Trang nhất » Tin Tức » CHƠN LÝ

ĐI TU

Thứ bảy - 06/08/2011 16:39
I – LẦM LẠC Có một người kia, trong nhà đủ ăn, không dư thiếu. Người đi làm công cho một hãng buôn, vợ và con gái ở nhà, con trai đi bán bánh. Một hôm người đi chung đường với nhà phú hộ, có mang theo túi bạc.
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

I – LẦM LẠC

Có một người kia, trong nhà đủ ăn, không dư  thiếu.

Người đi làm công cho một hãng buôn, vợ và con gái ở nhà, con trai đi bán bánh.

Một hôm người đi chung đường với nhà phú hộ, có mang theo túi bạc.

Vì thấy tiền của người mà xét lại phận mình. người thương xót cho vợ con nghèo khó, thua sút người ta để cho lòng tham muốn cháy dậy. Sau khi nghĩ kỹ, người quyết hy sinh tánh mạng, để cho vợ con no ấm, người giựt lấy túi bạc của người kia, đem về giao cho vợ, rồi tự mình đi trốn lánh. Nhưng chẳng bao lâu, bị người kiếm gặp, bắt giam vào tù khám, xử án lưu đày, hai mươi năm khổ phạt. người chịu khổ trong cơn tù tội, mà người rất vui cười, người biết chắc vợ con đang giàu có sang trọng, và chẳng bao lâu đây, người cũng được trở lại với vợ con, để chung hưởng cuộc giàu sang ấy. Con đường mà người đã khai vạch sắp ra, người cho là chánh sách, có khổ mới có vui, chịu phạt tội, để rồi thưởng phước, ấy là phải lẽ có gan mới được giàu sang là như vậy.

Nhưng người đã lầm, vợ và con gái của người, sau khi được giữ lấy số bạc to lớn phi nghĩa ấy; lại quên hẵn công cán khổ nhục của người, vợ người xua đuổi đứa con trai vợ trước của người, vợ người mua nhà sắm xe, nay chồng này mai trai khác, con gái của người cũng y như mẹ.

Về sau, khi mãn án ra về, người tìm đến vợ con, vợ người trở mặt, mắng chửi, đuổi đi, con gái cũng không nhìn nhận, hỏi đến bạc tiền, thì không ai nói rằng quen biết, lại muốn vu phao làm hại.

Chừng ấy người mới biết là mình đã lạc đường, càng thương vợ con nhiều, thì oán thù càng nặng. Người đã cùng đường, người không còn biết chi hơn nữa, người liền giết cả vợ con, rồi nhảy xuống sông tự vận theo con vợ; tiền của bỏ lại cho đời trở lại. Sự lạc đường của người, nó làm cho người khổ mãi rồi chết, người tin lầm tiền bạc mà bị mất hẵn đường đi gặp phải bước cùng, huỳnh tuyền chắn lộ, người đã đi lạc nẻo, nên chẳng thông xuôi, tin lầm vật-chất nên mới gặp phải cảnh đoạn trường như thế ấy. Bởi người chẳng rõ câu hoạnh tài bất phú, nên mới lầm to, người quên công-lý nhơn quả, nên mới bị đọa phạt, rồi chết. Vợ con hưởng của ấy cũng chết. “Cơ thảm họa diệt thâm”, hễ ăn nhiều thì mau đói, và chẳng còn ăn, lẻ ấy vốn không sai chạy.

Trong đời luôn luôn có hai pháp tương-đối : thái quá là bất cập đến gần, thế mà ít ai nghĩ đến, nên mới có sự lạc lầm; như người kia vậy.

 

II – HÀNH PHẠT

Một người làm ruộng kia, mỗi buổi sáng sớm ăn cơm no, hăng hái bước chân ra đồng ruộng, đi đi, nói nói, cười cười, không ngớt miệng.

Ra đến đồng, khởi sự làm mạnh dạn, sức lực, đến trưa thì mệt mỏi, và gặp phải trời chinh xế, nắng gắt, cháy da phỏng trán, mồ hôi nước mắt pha trộn lẫn nhau, nó mệt, nó khổ, nó nhớ đủ hết mọi sự cực nhọc, nó chán nãn cõi đời, nó sợ sệt sắc thần, nó muốn chết, muốn hủy mình, cắn lưỡi, vì sự khổ trong giờ ấy, không sao xiết tả được. Nhưng nếu nó đã gặp đám mưa to, thì sự lạnh rét là phải khổ nhiều hơn nữa, những khi ấy nó không còn muốn sống, nhưng qua giờ nóng trưa, rời lại đến chiều, ngoài đồng ruộng mát dịu lại, bây giờ nó mới bớt thấy chán nãn trong tâm, khi lê cẳng về tới nhà, nó gặp phải con kêu ba ba, vợ gọi anh tôi, cha mẹ nói con tôi về, thế là anh hết mệt ngay; khi tắm xong lên ăn cơm, anh có rượu uống, có khô ăn, nói cười với gia-đình đầm ấm, anh cho là hạnh phúc quá, và quên hết mọi nỗi khó nhọc của buổi trời xế ngoài đồng; nó say mệt mỏi mà vui, nên anh đi ngủ, để sáng ra, cha mẹ gọi kêu ra đồng ruộng nữa.

