề.

Như vậy, pháp thường của chư Phật được thấy rõ là tất cả đều vì người khác, vì tất cả chúng sinh, quên bản thân mình. Quả nhiên, một khi cái Tôi, cái Ta biến mất, vô ngã thì nó phải “độc tôn”, tức là cao quý nhất giữa chư thiên và loài người; giữa những ích kỷ, hẹp hòi, vị ngã, phân biệt giai cấp, kỳ thị chủng tộc… thì Đức Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác bằng Duyên sinh vô ngã, phi ngã phi nhân phi chúng sinh thọ giả tất yếu phải “độc tôn”.

Thật vậy, kinh Đại phương tiện Phật báo ân có ghi lại câu chuyện tiền thân của đức Thế Tôn. Đức Phật kể: “Thuở Như Lai còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi, khi mới phát tâm Bồ-đề là do nhân duyên gì mà phát tâm? Này chư vị! Trong vô lượng kiếp xa xưa, Ta đã từng tạo nghiệp xấu nơi thân, khẩu, ý rất nặng nề. Do nghiệp ấy mà Ta bị đọa vào tám địa ngục lớn, trong đó có địa ngục Hỏa xa. Trong địa ngục Hỏa xa, cứ hai người kéo lấy một chiếc xe lửa. Ngục tốt ngồi hai bên đầu xe, bậm miệng, nghiến răng, trừng mắt phun ra lửa dữ, mắt miệng tai mũi đều phun ra lửa, thân thể to lớn, mạnh mẽ hung bạo hành hạ tội nhân. Bấy giờ, người bạn tù bên cạnh Ta sức lực đã mỏi mòn, không thể nào bước đi nỗi nên chậm chạp thụt lùi phía sau, liền bị ngục tốt dùng chĩa sắt đâm vào ngực, lấy gậy sắt đập vào lưng, máu chảy lênh láng thân thể như tắm. Người ấy vô cùng thống khổ kêu la thảm thiết, hoặc gọi cha mẹ, hoặc gọi vợ con, nhưng cũng chỉ vô ích mà thôi. Lúc ấy, Ta tận mắt chứng kiến cảnh tượng những người chịu khổ như vậy trong lòng vô cùng thương xót. Rồi do từ tâm sinh khởi mà Ta phát tâm Bồ-đề, Ta nguyện thay thế cho tất cả những tội nhân, bởi những tội nhân không còn sức chịu đựng, Ta xin ngục tốt đừng đánh đập họ nữa mà hãy khởi lòng lân mẫn. Ngưu đầu ngục tốt nghe Ta nói vậy lập tức nổi giận đùng đùng, cầm chĩa sắt, roi sắt vừa đâm và đánh vào đầu Ta, khiến Ta chết liền. Nhưng kỳ lạ thay, cũng ngay lúc ấy Ta thoát khỏi nạn một trăm kiếp trong địa ngục Hỏa xa. Ta nhờ phát tâm Bồ-đề mà thoát khỏi trọng tội ở địa ngục Hỏa xa” (ĐTK/ĐCTT 3, n0 156, p. 0136a05). Từ đó, Đức Phật nỗ lực tu tập, hành Bồ-tát đạo, cho đến ngày thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không còn thối chuyển.
2. Niên đại của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Vậy thì, đức Phật đích thực đã đản sinh ở đâu? Hẳn nhiên, sự thật lịch sử thì mỗi Đức Phật có nhân duyên, danh hiệu, chủng tộc và chỗ xuất sinh rõ ràng, như Đức Thích-ca Mâu-ni đã đản sinh ở vườn Lâm-tỳ-ni, thành Ca-tỳ-la-vệ, dưới gốc cây Vô Ưu, có cha là Tịnh Phạn, mẹ là Ma-gia, nhũ danh Tất-đạt-đa... Nhưng chúng ta vẫn tin rằng, Đức Phật đã ra đời từ vô lượng kiếp, hay ít nhất cũng là từ kiếp Ngài có tiền thân như đã được ghi trong kinh Phương tiện Phật báo ân mà chúng ta vừa đọc ở trên, mà cụ thể là từ khi Ngài có một tâm niệm từ bi, biết nghĩ đến nỗi khổ đau của người khác, biết hy sinh vì người khác, nguyện thay thế chúng sinh nhận chịu mọi điều khổ đau, tủi nhục. Mỗi tâm niệm từ bi, trí tuệ, biết lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông, tha thứ, biết hy sinh bản thân mình vì hạnh phúc và an lạc cho tha nhân... là một Đức Phật ra đời.
Theo niên hiệu trên  trụ đá Asoka (đại đế A-dục). Đức Phật Thích Ca sinh năm 624 trước tây lịch và nhập niết bàn năm 544 trước Tây lịch
Tuy nhiên, từ khi đản sinh cho đến khi thành đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác còn phải trải qua vô lượng kiếp tu tập, tích lũy phước đức và trí tuệ cho thành tựu “phước trí nhị nghiêm”. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã từng nói Ngài nhờ phước đức mà thành Phật: “Ta dùng sức lớn phước đức hàng phục ma oán, mọi trần cấu đều tiêu, không uế nhiễm, liền thành Vô thượng chánh chân. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu tạo phước đức chớ mệt mỏi, hãy chuyên tinh tâm ý niệm tưởng đến các gốc lành” (Tăng Nhất Hàm, phẩm Hộ tâm).

