Tất cả mọi sinh hoạt lớn trong đại chúng thuộc về sinh hoạt của tăng đoàn mà thành tựu được, là nhờ phương pháp gọi là Tăng pháp Yết ma. Trong các buổi truyền giới cũng vậy. Truyền giới là một sinh hoạt rất quan trọng của tăng đoàn, vì vậy mở đầu cho lễ truyền giới, ta cũng phải xử dụng phương pháp Yết ma. Nếu không làm theo phương pháp Yết ma này thì lễ truyền giới đó không có giá trị. Nếu một cộng đồng xã hội thịnh vượng được bắt đầu bằng yếu tố cơ bản của sự thống nhất ý chí và hành động, thì thanh tịnh và hoà hợp là yếu tố tiên quyết cho mạng mạch của Tăng-già. Tăng-già có thanh tịnh và hoà hợp thì Phật pháp mới trường tồn và hưng thịnh. Trong đó, ý chí hoà hợp để đưa đến hành động thanh tịnh của Tăng-già chính là “tác pháp yết-ma”, một nguyên tắc nghị sự trong tổ chức Tăng đoàn Phật giáo có bề dầy truyền thống gần ba ngàn năm qua
Sau khi chứng được quả vị Vô Thượng Bồ Đề, Đức Phật đã quyết định chuyển vận bánh xe chính Pháp. Trong suốt 49 năm thuyết Pháp độ sinh, Đức Phật như một vị lương y đại tài, tùy theo căn cơ, trình độ của chúng sinh mà nói ra vô lượng các pháp môn tu. Pháp môn tuy nhiều, nhưng không ngoài mục đích chuyển mê khai ngộ cho tất cả chúng sinh. Vì mê là gốc khổ, ngộ là gốc vui, chuyển mê khai ngộ là chuyển đổi tâm mê thành tâm giác ngộ, đem lại cuộc sống an vui cho nhân loại. Dù đã trãi qua hơn 2600 năm, lời dạy của Ngài tuy rất xa, nhưng lời Pháp ấy vẫn luôn giá trị qua mọi thời đại, trang sử cuộc đời của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vẫn luôn xuyên suốt trong cuộc hành trình tìm về nguồn cội tâm linh của con người
Ðạo Phật là con đường giác ngộ, đưa con người đến sự thoát khổ. Ðến với Ðạo Phật bằng tình cảm tôn giáo hay bằng tri thức, lý thuyết thì không thể nào đạt đến chỗ tinh túy của Ðạo Phật. Là đệ tử theo dấu chân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chúng ta ai ai cũng có nguyện vọng đạt thành cứu cánh giải thoát để có được mục đích đó đòi hỏi phải có trí tuệ và sự tinh tấn
“Cõi thiên đường là cõi lòng trong sạch cao-thượng . Cảnh thiên đường là cảnh trí rộng lớn mát mẻ. Xứ thiên đường là sự thông minh sáng lạn đẹp tươi.” ( Trích từ phẩm Xứ Thiên Đường trong bộ Chơn Lý của Tổ Sư Minh Đăng Quang)
Bát Chánh đạo là con đường trọng yếu nhất, thành tựu giới-định-tuệ là mục tiêu chung nhất của các pháp hành theo lời Phật dạy.
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh; rồi sau đó là 49 ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, trở thành bậc Giác Ngộ - chúng ta sẽ thấy rõ tầm quan trọng của nhẫn lực và tư duy lực.
Phỏng theo bộ Chơn Lý của Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG Cái lẽ tròn là không khổ, là thiện, là mỹ, là chơn. Người ta cũng nói, tròn tức là đạo quả vậy.Lẽ tròn là chơn lý, dầu kẻ dốt học bực nào, mà hằng giữ sự tròn, thì cũng thành công được.- Trích từ Phẩm Võ Trụ Quan từ bộ Chơn Lý cửa Tổ Sư Minh Đăng Quang.
Cũng như một em bé, lấy ống trúc chấm bọt xà bông, thổi phù ra, hơi lên mạnh, vẹt chất xà bông, cuốn tròn làm bọt và bay lững đững. -Trích từ Phẩm Võ Trụ Quan từ bộ Chơn Lý cửa Tổ Sư Minh Đăng Quang
Trời là cái trí, Phật là cái giác, sự rung động là nói, sự xoay tròn là đi .- Trích từ Phẩm Võ Trụ Quan từ bộ Chơn Lý cửa Tổ Sư Minh Đăng Quang