Mỗi ngày anh phải như vậy, cái khóc lẫn với cái cười, mồ hôi nước mắt chan cùng ly rượu. Khi khổ thì anh nhớ đủ hết, muốn chết, lúc vui thì quên hết, lại muốn sống hoài.

Cuộc đời của anh an ủi để hành phạt,và hành phạt mãi, rồi an ủi mãi; anh chỉ là một người dân, dân mãi, mà anh cho là đủ rồi, và không còn nguyện vọng chi thêm nữa, thật tội nghiệp. Đời của anh cũng như con chuột ở trong hũ, khổ mà vui, không còn thấy biết rộng hẹp chi cả.

Một người phu xe kéo, gặp phải nắng gắt, hoặc mưa to không hành khách, hoặc phải lúc nóng quá, lạnh quá, mệt qúa, run quá anh thấy khổ vô cùng, anh đâu còn muốn sống. Thế mà sau đó giây lát, anh lại rất vui, khi có miếng cơm chén rượu, và anh lại triều mến khen ngợi nghề của anh nữa, anh muốn sống hoài như vậy. Đời của anh là an ủi để hành phạt, anh là tội nhơn của gió bụi thời gian, thật là tội nghiệp, rồi đây kiếp tới của anh, chắc cũng đi kéo xe nữa, chớ chẳng không, vì anh đâu có biết chi khác hơn, anh là người tội. Mà trong đời, đâu phải chỉ có mình anh là người tội, biết bao nhiêu những hạng bậc khác, ai lại chẳng phải tội nhơn như anh.

 

III – KHAM NHẪN

 Có một người lúc nhỏ đi mướn, nó cho rằng trọn đời nó đi ở muớn như thế là đủ rồi, nó thỏa mãn trong sự ở mướn ấy không còn muốn chi hơn nữa, nó cho là đang hưởng phước, thế là nó an lòng ngơi nghỉ trong cảnh ấy một cách sung sướng lắm.

Chẳng bao lâu nhơn duyên thay đổi, nó trở qua làm ruộng, nó cho rằng : làm ruộng đủ rồi, nó thỏa mãn trong sự làm ruộng ấy, không còn muốn chi hơn nữa, nó cho là đang hưởng phước thế là nó an lòng ngơi nghỉ trong cảnh ấy một cach sung sướng.

Chẳng bao lâu nữa nhơn duyên thay đổi, nó trở qua mua bán, nó cũng cho rằng : mua bán là đủ rồi, nó thỏa mãn trong sự mua bán ấy, không còn muốn chi hơn nữa nó cho là đang hưởng phước, thế là nó an lòng ngơi nghỉ trong cảnh ấy, một cách sung sướng lắm.

Kế đến nó làm quan, sau nữa nó làm vua; ở cảnh giới nào, nó cũng cho đầy đủ của nó rồi, nó cho là thất bại, xui xẻo buồn rầu, nhưng khi cảnh giới sau nầy tốt đẹp hơn, nó mới biết là sự bỏ thấp lên cao, bỏ nhỏ lấy lớn, đi tới bỏ chỗ đứng ngừng. Mãi tiến lên như thế mà nó cũng chưa biết phải đi đâu, tới đâu nữa, nó không có sự mong mỏi chí hướng chi cả.

 Một hôm có một vị đại tiên, tới bảo vị vua ấy rằng : Trên vua thế gian là chư tiên, trên chư tiên là vua trời, trên vua trời là Phật, tôi thấy phước ông là một vị Phật, ông là một vị Phật vị lai gần đây, thế sao ông lại chỉ biết có mỗi nấc thang là ngừng nghỉ, mà cho là địa vị của mình, không lo đi tới. Ông biết đâu rằng : Phật là chúa tể võ-trụ, chúng-sanh, vạn vật và các pháp, đều  là  của cải ở trong Ngài, Ngài không có sự cực nhọc giữ gìn, mà không bao giờ mất đi, sai lại một món. Ngài không còn sự lo sợ chi hết, vua trời, chúa tiên, vua người, thế gian hết thảy ai cũng theo Phật đủ đầy cung kính, khởi sự rầy phạt chi cả.

