Trang nhất » Tin Tức » CHƠN LÝ » Phật Giáo Với Trí Thức

Nhà khoa học nắm tay nhà phật học (2012)

Thứ năm - 25/08/2011 05:44
Trong đạo Bụt có hai loại sự thật, đó là thế tục đế (samvrti-satya) và thắng nghĩa đế (paramàrtha satya). Trong khuôn khổ của thế tục đế, người Phật tử nói tới cái có và cái không, cái sinh và cái tử, cái tới và cái đi, cái chủ thể và cái đối tượng, cái một và cái nhiều,…

và giáo lý cũng như những phương pháp hành trì đưa ra có khả năng làm lắng dịu khổ đau và tăng trưởng hạnh phúc. Nhưng trong khuôn khổ của thắng nghĩa đế, thì giáo lý vượt thoát mọi ý niệm như có và không , sinh và tử, tới và đi, năng và sở, một và nhiều…và sự thực tập dựa trên tuệ giác trung đạo ấy giúp hành giả vượt thoát mọi kỳ thị, sợ hãi, cố chấp và tiếp xúc với Niết Bàn tức là thực tại chân thực và mầu nhiệm của vạn hữu. Trong đạo Bụt, hai sự thật này đi đôi với nhau không hề có kình chống và người Phật tử có thể sử dụng cả hai loại sự thực một cách thoải mái mà không hề bị kẹt vào sự cố chấp.

Khoa học cổ điển đại diện bởi những phát kiến của Newton được dựng trong khuôn khổ phản chiếu kinh nghiệm thường nhật, trong đó các vật thể tồn tại riêng biệt, ngoài nhau trong không gian và thời gian. Cơ học lượng tử bây giờ đã dựng lên một khuôn khổ mới để tìm hiểu thiên nhiên trong lĩnh vực cực tiểu và những cái thấy của nền khoa học này khác xa với cái thấy của khoa học cổ điển. Bởi vì trong khuôn khổ của vật lý lượng tử, hư không (empty space) không còn là một thực tại riêng biệt nữa, và vị trí cùng tốc độ của một cực vi không thể nào còn có thể được xác quyết cùng một lần. Các lượng tử, các cực vi cứ có rồi không, không rồi có, không thật sự hiện hữu, mà chỉ có “ khuynh hướng hiện hữu”.

Khoa học cổ điển có vẻ như đại diện cho thế tục đế, và khoa học lượng tử đại diện cho thắng nghĩa đế, và đang nỗ lực buông bỏ từ từ những khái niệm như có và không, trong và ngoài, trước và sau, năng và sở, một và tất cả,… và các nhà khoa học đang tìm cách phát hiện liên hệ giữa hai loại sự thực mà hai loại khoa học đang diện, bởi vì những phát kiến của cả hai loại khoa học đều có thể được kiểm chứng và ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Những gì các nhà khoa học tìm ra cần phải được đem ra thử nghiệm nhiều lần và nhiều cách trước khi được cộng đồng các nhà Khoa học chấp nhận. Đức Thế Tôn trong kinh Kalama cũng đã căn dặn các chàng thanh niên trong bộ tộc Kalama rằng bất cứ một giáo nghĩa hay một chủ trương do bất cứ một vị đạo sư nào đưa ra cũng cần phải đem ra thử nghiệm áp dụng bằng kinh nghiệm sống của mình trước khi mình công nhận đó là sự thật. Tuệ giác hay nói khác hơn là chánh kiến, luôn luôn có khả năng giải phóng và đem lại an bình, hạnh phúc. Những khám phá đích thực của khoa học cũng là tuệ giác, cũng là chánh kiến; không những chúng có thể áp dụng trong công nghệ mà cũng có thể được áp dụng trong đời sống hằng ngày để nâng cao phẩm chất và hạnh phúc của cuộc đời, và của chính các nhà khoa học. Nhà khoa học cũng như nhà Phật học có thể chia sẻ với nhau cách học hỏi, làm việc và khám phá để cả hai bên có thể thừa hưởng đươc kinh nghiệm của nhau.

Thực tập chánh niệm và chánh định luôn luôn đem tới tuệ giác, những cái thấy sâu sắc về thực tại. Công phu chế tác năng lượng niệm và tuệ giúp cho cả hai bên Khoa học và Phật học. Những tuệ giác mà các bậc Như Lai và BồTát đã phát kiến có thể trở thành một nguồn cảm hứng và yểm trợ cho cả nhà Phật học lẫn nhà Khoa học. Và những thử nghiệm của Khoa học có thể giúp cho nhà Phật học hiểu được và chấp nhận được mau chóng và dễ dàng hơn những gì mà các bậc Tổ sư đắc đạo đã trao truyền. Chúng tôi tin tưởng rằng trong thế kỷ 21 này Khoa học và Phật học có thể nắm tay nhau cùng đi để đem lại cho nhân loại nhiều cởi mở hơn, nhiều thảnh thơi hơn, nhiều hòa điệu hơn và giúp cho xã hội vượt thắng hận thù, kỳ thị, sợ hãi và tuyệt vọng một cách dễ dàng hơn.

Trong khung cảnh tuyệt vời của các xóm Làng Mai với Thiền Sư Nhất Hạnh và tứ chúng Làng Mai, từ ngày 1 đến ngày 21 tháng 6 năm 2012, các nhà Khoa học và Phật học, và các bạn của họ sẽ vân tập về để cùng thực tập thiền hành, thiền tọa và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Sự thực tập chánh niệm và chánh định sẽ nâng cao phẩm chất nghiên cứu và khám phá của các nhà Khoa học cũng như của các nhà Phật học.

Đạo Bụt có thể được xem như là một nguồn cảm hứng, có thể đưa ra những đề nghị về phương hướng tìm tòi và khám phá. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức làm thế nào để những khám phá khoa học không những chỉ có thể được áp dụng trong công nghiệp, đem thêm tiện nghi vật chất cho đời sống hằng ngày mà còn có khả năng giúp con người chuyển hóa khổ đau trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Khóa tu 21 ngày này sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui của tình huynh đệ trong cả hai truyền thống Phật học và Khoa học, bởi vì chúng ta biết rằng một nhà khoa học chân chính cũng như một nhà Phật học chân chính có thể cống hiến rất nhiều cho an bình và hạnh phúc nhân loại bằng sự có mặt và bằng công phu khảo sát và tu tập của mình.

—Thầy Làng Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: và cái
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 21


Hôm nayHôm nay : 16075

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 45777

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8426338