Võ trụ là thể cái rộng lớn, tối đen, tự nhiên vắng lặng, đứng vững mãi mãi; tựa như vỏ trái lựu cực to, trong ấy có những quả địa cầu lơ lửng như hột lựu nhỏ. Cái vỏ ấy không ai biết nó là tới đâu, vì muôn loại đều ở trong.
NGŨ-UẨN hay ngũ-ấm là năm pháp cái trong võ-trụ. Mỗi vật chi trên thế-gian này, dầu có hình tướng, dầu không hình tướng, đều thuộc về những chi-tiết của ngũ-uẩn cả
NGŨ-UẨN hay ngũ-ấm là năm pháp cái trong võ-trụ. Mỗi vật chi trên thế-gian này, dầu có hình tướng, dầu không hình tướng, đều thuộc về những chi-tiết của ngũ-uẩn cả. Năm pháp cái ấy là: 1.Sắc-uẩn (hình sắc thể chất). 2.Thọ-uẩn (thọ-cảm ưa chịu). 3. Tưởng-uẩn (Tư-tưởng hay tưởng-tượng ). 4. Hành-uẩn (hành-vi tức việc làm ). 5. Thức-uẩn (thức-tri phân biệt).
Lục căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Quả địa cầu là một làn hơi đặc, nổi tròn, hết nổi đến xẹp. Quả địa cầu là đất, nước, lửa, gió; khi mới nổi không có cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật.
I .NHƠN DUYÊN Nhơn duyên sanh ra cõi đời, có mười hai pháp, hằng chuyển níu nhau mãi, do đó chúng sanh mới có, mới khổ, và rồi sau khi, có khổ là tấn hóa hay tiêu diệt.
BÁT CHÁNH ĐẠO tức là tám cách hành đạo, theo lẽ chánh của bậc thánh nhân, cũng kêu là bát thánh đạo, là pháp tự độ độ tha, sống chung với tất cả, để cùng đưa nhau lên đến nơi cùng tột là Niết bàn. Bát chánh đạo cũng gọi là chánh pháp hay trung đạo, gồm cả sự học và hành. Bát chánh đạo là tám cửa, tám đường vui, tám pháp giải thóat, tám tia sáng… là con đường tiến hóa của chúng sanh, tức là chơn lý của võ trụ, mà muôn loại đều ở trong.
1. Vấn : Cái gì là chúng sanh ? Đáp : Cái biết là chúng - sanh. 2. V : Cái gì sống chết ? Đ : Cái biết sống chết. 3. V : Cái gì sanh biết ? Đ : Đất nước lửa gió nhơn - duyên tập mà biết lần, từ chưa biết đến thành hình biết.
1) Quán xét về sự sanh sống của loài người, thì chúng ta nhận thấy rằng : Tiếng nhơn người là một danh-từ chỉ cho sự hành-vi của sắc thân, có chứa lòng nhơn ái. Nên gọi người là gồm cả thân và tâm. Tâm đây là lấy sự nhơn (lòng nhơn) làm trung-tâm-điểm; mà lòng nhơn ấy có là tại nơi hành-vi, việc làm thiện.
CHÁNH nghĩa là phải ! CHƠN nghĩa là thật không giả dối ! ĐẲNG nghĩa là thứ bực, thứ tự, bè phe, bằng nhau ! Giác nghĩa là tỉnh, biết, cáo phát ra, ngủ dậy ! CHÁNH – ĐẲNG CHÁNH – GIÁC : là bậc thật phải công bình sáng suốt.
1. Công lý cũng tức là chơn lý, hay lẽ chánh-đẳng chánh-giác trung đạo dung hòa của võ-trụ. Công-lý nghĩa không thêm, không bớt, bằng nhau, đạo lý rất công bằng không chênh lệch thiên tư về mặt nào. Thể của công lý là sự, không lượng không biên, không cố chấp vô cực, tướng của công lý là hình thể của vạn vật các căn, dụng cụ của công lý là luật pháp giáo lý tương đối tiến hóa, lý của công lý là tự nhiên vắng lặng bằng thẳng mát mẻ.
Những quả sen, những hoa sen, những lá sen, đều là ở trên mặt nước, tuy chân gốc đều ở trong bùn nước, mà đều cất vượt lên cao, và lá hoa quả chẳng dính nước bùn. Bùn ấy là chất nặng dơ, lún xuống đáy sâu rã rời hột một; có khác nào sự chết trơ không tự chủ, vì ích kỷ lẻ loi của mỗi chúng sanh, ác quấy, tội lỗi, nên phải bị đời sa thải dẫm đạp xuống bên chân thấp dưới.
Cổ nhân xưa là thú tiến hóa ra. Thú thì không biết làm đặng nuôi mạng sống, chỉ biết làm hang ổ để che mưa nắng, cùng trong khi sanh sản thôi. Thú sanh từ nơi nước đất cỏ cây, và chỉ biết ở, sống, với nước đất cỏ cây, chớ không biết chi hơn nữa.
QUÂN TỬ TÁNH NHƯ THỦY Khổng phu tử: Phu là đại trượng phu, Tử là chí quân tử. Chí quân tử cửu châu lập nghiệp, đại trượng phu tứ hải vi gia, Người trượng phu quân tử như mây như nước, trôi bay khắp cùng thiên hạ, do đó mà được chỗ hơn người. Phật thì gọi là Tâm thủy. Có người lại gọi nước là Trời, vì nước trong nổi lên lớp trên, mắt kiến nước có ánh sáng ngũ sắc, soi rõ tất cả muôn hình, gọi là mắt trời. Nơi mặt biển, trời nước dính liền một màu tiệp sắc, gọI đó là chân trời; trên trời có chi, thì xem trên nước sẽ thấy, cho nên trời là nước vậy.
1) Người Tàu viết chữ Tâm, là vẽ hình trái tim, nhục tâm trong thân người, có ba ống vòi lớn chuyền lọc máu, và phân phát khắp thân mình chất nóng, làm cho sống được, nên gọi nhục tâm là chủ của thân. Cũng gọi nhục tâm là quân hỏa (chỗ phân chia lửa, hay như ông vua lửa).
Chúng tôi du tăng khất thực, sống với lẽ chung của tất cả chúng sanh, theo chơn lý võ trụ, không phân chia chủng tộc, màu da, phái môn, giai cấp, bần phú, sang hèn, cỏ cây, thú, người, Tăng, Phật. Mục đích của chánh đẳng chánh giác, quyết đến nẻo giải thoát hoàn toàn, không vì nhỏ hẹp mà đem mình vào sự trói buộc phiền não. Vậy nên theo giới luật Phật xưa, nhà tăng không ở một chỗ thâu nhận tín đồ bổn đạo riêng, mà phải vân du khắp nơi cùng xứ, vừa học với tất cả mọi người, vừa đem sự học của mình giúp ích cho ai nấy trao đổi lẫn nhau, để cho sự học nhờ kinh nghiệm trong chỗ hành, mà chóng được đầy đủ toàn giác.
(CƯ SĨ NHẬT TỤNG) I. DÂNG HƯƠNG KÍNH lạy Phật, Pháp, Tăng tam bảo, Nhang bông đèn, khẩn cáo dâng lên, Cúng Phật đà, nhờ lượng bề trên, Cầu cho đặng, vững bền khoái lạc; Nguyện những kẻ, cùng tôi ân tạc,