Vậy ông nên phải phát tâm làm Phật, ông nên làm chủ tất cả tâm chúng sanh hơn là một ông vua bề ngoài dối tạm, đã không dạy được tâm của ai hết, và cũng không ai theo giống được tâm của ông đâu.

Trong đời chỉ có Phật, dạy độ một người là chắc nên một người, mới phải ích lợi hơn.

Vị vua ấy nghe nói như vậy, mới giựt mình tỉnh ngộ, biết mình không phải bậc hèn, nên bỏ ngôi vua đi tu, về sau thành Phật hiệu là Thích Ca Mưu Ni đó, còn vị đại tiên kia tức Phật Nhiên-Đăng- Phổ Quang vậy.

Trong đời chúng-sanh kham nhẫn, cho rằng: Hạnh phúc của mình lúc nào cũng đầy đủ, người ta chỉ tham lo sự toại hưởng, mà không bao giờ biết cố gắng cực nhọc làm thêm. Người ta quên rằng : “Hữu phước bất khả hưởng tận”, “Hữu thế bất khả ỷ tận”, người ta biết đâu câu “Tọa thực sơn băng”.

 Nguyên nhân của sự khổ, là bởi ngồi không ăn hưởng chớ kẻ siêng năng, đâu có bao giờ lo sợ.

Trong đời có lắm người nghe thấy, vị Bồ Tát phát nguyện độ tận chúng-sanh, mới thành Phật, là vội sợ không đặng thành Phật. Người ta vì tham mà lầm, bởi không hiểu rằng : Sự phát nguyện là để nhắc chừng trong tâm thiếu nợ, nguyện lực như dây xích kéo lôi, như vách tường sau lưng cản hậu, nhờ đó mà người tu hành tinh tấn đến đắc quả. Cũng như một người đói, ăn cơm, càng ăn càng no, càng thấy đói là ăn mãi, tới no đầy không hay, ngủ quên hồi nào không biết vậy.

Một vị Bồ Tát vì nguyện lực mà độ chúng-sanh, mới độ được một người, như ăn một miếng cơm, càng độ càng no đầy đủ, người còn lưng thiếu. Nhờ mãi độ chúng-sanh, mà lòng từ-bi no đủ tròn trịa, trí huệ sáng thông toàn giác, chơn như, Như Lai thành Phật hồi nào chẳng hay, nhập Niết-bàn ngũ nghỉ lúc nào chẳng biết đến. Càng độ chúng-sanh lâu năm, nguyện lực càng mỏi mòn lần, đến khi tâm đã chơn như đại định thì mất hết nguyên lực, hết đứt từ-bi, tự nhiên yên nghỉ, chớ không còn thấy thiếu, thấy có chi nữa. Nguyện lực cũng như sợi dây lòi tói, độ được một chúng-sanh, cũng như rớt đi một khoen, lâu ngày rớt hết luôn, đâu còn có được.

Người ta còn có biết đâu rằng : chư Bồ Tát thành Phật Như Lai là tâm đã được chơn như toàn giác, đại định, trong tâm định, dâu còn có cái chi trong ấy.

Các Ngài đã thành Phật, mà nào có độ hết chúng-sanh, cái Phật, cái Niết-bàn, cái chơn như, đâu có ai cấm cản nó được, khi nó đã được toàn giác, tòan giác là nhờ độ chúng-sanh, độ chúng-sanh là trau dồi tâm trí; trau dồi tâm trí không dãi đãi; là do nguyện lực. Nguyện lực làm cho thiếu nợ mãi, trả mãi mới nên được.

 Trong đời chúng-sanh rất sợ cái thiếu, chẳng bao giờ xem coi mình còn thiếu vì vậy chẳng tấn hóa, theo kịp ai được hết, thế gọi cõi nầy là cõi Ta Bà, nghĩa là kham nhẫn chịu thiệt vậy.

Người ta có biết đâu rằng : không bao giờ có vị Phật nào, mà lại gọi mình là đã thành Phật rồi cả, ông Phật nào cũng nói là đang tu, chớ đâu có ông nào mà tự tôn, tự xưng, tự đắc, nhưng sao chúng ta lại lầm, mà chẳng chịu so sánh lại tâm mình, với các Ngài, coi tâm các Ngài, có phải là tốt đẹp hơn  tâm mình chăng ?