 

3. sự khám phá những Phật tích của các nhà khảo cổ, khoa học

Ngày nay, những ai có hữu duyên đến Ấn Độ, họ đều đến tứ Động Tâm để hành hương, chiêm bái, nơi đây là các thánh tích Phật Giáo tại Ấn Độ. Quê hương của đức Phật là vương quốc Thích Ca (SakyaKingdom), thành Ca Tỳ La Vệ(Kapilavastu). Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath)và nhập Niết Bàn (tịch diệt) ở rừng Sa La tại Câu Thi Na (Kusinagara); đây là những minh chứng hùng hồn để biết rằng có một vị Thái tử Tất Đạt Đa đã xuất gia tu hành và sau này thành Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

II. Đức Phật tôn giáo trong kinh Trường A Hàm

1.      Định nghĩa Tôn giáo

“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây.

Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.

“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ Công giáo – trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới.

Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa khác, nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).

Một tôn giáo là phải có nhất thần giáo hoặc đa thần giáo. Đức Phật không phải và Thần giáo vì vậy có thể nói đạo Phật không phải là tôn giáo. Tuy nhiên, để phù hợp với văn bản hành chính thì mọi người vẫn gọi đạo Phật là một tôn giáo

2.      Các tướng tốt của Đức Phật

Đối với Phật giáo, thân tướng đắc cách tốt đẹp, biểu hiện đời sống tốt đẹp, qua lý thuyết chánh báo đi đôi với y báo. Tất cả những điều kiện tốt đẹp đó đều do công đức tích lũy trong quá khứ, theo quy luật nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Đức Phật có đủ 32 tướng tốt có nghĩa là Ngài đã tích lũy vô lượng công đức trong nhiều kiếp, này thừa hướng kết quả của những công đức đó mà thôi.

Đức Phật có 32 tướng như sau

1. Lòng bàn chân bằng phẳng.

2. Dưới lòng bàn chân có hình bánh xe ngàn căm.

3. Gót chân đầy đặn.

4. Ngón tay, ngón chân thon dài.

5. Tay chân mềm mại.

6. Đứng thẳng tay dài đến gối.

7. Lông màu xanh biếc và xoáy tròn về bên phải.

8. Da mịn màng trơn láng bụi không bám.

9. Da màu vàng như màu vàng y.

10. Tướng mã âm tàng.

11. Bụng thon.

12. Ngực nở nang.

13. thân hình cao lớn.

14. Có đủ 40 cái răng.

15. Răng bằng và đều khít.

16. Răng trắng và bóng.

17. Tiếng nói trong trẻo vang xa.

18. Ngực có chữ "vạn".

19. Vai ngang và đều đặn.

20. Lưỡi dài và rộng.

21. Mắt xanh và đẹp.

22. Có một sợi lông trắng giữa 2 mày xoáy tròn xoay về bên phải.

23. Đỉnh đầu có nhục kế.

