Trang nhất » Tin Tức » CHƠN LÝ

CHÁNH KIẾN

CHÁNH KIẾN

Chánh kiến là sự thấy rõ lẽ chánh, để thật hành theo, khỏi phải mê tín. Vì mê tín là một việc xấu xa, bị người chê ngạo cho những cái việc làm xu hướng, mà không hiểu nghĩa lý của việc ấy, khác thể như người đau mắt, chẳng thấy đường, lần mò đi đêm vậy. Trong một xứ mà dân tộc mê tín, thì cũng như một gia đình mắt nhặm, ai muốn dắt dẫn bảo sao nghe vậy và cứ nhắm mắt làm theo, thì còn gì là sự tự chủ và tiến hóa, láng giềng kẻ khác ai mà lại chẳng xỏ mũi cười khinh.

TAM GIÁO

TAM GIÁO

THÍCH - ĐẠO - NHO Đức Khổng-tử là một nhà hiền-triết, dạy đạo cư-gia. Ngài sanh ra thời giặc loạn của xứ Tàu, sau Lão-Tử 50 năm, tức sau Phật Thích-Ca 550 năm vậy.

TÔNG - GIÁO

TÔNG - GIÁO

Khi xưa đức Phật sanh tiền, Thì Ngài chỉ dạy đạo-lý, Cho chúng-sanh tu; Bấy giờ đạo Phật còn là thời pháp-lý, Giáo-lý hay là triết-lý. Cũng như một cội cây, Gốc cái còn và các nhánh, Đều sống nươngt heo mình mẹ ;

THẦN MẬT

THẦN MẬT

Phép thần thông có là do ba cái mật : thân mật, khẩu mật, ý mật. Thân mật là không hay làm. Y mật là không hay tưởng nhớ. Ba cái mật là ba sự kín đáo bên trong, nói, làm, tưởng, không cho phát lộ ra ngoài. Làm, nói sanh ra tưởng loạn. Không làm, không nói thì tưởng định. Thân, khẩu sanh ra ý, và khi không còn thân, khảu là không còn ý. Cái ý của thân, khẩu bên ngoài, là ý loạn.

GIÁC NGỘ

GIÁC NGỘ

Vấn: Có địa ngục chăng ? Đáp: Có địa ngục là sắc-thân, tứ-đại là bốn vách, cái có là nền, sở chấp là nóc ! Chúng-sanh là tội-nhơn ở trong cái khám ttối đó. Vấn: Có bao nhiêu thứ địa ngục ? Đáp: Địa ngục vô số đếm ! tâm địa ngục nhốt trói cũng gọi là địa-ngục ! Cái khổ ép ngặt cũng là địa-ngục ! tham sân-si cũng là địa ngục ! Sự ích-kỷ cũng là địa-ngục ! Địa-ngục, lớn địa-ngục nhỏ, tùy theo việc làm, lời nói, ý niệm, giáo-lý chẳng hay cùng, các cái địa-ngục của loài người ấy, đều gi61ng như địa-ngục trong giữa ruột qủa địa cầu: vách sắt, tối đen, lửa cháy, sình lầy chết ngộp có đú sự trừng phạt. Vấn: Những sự trừng phạt của địa-ngục như thế nào ?

KHUYẾN TU

KHUYẾN TU

Vật chất là ác, giáo-lý của cái có là ác, tứ-đại vạn sự là ác, thân trẻ nhỏ là ác ; vậy chúng ta muốn sống an vui, thì phải bỏ xuống cái ác mới được.

ĂN VÀ SỐNG

ĂN VÀ SỐNG

Trong đời ai cũng phải ăn đặng sống: Nhưng bởi có cái sống trước, mới có sự ăn sau, vậy nên muốn sống là chớ sát sanh, muốn ăn thì không nên trộm cắp.

CHƯ PHẬT

CHƯ PHẬT

I. TẤT CẢ CHÚNG-SANH LÀ CHƯ PHẬT Khi xưa có một người làm ruộng hỏi đức Phật rằng: Ông có tay chân, sao không làm ruộng để có cơm như người ta; mà lại đi xin như thế?

ĐI TU

I – LẦM LẠC Có một người kia, trong nhà đủ ăn, không dư thiếu. Người đi làm công cho một hãng buôn, vợ và con gái ở nhà, con trai đi bán bánh. Một hôm người đi chung đường với nhà phú hộ, có mang theo túi bạc.

HỘT GIỐNG

1.- Trần thế tứ đại: đất, nước, lửa, gió, cũng như một thân hình cây, cỏ cây như nhánh lá, thú ví bông hoa, người là vỏ trái. Trời là ruột trái (hay thịt cơm mùi vị), Phật là hột giống để đời mãi mãi. 2.- Người cũng như trái non, Trời là trái già, Phật là trái chín, nên kêu là đắc quả, thành đạo.