Chúng ta rât1 ít ai ngờ rằng : Một kẻ siêng năng làm việc, làm mãi không nghỉ, kẻ ấy làm việc vừa thong thả, nghỉ trong cái làm không sở chấp, mà sau rốt được yên nghỉ hoàn toàn.

Việc ấy có khác hơn chúng ta, khi làm thì chấp làm, làm thái quá, khi nghỉ thì chấp nghỉ, nghỉ bất cập, thật là tai hại, chúng ta mãi vui sướng tham vọng, để cho phải khổ tìm khổ, mà ít hiểu được Niết-bàn ở trung đạo. Thật vậy, chúng ta ai cũng muốn hưởng sự vui sướng bây giờ, mà ít ngó lại về sau, chớ chi chúng ta hãy ngó lại về sau, ngó lại trong tâm, thì xác thân bây giờ có cực nhọc chút ít, không nên chán nãn mới phải; cũng vì thế, mà chúng ta bị ai chê bai, cho là xấu hổ, chớ chẳng đó là vinh hạnh, vì cái tâm của nó sẽ tấn lên một nấc khá cao, và về sau được vẻ vang rực rõ.

 Trong đời khi chúng ta bị người sai khiến, chúng ta đã vội phản đối, khi bị người ghét khinh, chúng ta lại phiền giận mà chúng ta quên mất bài học, phép tu quí báu đó, có ích cho tâm ta, có lợi cho ta về sau. Trong đời lắm người, sợ cái nghèo, cái hèn cái nhục xấu thấp thỏi, kẻ ấy rất lầm, vì bởi quên sự tu học, chẳng chịu ngó đến các nhà tu học. kìa đức Phật Thích Ca Mưu Ni, bỏ ngôi vua đi làm kẻ ăn xin tu học, mà thiên hạ tôn là Pháp Vương, thầy cả cõi trời người; một ông vua còn một chút sân giận thì nguy nan cho tánh mạng ông ấy và hại tất cả thần dân.

 Một ông vua còn một chút tham lam thì nguy nan cho tánh mạng ông ấy, và hại cho tất cả tần dân.

Một ông vua còn một chút si mê, thì nguy nan cho tánh mạng ông ấy, và hại cho tất cả thần dân.

Ông vua ấy vì cao cả quá, không ai dạy được ông, nên mới như vậy.

Một ông vua thánh kia vì sợ tội lỗi, sợ khổ, sợ cái tự cao, nên bỏ ngôi vua, hạ mình thấp thỏi xấu xa, để tập tâm sửa tánh, vui chịu sự chê bai khổ nhọc, là bởi ông vua ấy xét rằng : trong đời chúng-sanh ai mà không khồ, ai mà không muốn tìm nương dựa theo ông nhưng nếu tâm ý ông còn tham, sân, si tội lỗi thì chúng-sanh kia ắt lầm lạc ông, chắc chết khổ hết, chẳng ai dám theo ông, họ không còn tin ông là : cội cây che chở cho họ, vì tâm ông như thế là chết khổ cho họ, chớ đâu phải là hạnh phúc của họ.

Dầu ông có quyền thế ép buộc họ theo đi nữa, thì cũng không còn sự ích lợi gì cho ai hết, và chẳng chắc chắn bền lâu tốt đẹp được.

Trong đời, chúng ta ai chẳng mong ước sự thành công, sự vẻ vang bên ngoài, nhưng ít ai chịu ngó lại thâm tâm mình; nên phải bị vô thường thất bại, xấu hổ mà chúng ta chẳng biết nguyên nhân từ đâu ?

Khi chúng ta bị ai chửi là chúng ta giận ngay kẻ đó, mà không chịu xét lại, tại cặp mắt mình có lỗi, hay nguýt người ta.

Khi chúng ta bị người đánh đập, thì chúng ta vội đánh lại họ, mà chẳng chịu tự đánh lấy cái nết hạnh xấu xa, không nghiêm chỉnh của mình.

Chúng ta mãi chê người, mà chẳng biết tìm kiếm chỗ chê mình, chúng ta hẹp lượng quá, sái quấy quá.

Chúng ta quên rằng : cái trái nó vẫn lo sống lấy nó, mà nó chín, thì ai cũng tìm đến  cũng dùng được.

 Một viên ngọc nó có khoe khoang đâu, mà ai aia cũng tìm kiếm chen đua.

Một ngọn đèn nào có ngó riêng ai , mà tất cả ai cũng nhìn xem, và đến gần nó.