           III.Sự khác biệt giữa Đức Phật lịch sử và Đức Phật tôn giáo

           Đức Phật lịch sử thường xuyên nhắc nhở tứ chúng là tự mình làm cho mình trong  sạch, tự mình làm cho mình ô nhiễm, không ai có thể làm cho mình trong sạch hay ô nhiễm.
           Đức Phật lịch sử là Đức Phật có thật và có những lời dạy có thậtcòn Đức Phật tôn giáo là Đức Phật không có thật, do con người dựng tưởng tượng ra,
Đạo Phật là vô thần, Đức Phật không phải là thần linh.  Thậm chí, có người cho rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo, bởi vì đã là một tôn giáo thì phải công nhận thế giới do Thượng Đế sáng tạo và con người phải có linh hồn.
         Tuy nhiên, đạo Phật vẫn là một tôn giáo vì có giáo chủ là Đức Phật Thích Ca và hiện nay có hàng tỷ tín đồ trên thế giới quy ngưỡng tôn sùng, đồng thời có giáo lý kinh điển, cũng như có giáo hội Tăng già hành trì theo những lời dạy của Ngài.
         Đức Phật lịch sử luôn luôn khuyên dạy các đệ tử rằng phải tin tưởng ở chính mình, ở khả năng thành tựu đạo quả giải thoát ở chính mình.  Đức Phật tôn giáo trái lại dạy tin vào sức mạnh thần linh từ bên ngoài.
          Đức Phật lịch sử không áp đặt bất kỳ một quyền lực nào lên trên con người.  Người tin Đức Phật tôn giáo thì cho rằng Đức Phật tôn giáo có quyền quyết định đối với con người.

          Đức Phật lịch sử không đồng ý chế độ đẳng cấp xã hội.  Trong giáo hội Tăng già đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ, Ngài nói rằng các con sông chảy ra biển thì mất tên, cũng vậy, bốn đẳng cấp xã hội khi đến với Tăng già thì cũng mất giai cấp trước đây.
           Đức Phật tôn giáo không có điểm này.  Đức Phật lịch sử thường xuyên nhấn mạnh
Tính bình đẳng trong mối quan hệ giữa người và người.
           Đức Phật lịch sử không phân biệt nam nữ, không có quan hệ trọng nam khinh nữ.  Bà Khema và Gotami được tôn lên là thượng thủ bên Ni chúng và cả đều chứng quả A-la-hán.
           Đức Phật lịch sử là một vị giáo chủ đầy long vị tha, bác ái, rộng lượng và khiêm tốn.  Ngài dung hình tượng ngón tay chỉ mặt trăng để ám chỉ giáo pháp là con đường ẩn dụ
          Hình ảnh Đức Phật lịch sử  là hình ảnh vị khất sĩ đi chân không trong suốt 45 năm hoằng pháp: giản dị và bình dân.  Có lần Ngài đi hoằng pháp và trú mưa tại chòi của một ngôi đền của người làm đồ gốm.  Tại nơi này, Ngài đã nói chuyện thân mật với du sĩ Pakkusati.
           Đức Phật tôn giáo là hình ảnh Đức Phật được thần thánh hóa, siêu nhân hóa, từ khi nhập thai tới khi tịch.  Hình  ảnh  Đức Phật tôn giáo thường thấy trong kinh điển Đại chúng bộ, Ngài đã là Phật ở cung trời Đâu Suất, còn những gì xảy ra ở trần thế chỉ là “thị hiện”.  Vì vậy, mọi chuyện ở Ngài đều mang ý nghĩa tuyệt đối.
           Trong Kinh điển Đại thừa như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Đức Phật xuất hiện giữa vùng hào quang kỳ diệu, sử dụng thần thông biến hóa vô cùng.
           Như vậy Đức Phật lịch sử và Đức Phật tôn giáo là hai hình ảnh Đức Phật hoàn toàn khác nhau, một bên mang tính lịch sử có thật, một bên mang tính huyền thoại không có thật.ức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực. Không có lúc nào mà Ngài không chỉ ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người. Giới hạnh của đức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến.
         Hơn 25 thế kỷ, hàng triệu con người đã tìm thấy nguồn cảm hứng và sự khuây khoả nơi giáo lý của Ngài. Sự vĩ đại của Ngài vẫn còn toả sáng mãi cho đến ngày nay giống như mặt trời chói sáng rực rỡ hơn ánh sáng mờ đục của những vật sáng kém hơn. Giáo pháp của Ngài vẫn vẫy tay mời gọi phái đoàn hành hương mệt lã người đến nơi an toàn và cảnh giới an lạc của Niết-bàn. Không có một nhân vật nào ngoài Ngài đã hy sinh quá nhiều những thú vui vật chất của mình vì nỗi khổ đau của nhân loại.
         Đức Phật là bậc đạo sư đầu tiên trong lịch sử nhân loại khiển trách và chống lại nghi thức tế lễ động vật cho quỷ thần vì bất cứ một lý do nào khác và kêu gọi nhân loại không nên làm hại các loài sinh vật sống.
         Đối với Đức Phật, tôn giáo không phải là một sự giao kèo trong mua bán mà là một con đường đưa đến sự giác ngộ. Ngài không muốn chư đệ tử Ngài tin một cách mù quáng mà Ngài muốn họ hãy suy nghĩ một cách tự do và thông thái. Ngoài ra, Thế Tôn dạy đến hạnh phúc của đời sống gia đình.