SỢ TỘI LỖI

Một ông cha kia, có ba đứa con. Một đứa con lớn hiền lành dễ dạy, nên thường được sự khuyến khích ban thưởng, để cho nó được mau lên tốt đẹp, của con đường giác ngộ cao quí về sau. Đứa kế đó tâm trạng vừa vừa tự nhiên, nên ông không thưởng phạt chi cả, ông cho rằng : đời sống của nó cứ như vậy mãi, là đúng theo sự giác ngộ, và giác ngộ lần lần, nhưng chỉ có đứa thứ ba rất nên ngỗ nghịch, tội lỗi, bất kể chi cả, nên ông thường răn phạt để giác ngộ luôn luôn.

TRƯỜNG ĐẠO LÝ

Thuở xưa có một xóm nọ, con trẻ rất đông, cha mẹ chúng nó bởi mắc lo làm ăn nuôi con, nên cũng ít học, nơi xóm ấy chưa có trường học, vì vậy mà đối với sự học vấn giáo dục chẳng ai được hiểu ra sao ! Người lớn thì quanh quẩn trong sự ăn mặc ở bịnh suốt ngày ; bỏ mặc cho trẻ con ham chơi chạy giỡn, bắt dế, câu cá, đánh vòng, thêm sự cỡi trâu, hái trái đánh lộn, phá tán người ta. Khiến nên xóm ấy, chẳng bao nhiêu người, mà lại như ở trong cái rọ, cùng đường ; không còn biết thêm việc ngoài, chi chi ích lợi, của mục đích tấn hóa về đạo đức. Đã vậy nào thôi, người ta lại hãnh diện mà khoe khoang những cái cổ lệ, phong tục thành kiến, của ông bà xưa, hồi lớp toại nhân, vượn khỉ mới tập nên người.

NGUỒN ĐẠO LÝ

a) Một cái cù lao nổi lên giữa sông biển, chạy xa dài, thành ra một con lộ đi, các con đường ấy có ra là do nước đất, của hai bên sông biển. b) Một khúc lộ mới đắp, vì bởi tại chỗ đó là vũng sình lầy dơ dáy, không ai đi lội được.

CON SƯ TỬ

Thuở xưa tại xứ Ấn Độ, dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, dựa mé sông Hằng, có một đám rừng to rộng lớn rậm hoang, nơi ấy không có dấu chơn người đi tới được. Bấy giờ trong giữa rừng, có một con sư tử chúa cao lớn dị thường, sắc lông vàng rực, không một điểm pha lộn. Con sư tử có bộ lông sang trọng ấy, cai quản trọn khu rừng, cả thảy các thú kia đều là tay sai bộ hạ. Đội binh hùng mạnh của nó gồm có : cọp, beo, voi, gấu, khỉ, vượn, chó, thỏ, trâu v.v… đủ cả các thú rừng do sư tử chúa rèn tập un đúc từ lâu. Với một đạo binh tinh luyện ấy, ủng hộ, chúa sư tử nghinh ngang, không còn phải sợ ai nữa hết. Bao phen thắng trận vẻ vang, lấn đất giành rừng, hiện bây giờ sư tử chúa giàu sang cường thạnh, ranh giới mênh mông ; mồi thịt mỗi ngày ăn không hết kịp, mà lại không có bầy thú nào dém bén mảng đến toan trả thù chi cả.

ĐI HỌC

Thuở xưa, có một gia đình kia, con trẻ rất đông, hai ba chục đứa; ông bà cha mẹ chúng nó cho chúng nó đi học, để nhờ nơi trường học, có thầy khác bạn lạ, dạy dỗ nó, cho nó nên; bởi lẽ ở nơi nhà, chúng nó dễ duôi với ông bà cha mẹ, và ỷ lại tiền của ăn chơi, mà bỏ học. Muốn cho chúng nó mau nên, nên ông cha chúng nó không có cho của tiền, nhà cửa, áo quần, cơm gạo, thuốc men chi cả. Và cũng không cho chúng nó biết nhà cửa xứ sở, cha mẹ ông bà ở đâu, là ai hết.