Như vậy tại sao chúng ta chẳng trau tâm ta cho tốt đẹp trước sự thành công vẻ vang. Tại sao chúng ta chẳng lo trau quả tâm ta, để mãi lo việc đạo bên ngoài chi cho thất bại tội lỗi.

Chúng ta ai cũng sợ người ta xem mình là vô ích, là không quan trọng, nhưng cái hữu ích và quan trọng là tâm ta chớ, vì ai cũng tình thương được tâm ta hơn là việc làm bên ngoài của ta.

Kìa một nhà buôn bán gặp mua kinh tế, đồ vật hư, giá rẻ, không có khách hàng, có phải người ấy lại đổ thừa tại đồ vật, tại kẻ làm công, tại người ta đói nghèo không ? Không ? Người ấy c6àn phải trau tâm cho thật hoàn toàn tốt đẹp đi, rời thiếu gì khách mua sẽ đến, đồ xấu bán cũng nhiều tiền, và tất cả ai ai cũng giàu sang, đối với cửa tiệm người. chắc chắn như vậy ! Việc gì cũng vậy.

Sự thành công vẻ vang, là bởi tại tâm, sự thất bại xấu hổ, cũng tại tâm.

Vậy chúng ta nên phải trau tâm, tâm quả thành, là đạo sẽ thành, tâm quả thất, là đạo sẽ thất.

Vì vậy mà kẻ trí trau tâm, chớ chẳng giồi thân, nói ít mà nên, làm ít mà hay, lo ít mà đặng, là bởi nơi tâm đã trọn tốt. Một người địa vị tối cao quan trọng, mà tâm tánh xấu xa, thì cơ thâm họa diệt thâm, chó có ích chi mà chúng ta vội tìm tham muốn.

 Tài học sao cho bằng đức hạnh. Đức hạnh mới được bền dài cao quý hơn.

Cũng vì vậy mà đức Phật xưa có nói, thà là chúng ta đừng làm chi hết, hay tốt hơn là trau tâm trước, rồi sẽ làm sau, chớ đừng vội tham lam, làm cho nhiều để thất bại cho nhiều, đã bị chúng cười chê và không kể công lao với ai đặng.

Thế thì chúng ta phải tu, tu trước đã, hãy xét ngó tâm mình, đừng ngó việc người.

Hạnh phúc của ta ở nơi tâm ta; sự nghiệp của ta lớn nhỏ là tùy nơi tâm ta lớn nhỏ. Đạo quả trong ngoài, kết thành một lượt không mau chậm.

Vậy nên chúng ta phải tu trước, mới nên được việc, và tất cả chúng-sanh, đều có tương lai tối cao tốt đẹp, ai ai cũng sẽ là Phật, nhập Niết-bàn được hết, ai cũng là đấng chúa tể võ-trụ như nhau, chớ không ai hơn được, vậy nên chúng ta chớ nên chịu thua sút kém ai, ta chớ nhịn nhường ai, ta phải tu, ta phải ngó vào tâm ta, ta cung kính tâm ta hơn hết, tâm ta đừng kham nhẫn, chịu thiệt kém hơn ai; còn thân ta, việc nên xem sự thiếu thốn dó, những pháp trau tâm, rèn luyện tâm, tốt đẹp cho tâm vậy.

 

IV – ĐI  TU

Thuở xưa có người hỏi một một vị tỳ kheo rằng :

Vấn : Tại sao ông đi tu ?

Đáp : Vị sự trả lời rằng : Tôi đi tu cũng như các ngài không tu; trong đời kẻ không tu, thì lo việc nầy, làm việc kia, nói việc nọ, để cho ích lợi. Còn tôi lo cho tâm, nói cho tâm, làm cho tâm, để cho có ích lợi.

Việc của người không tu thì thất bại, còn việc của tôi thì thành công. trong đời ai cũng muốn làm công thợ mãi, ai cũng muốn khéo nên, ai cũng muốn cất nhà tốt dẹp, những nhà cất ấy không lẻ bỏ hoang, không lẻ rước trộm cướp vào ở, người thợ phải kiếm chủ nhà có được tâm tốt đẹp, mới biết dùng được  nhà ấy, người chủ nhà ấy là người tu, còn người không tu như công thợ, và công thợ thì không bao giờ có nên được cái nhà tốt đẹp để ở cả. Còn kẻ ác quấy như cây đại, cỏ rác, mọc bậy , cong vạy, sẽ bị người nhổ liệng.

Vậy nên người ta phải tu, có tu mới được kết quả, thành công toại hưởng ở trong cõi đời. Đời là nhà vậy.

Vấn : Người không bỏ gia đình, xã-hội có tu được chăng ?