         IV. Tinh thần giáo dục của đức Thế Tôn qua lời dạy của Ngài

Giáo dục là nền văn hóa và văn minh của loài người. Phật giáo, qua hơn hai mươi lăm thế kỷ ảnh hưởng, đã đóng góp nhiều vào văn hóa nhân loại, nều không muốn nói Phật giáo có thể làm nên gọi là văn hóa Phật giáo cho nhân loại. Sự kiện đóng góp này đủ soi tỏ Phật giáo là một hệ thống giáo dục.

Giáo lý Phật giáo đưa con người giác ngộ và mọi người có thể vận dụng để nổ lực của tự thân. Đạo đế, trong tứ đế của Phật giáo, là con đường vận dụng khả năng ấy. có thể nói đây là cái thấy biết và là niềm tin vô ngã được mở ra từ lời dạy của đức Thế Tôn “nhất thiết Pháp vô ngã”. Thế Tôn đã không hề chỉ cho hàng đệ tử đi vào cầu nguyện hay tế lễ trên đường tìm kiếm hạnh phúc. Ngài dạy: Tế đàn có ý nghĩa là tế đàn bố thí, giúp đỡ tha nhân và tế đàn có ý nghĩa nhất là sự tu tập giải thoát của chính tự thân[3]

Thế Tôn đã giáo dục con người đầy đủ các mặt ấy. Về mặt xã hội, kinh Singalà nói lên việc xây dựng sáu mối tương giao tốt của xã hội: tương giao giữa cha mẹ và con cái; giữa thầy và trò; vợ và chồng; cá nhân và bà con, láng giềng, bạn bè; chủ và thợ; tu sĩ và cư sĩ.

Thế Tôn đã vận dụng rất thiện xảo tinh thần “khế cơ” vào cả mặt ngôn ngữ diễn đạt, cung cách diễn đạt và tâm lý thích ứng đối với đối tượng nghe Pháp, mà chúng ta gặp rất nhiều qua kinh điển của các bộ phái Phật giáo.

Khi đến với nông dân, Thế Tôn dùng ngôn ngữ và hình ảnh nhà nông; đến với chúng Sát đế lợi, Bà la môn, Thế Tôn biểu hiện cung cách và ngôn ngữ của chính họ.

Ngoài việc nói Pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói Pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của mọi thời Pháp được tăng thêm hiệu quả. Ý nghĩa này cũng được gom vào tinh thần “khế cơ” ấy.

Giới luật cũng được Thế Tôn thiết lập trên nguyên tác Khế cơ: Tăng, Ni, Nam, Nữ cư sĩ có giới luật riêng.

Thế Tôn đã không hề chỉ cho hàng đệ tử đi vào cầu nguyện hay tế lễ trên đường tìm kiếm hạnh phúc. Ngài dạy: tế đàn có ý nghĩa nhất là sự tu tập giải thoát của chính tự thân.

Tinh thần thực tiễn, thực tế là một tinh thần giáo dục nổi bật của tâm lý giáo dục hiện đại. qua tinh thần thực tiễn ấy Phật giáo nổi bật lên sắc thái rất là giáo dục.

Thế giới này do duyên sinh. Con người cũng do duyên sinh. Thế giới và con người có cùng chung tánh duyên sinh ấy nên cùng có mặt trong một tương quan bất nhị. Cá nhân, gia đình, xã hội đều ở trong sự tương quan bất nhị đó.

Thế Tôn định nghĩa cái gọi là con người chỉ là tập hợp của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).

Thế Tôn đã sử dụng phương pháp giảng dạy rất sống động, cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn thu hút sự chú ý của người khác và có tác dụng đánh mạnh vào tâm thức của người nghe. Kèm theo với phương pháp này, Thế Tôn còn giảng những đề tài có duyên sự và bối cảnh sống động của nó.