ĐẠI THỪA GIÁO

MUỐN biết Đại-thừa, ta phải xem xét lại tiểu thừa ! Khi Phật sanh tiền, Ưu-Ba-Li là người thợ cạo ; kém học, xuất gia tu theo Phật. Bởi kém học, nên ông chuyển về giới-luật hơn hết; giới-luật đối với ông, sẽ là nền tảng của đạo Phật, nương theo nó người ta trở nên bậc thánh hiền; bảo thủ giới-luật, tức là bảo thủ Phật một cách chắc chắn, của hạng kém trí, mặc dầu chưa thành Phật, chớ người ta cũng giải thoát trong sạch được. Sau khi Phật nhập diệt, Ưu-Ba-Li truyền bá giới-luật Y-bát Khất-sĩ xuống miền nam Ấn Độ, và lần hồi lâu sau, giáo lý ấy tràn sang xuống đảo Tích Lan, Xiêm La, Cao Miên, Lèo, Miến Điện như ngày hôm nay.

XỨ THIÊN ĐƯỜNG

Cõi thiên đường ngày hôm nay mà có, cho người ta kêu gọi, là bởi xưa kia có một xứ nọ, loài người không còn tham muốn nữa. Cả thảy từ nhơn lọai tiến đến Niết- Bàn, trong lúc đang đi tới, nơi khoảng giữa ấy tức là thiên đạo. Thiên đạo là khoảng đường giữa của người và Phật. Mà mục đích của chúng sanh là tiến đến Phật. Thế nên thiên đường là nấc thang tạm của nhơn loại, để bước lên tới Phật, cũng như người lớn là bước chân của trẻ nhỏ tiến lên ông già. Ông già là Phật, người lớn là Trời, trẻ nhỏ là người. Phật Niết-Bàn là chỗ tiến đến của tất cả.

VỊ HUNG THẦN

Một hôm có một vị ác thần to lớn xấu xí, hung bạo, tài hay, trí giỏi, phép lạ, mưu cao lắm, đến hỏi một vị khất sĩ rằng : Ông là người mê tín ngu dại, Trời Phật là gì ? Ở đâu mà ông lại tu theo ? tại sao ông không tranh đấu sức lực tài trí với người ta, hiện tại việc thiết thực trước mắt rõ rệt nầy ? Tạo sao ông không giống như người ta ai nấy ? Ông có thân, tại sao ông chẳng nghĩ đến thân ông, và thân ai nấy để mưu hạnh phúc cho cõi đời ? Tại sao ông chẳng tự làm để ăn ? Tại sao ông đi xin bằng cách đủ tay chân ? Để làm nhuốc nhơ cho xã-hội ? Ai ai cũng kinh bỉ ố ghét ông hết, ông có biết không ? Vị hung thần ấy đứng chóng nạnh, bẹt hai chân, múa chỉ tay, nói một cách la lối sỉ mạ, nói một hơi dài không nghỉ thở; tỏ ra sự oán giận cực điểm, chất chứa từ lâu lắm lắm vậy.

PHẬT TÁNH

Tánh là nguyên lý sanh ra chúng-sanh, vạn-vật các pháp. Tánh tức là võ-trụ không gian trơ lặng Tánh là bản nguyên của tất cả Tánh là gốc nguồn của muôn loại Tánh cũng là bản chất dầu tiên của võ-trụ. Tánh là họ, vốn, chơn thật của cả thảy, cũng là căn bản của hết thảy.

ĐẠO PHẬT

ĐẠO PHẬT

Thuở xưa, bên xứ Tàu, đời vua Thái Tôn nhà Đường, sau Phật Thích Ca 1.180 năm, bấy giờ có Ngài Trần Huyền Trang, sang học đạo bên Ấn độ, Ngài Thọ giáo với Đại Đức Giác Hiền Luận sư, tại xứ Na lan da năm 637 Dương Lịch.


Các tin khác

  Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6  Trang sau 

Tin Được Quan Tâm Nhiều

Tập San Đuốc Sen

Chia Sẻ Cùng Bạn Đọc

Tổ Sư Minh Đăng Quang

TO SU

Hình Ảnh Tịnh Xá Ngọc Sơn

Tinh Xá Ngọc Sơn

slideshow | Viewer

Quảng Cáo

Giác Ngộ
Đức Phật Bổn Sư
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
đạo phật ngày nay
HT Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Sơn
SU PHU THICH GIAC TRÍ

Bạn nghe thuyết pháp thường xuyên không?

Chưa nghe bao giờ

Một hai lần gì đó

Một lần vào lễ Phật đản

Ba bốn lần trong 1 năm

Một lần trong 1 tháng

Hai lần trong tháng

Một lần trong tuần

Nghe nhiều lần trong tuần

Bảng Tin Thời Tiết

Đông Hồ

Liên Hệ Online

Ban Biên Tâp

Đang truy cậpĐang truy cập : 97


Hôm nayHôm nay : 12852

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 42554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8423115