Đáp : Không ! Ở trong trần thế, người ta chỉ mới tập tu, hay là tu để làm người, làm Trời, chớ chưa thành Phật, toàn giác tối cao ích lợi được. Nên đối với đạo Phật thì gọi tại gia cư sĩ là chưa tu, mới làm bậc từ thiện thôi. Ơ trong cảnh trần tục, người ta không thể trau tâm y như Phật được, ở trong bùn có ai mà không dính bùn : có ai uống rượu mà chẳng say, dễ ai say mà không loạn, khó mà gần sắc không dám, gần tiền thì phải tha, gần ác thì không thiện.

Chúng ta đâu dám tự cao, xưng Phật mà gọi tâm tịnh hơn cảnh tịnh. Đâu có vị Phật nào ở trong trần, đâu có hoa quả sen nào ngâm trong nước đất.

Người đi tu là đổi xã-hội xấu xa ra xã-hội tốt, đổi gia-đình dơ ra gia-đình sạch. người đi tu, chớ đâu phải bỏ chúng-sanh! Đời là: Chết đến khổ, khổ rồi chết, ác đến thiện, thiện đến ác, chẳng đường đi, xã-hội gia-đình, nhơn loại, có đâu tốt đẹp. Thế nên một người tu, là đứng ra một bên ngoài, tránh khỏi chỗ tội lỗi xoay tròn ấy. Người trau tâm giồi trí tu hành, tìm học, dạy lại người khác, để đi trước dắt đường, mở lối ra cho tất cả tiến lên, người tu để lập một thế giới tốt đẹp hiền lương cho những bậc khá cao, học trò cũ. Người tu để lập gia-đình chư Phật sống chung người tu để lập đại xã-hội chư Phật sống chung. Người tu để lập đại thế giới chư Phật sống chung.

Bên trần thế, cỏ cây thú, càng tiến lên người mãi mãi, thì lớp bên nầy quốc độ chư Phật, cũng sẽ mỗi ngày một đông thêm nhiều, cho những bậc già kinh-nghiệm. Thế giới thứ hai là đạo đức ấy, bao giờ cũng phải có, cho thông đường lới của chúng-sanh bước tới, mới tránh được sự dội ngược, xô đùa lẫn nhau.

Như vậy là hai thế giới, hai bên, đều tiến tới mãi, cho đến khi nào quả địa cầu nầy nổ xẹp, bên cõi đời tiêu tan hết, thì bên thế giới đạo đức sẽ còn lại,  những hột giống của quả địa cầu, là chư Phật, và các ngài sẽ dời qua những thế giới khác nữa.

Vì vậy mà một nhà sư kia nói rằng : tôi chỉ muốn cõi đời là thế giới chư Phật, bằng chẳng vậy, thế giới của nhơn loại, tôi không thích đâu. nhơn loại, các Ngài cho là vô ích lắm.

Vô ích thật. Kìa trước mắt ta,  đã từ xưa đến nay, cõi đời có gì thay đổi ? Có rồi chi đâu ? Gia-đình nào mà không còn tội lỗi ? Xã-hội nào mà được hoàn toàn trong sạch ?

Từ vô thỉ tới nay, cõi đời nào đã là thế giới Phật? Còn tâm của chúng ta, ai mà không yếu đuối nhũn mềm nhỏ nhẹ ích kỹ, ai mà chẳng luyến ái tư riêng? Nào là thất tình điên đảo, nào là tám gió cuộn xoay, nào là lục dục hấp dẫn, nào là tám pháp trầm mê, tam đồ, bát nạn, vì nhơn duyên tập mà phải khổ, vì ngũ trần mà phải chết v.v… sự phiền não không sao kể xiết được! Cũng vì thế mà có một nhà sư dạy rằng: trần thế bảo ta phải tu, ta không nên trái cãi. Như kia : ông cha ta đi cắp trộm, mẹ dì ta mê đánh bạc, anh ta là kẻ ngang tàng, chị ta là người chửi rủa, em ta giết người, chú ta say rượu, bác ta ăn thịt, cậu ta tà dâm, cô ta lại hút xách. Gia-đình của chúng ta, thiếu chi cảnh ấy, nó bảo chúng ta phải đi tu.

Kia xã-hội ta, biết bao nhà vua vì sắc, biết bao vị quan vì tiền, biết bao binh tướng vì danh, biết bao kẻ giàu sang vì lợi, kẻ nghèo nàn thì tật đố, làn dân dã thì cang ngạnh, người tội nhân thì dốt nát, cảnh ấy là bảo chúng ta phải đi tu, phápluật của chúng ta phải đi tu, lẻ không thường khổ não, không ta, không của ta, là bảo chúng ta phải đi tu.

