Trang nhất » Tin Tức » TỦ SÁCH

Trách nhiệm của người cư sĩ

Thứ năm - 10/05/2012 16:55
Hình từ internet

Hình từ internet

Sinh năm 1879, mất năm 1955, ông được giải nobel vật lý 1921, Albert Einstein  nói rằng: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".

Ngoài ra, ngày 15 tháng 7 năm 2009, Liên minh Quốc tế Tiến bộ Tôn giáo và Tâm linh đặt ở Geneva, Thụy Sĩ (ICARUS) đã ban giải thưởng “Tôn giáo Tốt nhất Thế giới” cho Cộng Đồng Phật Giáo.

Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn trên bàn tròn quốc tế với hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo. Điều thú vị cần lưu ý là nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ, mặc dầu Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ trong số các thành viên ICARUS. Dưới đây là những ý kiến ​​của bốn thành viên có quyền biểu quyết:

Jonna Hult, Giám đốc Nghiên cứu của ICARUS nói: Tôi không bất ngờ khi Phật giáo đã thắng giải thưởng “Tôn giáo Tốt nhất Thế giới”, bởi vì thật sự Phật Giáo không chủ trương chiến tranh.

Chúng ta hầu như không tìm thấy một Phật tử đã từng ở trong quân đội. Những người này đều thực hành những gì họ nói, đến độ chúng ta không thể làm được bằng các truyền thống tâm linh khác.

 Một linh mục Công giáo, Cha Ted O’Shaughnessy, đã nói từ Belfast: “Tôi rất yêu thương Giáo Hội Công Giáo. Nhưng điều luôn làm phiền tôi là chúng ta luôn rao giảng tình yêu trong Kinh Thánh, nhưng lại cho đó là ý Chúa mỗi khi nói đến việc giết hại con người. Vì lý do đó, tôi đã phải bỏ phiếu cho Phật Giáo.”

 Giáo sĩ Đạo Hồi Tal Bin Wassad, nói từ Pakistan qua một thông dịch của ông: “Trong khi tôi là một người Hồi giáo mộ đạo, tôi có thể thấy sự giận dữ và máu đổ được đưa vào trong tôn giáo thay vì chỉ nên ở mức độ cá nhân. Người Phật tử đã thấy rõ điều đó.” Bin Wassad, một thành viên ICARUS bỏ phiếu của cộng đồng Hồi giáo lại tiếp tục nói: “Trong thực tế, một số bạn tốt nhất của tôi lại theo Phật Giáo”.

Và Rabbi Shmuel Wasserstein đến từ Jerusalem. “ Tất nhiên, tôi yêu đạo Do Thái, và tôi nghĩ đó là tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Nhưng nói thật, tôi đã thực hành Thiền Định mỗi ngày trước khi minyan (việc cầu nguyện hàng ngày của người Do Thái) từ năm 1993. Vì vậy, tôi hiểu được nó”.

Đạo Phật là đạo hòa bình, ở nơi nào có đạo Phật thì nơi ấy không có sự chiến tranh, không có sự giết chóc và đem sự an lạc và hạnh phúc cho muôn loại.

Trong kinh Pháp cú đức thế tôn đã dạy:

“Hận thù diệt hận thù
 Đời này không có được.
Không hận, diệt hận thù
Là định luật ngàn thu.

Nếu chúng ta đem tâm sân hận của mình ra để giải quyết việc mâu thuẩn thì sẽ thất bại, vì “lửa sân nỗi dậy đốt thiêu, như chim mất cánh như diều đứt dây”. Chúng ta phải lấy từ bi và trí tuệ để giải quyết mọi vấn đề.

Qủa thật, đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn giải thoát, là thầy của ba cõi, là Người đưa đường chỉ lối cho tất cả chúng sanh đang còn vô minh. . . Nên mỗi chúng ta nên phải thực tập thật sâu sắc, đừng để tháng ngày trôi đi oan uổng.

trách nhiệm của người cư sĩ của chúng ta phải làm như thế nào để xứng đáng là đệ tử của Như Lai, vì thế trước tiên chúng ta phải tìm

 

hiểu cư sĩ là như thế nào?

Chúng ta sẽ nghiên cứu đoạn trong kinh Tương ưng Bộ như sau

“một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong vườn cây bàn. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ Thế Tôn:


   - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ?


   - Ai quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, cho đến như vậy, này Mahànàma, là người Cư sĩ.


   - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ đầy đủ giới?


   - Này Mahànàma, người Cư sĩ từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người Cư sĩ đầy đủ giới.


   - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ đầy đủ tín?


   - Ở đây, này Mahànàma, người Cư sĩ có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như lai: “Đây là Như lai, bậc A La Hán, Phật, Thế Tôn”. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người Cư sĩ đầy đủ tín.


   - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ đầy đủ lòng bố thí?


   - Ở đây, này Mahànàma, người Cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, chia sẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người Cư sĩ đầy đủ bố thí.


   - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ đầy đủ trí tuệ?
   - Ở đây, này Mahànàma, người Cư sĩ thành tựu trí tuệ về sinh diệt, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập, đưa đến đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người Cư sĩ đầy đủ trí tuệ .”

 Chúng ta phải ý thức từng phút giây và thực tập tốt để làm tròn trách nhiệm một người cư sĩ theo đúng nghĩa của đức Thế Tôn dạy.

Tác giả bài viết: Thích Như Trúc và một số tác giả

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 1644

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 83580

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8534357