 

Ta hãy lấy ví dụ trong kinh Tương Ưng Bộ Kinh V:

Ở Kosambi, bên bờ sông Gangà, khi thấy một khúc gỗ lềnh bềnh trên mặt nước, Thế Tôn liền gọi các Tỷ kheo lại, chỉ khúc gỗ và giảng dạy về con đường giải thoát. Ngài dạy:Nếu khúc gỗ không hư nát trong ruột, không tấp vào hai bên bờ, không bị vướng vào nước xoáy, không bị loài người hay các loài khác nhặt, thì nhất định khúc gỗ ấy trôi thẳng về biển. Cũng thế người tu sĩ nếu không như khúc gỗ hư ruột (chỉ tà kiến của người tu, hay các ngoại đạo), nếu không tấp vào hai bờ (có nghĩa là không vướng mắc vào các căn, các trần), nếu không mắc vào nước xoáy(nếu không ngã mạn), nếu không bị người ta nhặt (nếu không bị ràng buộc nhiều với người đời, cư sĩ), nếu không bị phi nhân, chư thiên nhặt (chỉ người tu cầu sanh thiên để hưởng phước lạc), thì nhất định người tu sĩ ấy sẽ như khúc gỗ, trôi thẳng về biển, sẽ vào biển Thánh, thành tựu phạm hạnh, chứng ngộ giải thoát niết bàn”.

Có những thời Pháp, Thế Tôn chỉ nói cho một người, có trường hợp cho một nhóm nhỏ, có trường hợp cho cả bốn chúng đệ tử của ngài và cả ngoại đạo; nhưng cũng có những thời Pháp chỉ dành cho các loài phi nhơn, chư thiên, hoặc gồm chung nhiều loại. Thế Tôn vẫn tập trung vào các điểm chính của giáo lý: từ bỏ điều ác, làm các việc thiện và giữ lòng thanh tịnh, loại bỏ hết các cấu bẩn của tâm. Phương pháp căn bản của giảng dạy vẫn là thân giáo và khẩu giáo. Qủa thật, Thế Tôn như người đã dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống... Con xin trọn đời quy ngưỡng Thế Tôn"[4] .

 

         KẾT LUẬN

          32 tướng tốt của đức Phật được các kinh tạng Nam truyền và Bắc truyền nói đến rất phong phú. Điều đó khẳng định nét đặc thù trong đức tánh và đức tướng của đức Phật và cũng đem lại niềm hứng khởi cho các nghệ nhân cũng như các đệ tử về sau. Càng ngày hình ảnh của đức Phật được tái tạo, được tô điểm thêm do lòng kính trọng vô biên của đệ tử, hình ảnh của Ngài dần dần được siêu nhiên hóa. Thời kỳ Phật giáo Đại thừa phát triển, thân tướng của Ngài trở thành đối tượng triết học, hay trở thành biểu tượng của lý tưởng qua thuyết Tam thân Phật: Pháp thân - Báo thân - Ứng thân.  

        Dù cho thân tướng của Ngài được quan niệm như một người thường hay bậc thánh siêu nhiên, thì sự kính ngưỡng, lòng thành tín của con người đối với Ngài không thay đổi. Bởi lẽ ai cũng thấy được rằng giá trị của đức Phật không phải ở thân tướng mà ở sự giải thoát mà giáo lý của Ngài đem lại.

Đức Phật đã để lại cho thế gian một bài học luân lý đẹp đẽ, đó là sự tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với cây bồ đề che nắng che mưa cho Ngài trong suốt thời gian tầm đạo. Đức Thế Tôn đã đứng cách một khoảng xa để chiêm bái đại thọ suốt trong một tuần. Sau này, nơi đây vua Asoka dựng lên một tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya, nay vẫn còn.

. Dù sống trong nghiệp quả bất đồng, mỗi chúng sanh đều có hạt giống giác ngộ, như hoa sen dù sống trong bùn tanh hôi, vẫn tỏa hương thơm ngát. Cuộc đời lịch sử của Ngài thật vô cùng có giá trị tâm linh để đưa nhân loại ra khỏi bờ mê và đạt được đến bờ giải thoát. Đức Phật tôn giáo đã dạy cho tất cả tín đồ Phật giáo biết rằng “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”  và chúng ta là những vị Phật sẽ thành trong tương lai.



[1] Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trường A Hàm  tập 1, NXB Tôn Giáo,  Tr 26

[2] Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trường A Hàm  tập 1, NXB Tôn Giáo,  Tr 17

[3]HT Thích Minh Châu (dịch), Tăng Chi IV, tr. 39

[4] HT. Thích Minh Châu (biên dịch), Trường Bộ I , tr. 114-115.

Tác giả bài viết: Giác Tự

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 18


Hôm nayHôm nay : 850

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 82786

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8533563