Sự không tự do, sự bất mãn, các sự khổ ép ngặt, là bảo chúng ta phải đi tu. Chúng ta không đi tu là có tội, là tội nhơn bị nạn khổ. Đành rằng ta đi tu, là xã-hội gia-đình xấu hỗ, như bị ta chỉ trích phiền hà, vì lẽ người hiền, không thể ở được trong đời, và bao nhiêu kẻ trong xã-hội, gia-đình, mà không dung chứa một người hiền, không thể ở được trong đời, và bao nhiêu kẻ trong xã-hội, gia-đình, mà không dung chứa một người hiền; tưởng như thế, họ mới phải phản đối ta, gàn trở ma vương, phá hoại ta, và níu kéo, bởi sợ ta hơn họ, sẽ bỏ họ; họ hiểu lầm, chẳng biết được sau nầy, ta sẽ dắt độ lại họ.

Nhưng thật ra trong chỗ tội lỗi dơ dáy ấy, bằng có một người đi tu, cũnglà còn khá hơn những gia-đình xã-hội kia mà không có một người tu nào, để dẫn đường cho họ cả.

Vậy nên chúng ta phải đi tu, đi tu quí ích lắm, để dẫn đường cho thiên hạ, và đem lại sự tốt đẹp trang sức cho cõi đời, lập đạo cứu vãn cho đời.

Kìa trước mắt ta, ở trong trần bụi, ai mà không lem lắm : Một ông già kia như Phật, tuổi gần chết, mà còn ở gần con cháu, để được miếng ăn ngon, không dạy ai được một câu, mà còn ăn của tứ đại; còn đi trên mặt đất, lại cho rằng : hết việc, ở không chờ chết; báo hại trẻ nhỏ cùn đầu, mất trí, cái nạn cha chết, con già, cho vay đòi nợ vì tham; mãi mãi không được mở mang tấn hóa, chỉ nối xoay chuyền cái vòng luân hồi khổ tội, cha trở sanh làm cháu, sanh ra để phá hại tứ đại, làm khổ muôn loài, đục chui ở trong trần bụi.

Một người lớn nọ như ông Trời, tuổi trên 30, như trái to đúng sức, không còn nở xinh đẹp, thế mà cũng muốn sự ăn nhiều, ở không, tìm sự vui chơi, cười giỡn, giành giựt khoe sắm, làm nói bộ tịch như : trẻ con, chen lấn hiếp đáp trẻ con, giết chúng bằng sự xúi giục.

Một trẻ nhỏ kia, lìa bỏ thôn quê hiền hậu, bước chân ra thành thị, để tập làm kẻ gian tham. Một học trò trốn học ra đi trộm cắp, trăm mưu ngàn kế, giựt giành.

Một người đàn bà lớn tuổi nọ, bỏ gia-đình đi kiếm trai tơ, se sua, chưng diện, đua chen xài phí, đánh lộn, chửi la, sanh lửa đẻ bầy. Một bà già bảy mươi kia, mắng con, chửi cháu, tật xấu càng sanh, thèm ăn, ham của, thương nhớ lẫn khờ.

Một em bé gái nọ tuổi mới mười ba thoa son, dồi phấn, nhón chân, uốn tóc, khoe sắc khỏa thân, để bẹo nhử kẻ bướm ong.

Kìa con vua quan, con giàu sang, con người nghèo khó, con kẻ làng chơi; nọ già trẻ như nhau, lớn nhỏ lộn xộn, cõi đời xao xuyến, hỗn độn lăng lòan, trong trần thế có sẵn đúng ý như vậy.

Người mang tên thú, con giết cha, vợ hại chồng, em gạt anh, phi ân bội nghĩa bất lương vô đạo v.v… những cảnh ấy nó bảo chúng ta phải đi tu cả thảy. Nó không cho chúng ta bênh vực tư vị những sự sái quấy ấy được.

Trần tục nó tạo ra cõi đời bại xụi, ru hồn liệt nhược, yếu ớt trí tâm, bận con đông, bỏ việc làm lành, tiếc của cải, mặc cho ai chết thảm, sanh con nhiều không lo dạy, xúi chúng trộm cướp, đoạt vợ người, cướp gái tơ, công con họ, đốt nhà đoạt ruộng biết bao nhiêu muôn ngàn thảm trạng của thân người thú, mất trí điên cuồng. Khói dậy mịt mù, kinh thiên động địa.

Ơ trong trần, khói bụi, chúng-sanh, người thú, cỏ, cây sanh diệt, giống nhau như một loài, thảy đều do nơi tứ đại vật-chất, là cái ác nắm chủ quyền, thưởng phạt một tay, sanh rồi sát. Chúng-sanh là con cháu của quỷ vô thường, là tay sai của tứ đại, phục mạng lịnh của ma vương, không có ai tự chủ lấy mình, sự nên hư, giỏi dỡ cho được.

Đời, đạo, như nhau, ác cao, thiện, thấp, bỏ đạo, lo đời, sự ác nên danh, tu hiền trốn tránh, địa ngục có trên mặt đất, dẫy dầy sự dơ dáy thúi hôi, xấu xa phân uế, cõi trần xưa nay đã y như thế tất cả.

Chê Phật bỏ trời, đoạt quyền cướp thế, dẫn dụ giết người, hiếp đáp người cô, phá hại kẻ hiền, biết bao nhưng sự vô đạo bất lương ác liệt vô cùng, để tạo nên miếng ăn. Mạng sống của người tình tội; làm cho Thánh hiền đọa lạc, thần tiên sa ngã, là cũng tại nơi xác thân vật-chất mà ra.

Một ông vua : ngồi trên ngai vàng của bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, xương thịt của những kẻ trung thần. Một vị tướng sai quân ra chiến trận, lót đầm ấm đẫm máu.

Một người giàu sang, lứa trữ đầy bồ, mà nỡ kẻ xung quanh đói khát. Ở một ngôi nhà to, ấm kín riêng, cùng con vợ, cuời nói lãng quên, không dám thấy, nge sự khổ chết, khốn khó, tai nạn của trăm họ. Lòng nhơn phải bị đất lắp chôn sâu chết ngộp, không nhơn, chẳng nhơn, mất thơm, bỏ nhơn, cái nhơn, khó mà thấy nghe kiếm gặp.

Hòn núi thiết vi sơn u ám, của lời nói là sắt, việc làm là dây, sợi dây sắt của nói làm, càng nối dài, quấn chặt, bao vây, phủ trùm nhốt chứa chất cao, lớn mãi, nhốt trói con người, che đậy tâm nhiều kiếp chưa ra được ! Núi ấy là tội lỗi của ác trần, từ trong cõi trần thế tạo ra tất cả, và nó chôn lấp tất cả.

Tứ đại sanh ra hồn xác và nuốt tiêu hồn xác của chúng-sanh, thật là tội lỗi, chẳng ai mượn bảo, mà nhơn duyên lại dốc xúi sanh ra, sanh ra rồi lại diệt, thật là chướng nghiệp. Chúng-sanh trong đời là những đứa con khờ dại, nào có biết hay gì tánh mạng nay mai còn mất. Tội nghiệp chúng-sanh, nếu chẳng nương theo bà mẹ tứ đại, thì còn phải biết theo ai, mà tin bám theo trần, thì có ngày chết khô. Khó nỗi đứng yên, cùng đi tới, trăm người, khó nên được một. Cũng vì vậy mà chúng ta phải tu, có đi ra khỏi bụi trần mới có tu, đi tu là để phủi rửa sạch sẽ bụi trần, đứng trên trần bụi, đừng cho lem lắm, mới nên được sự yên vui ích lợi.

Đi tu đúng chơn-lý, chánh lý hơn hết.

Đi tu là con đường giác-ngộ quý báu lắm.

Đi tu là để giải thoát trần khổ, để làm người giác-ngộ, và dắt dẫn chúng-sanh.

Đi tu để lập đời tốt đẹp, cải sửa phong tục, khai đường mở lối cho thiên hạ.

Người tu sẽ được đứng yên trên mặt đất, cõi đời chỉ dung chứa người tu, người tu là được sống ở đời tốt đẹp.

Vậy nên chúng ta phải đi tu; kìa kẻ không tu, đang bị trần chôn nhốt, đang bị đời giết hại, đang bị người xua đuổi, kẻ ấy rồi sẽ không còn chi hết, của trên mặt đất nầy.

Quả thật như vậy.

Chúng ta chỉ lo tu học, không nói làm lo nghỉ chi cả, mà lại thành công, mới thật là báu hay qúi lạ ! Vì bởi lẽ trần thế không bao giờ tôn trọng một người ác quấy tội lỗi.

Vậy thì đi tu là đúng lý hơn hết.

Chúng ta nên phải đi tu hết. 

Tổ sư Minh Đăng Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Share |
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đông Hồ

Bảng Tin Thời Tiết

Đang truy cậpĐang truy cập : 37


Hôm nayHôm nay : 1421

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 87939

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8538716